Tìm thấy 5 thước phim quý giá

15/02/14, 14:12 Tin Tổng Hợp

Những thước phim quý giá của lịch sử điện ảnh thế giới tưởng như đã bị mất vĩnh viễn bỗng được tìm thấy một cách đầy tình cờ!

Phim “A Page of Madness” ở trong tủ sách của đạo diễn

Là một tác phẩm kinh điển bị lãng quên của điện ảnh Nhật Bản thời kì đầu, bộ phim A Page of Madness của đạo diễn Teinosuke Kinusaga được công chiếu vào năm 1926 và được giới phê bình đón nhận nồng nhiệt. Bối cảnh phim là một trại tâm thần của Nhật, bộ phim theo dấu chân một người lao công có vợ là bệnh nhân tại đây. Kịch bản được viết bởi Yasunari Kawabata, người từng giành giải Nobel Văn học năm 1968. Dù là một trong số những bộ phim Nhật đầu tiên được giới phê bình đón nhận ở phương Tây, nó không thành công về mặt kinh tế. Bối cảnh về một trại tâm thần đáng sợ của Nhật không phù hợp với các khán giả của Mỹ thời đó. Bộ phim được cho là đã bị phá hủy sau một trận hỏa hoạn và trở thành một kho báu bị mất của điện ảnh.

Vào năm 1971, đạo diễn Kinusaga khi đang lục kho đồ cũ của mình thì phát hiện ra một bản của bộ phim. Bản phim được ông cất trong một thùng gạo và hoàn toàn bị bỏ quên. Khi được phát hiện lại, bộ phim đã bị hư hỏng đi ít nhiều. Phim “Wings” được giấu ở Paris

Bộ phim Wings sản xuất năm 1929 là phim đầu tiên giành giải Oscar cho hình ảnh đẹp nhất. Là tác phẩm tiên phong trong nền điện ảnh, bộ phim tái hiện câu chuyện của 2 phi công cạnh tranh nhau trong Thế chiến thứ nhất. Nó thu hút lượng người xem rất lớn ngay khi ra mắt. Một phần lớn thành công đó nhờ vào những pha mạo hiểm trong phim và thị hiếu của công chúng sau sự kiện chuyến bay vượt Đại Tây Dương của Charles Lindbergh.   Bộ phim có sự tham gia của diễn viên hàng đầu của hãng Paramount thời đó là Clara Bow, Charles Rogers và Richard Arlens trong vai hai phi công. Đáng tiếc là ngay cả giải Oscar cũng không giúp được việc bộ phim bị thất lạc trong hàng chục năm. Thật may mắn khi sau này người ta phát hiện thấy 1 bản phim nitrat vẫn được giữ tại bảo tàng phim Cinémathèque Française ở Paris dù lý do nó ở có mặt ở đây vẫn là một ẩn số.

Phim “Napoleon” được ghép từ khắp nơi trên thế giới

Năm 1927, đạo diễn Abel Gance giới thiệu một kiệt tác điện ảnh tới giới khán giả thời đó. Bộ phim “Napoleon” của ông là một dự án rất tham vọng, nó tạo ra một cuộc cách mạng về mặt kĩ thuật cho phim ảnh, bao gồm cả việc đưa ra khái niệm màn ảnh rộng trước khi công nghệ này bắt đầu phát triển sau đó 26 năm. Bộ phim tập trung vào cuộc sống thời trẻ của Napoleon Bonaparte, bắt đầu từ khi ông ở trường quân sự cùng các hoạt động trong thời Cách mạng Pháp, cho tới tận cuộc xâm lược Italia năm 1796. Kéo dài 7 giờ đồng hồ, đây được coi là một trong những bộ phim dài nhất từng được sản xuất và là phim dài nhất thời đó. Điên rồ hơn nữa, Gance dự tính đây chỉ là phần đầu của loạt phim 6 phần tái hiện toàn bộ cuộc đời của Napoleon.

Không may là sự vĩ đại của bộ phim không thể cứu nó khỏi việc bị cắt gọt bởi các nhà biên tập, những người không thấy được sự hấp dẫn của dự án này. Phiên bản qua chỉnh sửa của phim vẫn được lưu hành nhưng các cảnh quay bị cắt đã bị mất sau khi Gance phá hủy các bản phim âm bản vào những năm 1950. Nhờ nhà sử học điện ảnh Kevin Brownlow, bộ phim gốc đã được ghép lại hoàn chỉnh. Ông đã bỏ rất nhiều công sức để tìm kiếm các bản phim từ khắp thế giới và sử dụng kịch bản gốc để gắn chúng lại với nhau. Nhờ ông mà “Napoleon” đã được phục hồi gần như nguyên trạng.

Phim “Metropolis” được tìm thấy ở Argentina

Đây được coi là tuyệt tác của đạo diễn huyền thoại người Đức Fritz Lang. Bộ phim tập trung vào sự phân chia giai cấp giữa những người lao động và tầng lớp thượng lưu giàu có ở thành phố tương lai Metropolis, cũng như hiệu ứng phi nhân cách hóa của việc tự động hóa trong công nghiệp. Không may là bộ phim bị băm nát bởi những nhà biên tập ngoại đạo bởi bị đánh giá là nội dung và hình ảnh không phù hợp với chế độ thời đó. Bản phim gốc đã bị mất và chỉ còn lại những bản phim bị biên tập lại rất nhiều.   May mắn là vào năm 2008, một phiên bản nguyên vẹn của bộ phim gốc đã xuất hiện ở Bảo tàng Del Cine ở Buenos Aires. Bản phim được chuyển qua lại giữa nhiều rạp chiếu phim từ năm 1928, do đó đã bị hao mòn khá nhiều. Tuy vậy, bản phim vẫn ở trong tình trạng tốt tới mức chỉ có 2 cảnh là không thể phục hồi nguyên trạng, giúp cho bản phim này gần giống như bản gốc của Fritz Lang.

Phim “The Passion of Joan of Arc” được tìm thấy trong một viện tâm thần ở Nauy

Tác phẩm kinh điển của Pháp này được sản xuất năm 1928 kể về thời gian bị giam cầm, tra tấn và hành hình của người nữ anh hùng Joan. Vai diễn này do diễn viên kịch Renee Jeanne Falconetti đóng nhưng sau đó bà không còn tham gia vào bộ phim nào khác mà trở về diễn kịch trước khi trốn sang Nam Phi trong Thế chiến thứ 2 rồi tự sát ở đó năm 1946. Đáng tiếc là bộ phim đã bị cắt xén rất nhiều do việc kiểm duyệt của chính phủ và các nhóm theo đạo. Sau khi các bản phim gốc bị phá hủy trong 2 trận hỏa hoạn, bản đầy đủ của phim này coi như đã mất vĩnh viễn.   Sau đó, trong một sự kiện kì lạ, một bản phim tiếng Đan Mạch đã được tìm thấy. Bản phim được cất giấu trong tủ của một người dọn dẹp trong bệnh viện tâm thần ở Nauy. Không ai biết vì sao bản phim đã ở đó. Phan Hạnh Theo Listverse

Nguồn: Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

Ad will display in 09 seconds

Những cái chết phục sinh

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

    Hỏi đáp chấn động về chốn Âm gian

  • Những cái chết phục sinh

    Những cái chết phục sinh

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

    Bí ẩn cao tăng Ấn Độ thọ 1072 tuổi

x