Tiêu Hà – Bậc tôi trung chịu vết nhơ lịch sử khi hãm hại Hàn Tín

30/04/15, 09:22 Tri thức

Tiêu Hà là một trong những thuộc hạ Lưu Bang tin cẩn nhất. Bởi sự tận tâm với giang sơn, Tiêu Hà được tôn là một trong “Hán Sơ Tam Hiệp”.

Xiao He, dedicated prime minister to Emperor Gaozu of Han (Liu Bang), is known for his sound advice, foresight, and devotion to the best interests of the people. (Blue Hsiao/Epoch Times)
Tiêu Hà, Thừa tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang, được biết đến với lời khuyên không ngoan, tầm nhìn xa, và sự tận tâm chăm lo cho bá tánh. (Blue Hsiao / Epoch Times)

Lưu Bang là vị vua đầu tiên của nhà Hán (206 TCN-220 SCN). Ngôi báu của ông được dựng lên với sự phò tá của các bậc kỳ tài, trong đó có Tiêu Hà.

Tiêu Hà bắt đầu nghiệp quan trường từ triều đại nhà Tần (221-206 TCN) với chức quan nhỏ. Nhờ biết cách xử lý mọi chuyện rạch ròi và công bằng, nên ông không ngừng được đề bạt lên chức vị cao hơn.

Là đồng hương, Tiêu Hà quen và làm bạn với Lưu Bang từ thời để chỏm. Ông lúc nào cũng hào hiệp trượng nghĩa giúp đỡ Lưu Bang, vốn là viên quan thấp bậc hơn mình thời đó.

Lời khuyên khôn ngoan

Vào cuối nhà Tần, nạn tham nhũng dẫn đến vô số cuộc nổi loạn. Lưu Bang là vị tướng đầu tiên của quân Hàm Dương chinh phục nhà Tần.

Người ta kể rằng khi quân của Lưu Bang tiến vào thành, không giống như tất cả mọi người đều vội vàng cướp vàng và vật phẩm có giá trị khác từ ngân khố triều đình, Tiêu Hà lại cẩn thận thu thập và lưu giữ nhiều văn bản pháp luật, hồ sơ địa lý và nhân khẩu.

Cho đến khi Lưu Bang dành được cơ nghiệp, tài liệu Tiêu Hà lưu giữ lại trở nên vô giá. Chúng chứa thông tin chi tiết về dân số, điều kiện địa phương, đặc điểm của pháo đài, lối đi và những vị trí chiến lược khác.

Tiêu Hà cũng đã có công trong việc thuyết phục người tài phò tá Lưu Bang. Một trong số đó là tướng Hàn Tín, một thiên tài quân sự hiếm có.

Ban đầu khi gia nhập quân Lưu Bang, Hàn Tín chỉ được bổ nhiệm làm viên quan cấp dưỡng của quân đội. Cảm thấy mình không được Lưu Bang trọng dụng, Hàn Tín quyết định rời đi và gia nhập nơi khác, để phát huy tài năng của mình.

Nghe tin, Tiêu Hà vội ngày đêm đuổi theo, cho đến khi thuyết phục được Hàn Tín trở lại, tạo thành điển cố “Tiêu Hà nguyệt hạ truy Hàn Tín”.

Sự kiện Tiêu Hà đuổi theo thuyết phục Hàn Tín đã trở thành điển cố “Tiêu Hà nguyệt hạ truy Hàn Tín” nổi tiếng.

Sau đó điển cố này trở thành câu nói nổi tiếng được dùng để chỉ tình huống cấp bách, cần phải giải quyết ngay lập tức, mà không cần xin phép chính thức.

Lưu Bang đã không được bẩm báo về kế hoạch của Tiêu Hà, do đó cho rằng Tiêu Hà đào ngũ. Khi Tiêu Hà trở lại cùng Hàn Tín, Lưu Bang rất đỗi ngạc nhiên. Trong lòng không hiểu lý do Tiêu Hà lại cố đưa Hàn Tín về, dù rất nhiều binh sĩ khác đào ngũ.

Tiêu Hà mới thưa rằng, ông biết Lưu Bang sẽ không thể thắng trận mà không có sự giúp sức của Hàn Tín. Sau nhiều lần thuyết phục, Lưu Bang nghe lời Tiêu Hà và bổ nhiệm Hàn Tín làm tướng quân.

Dưới sự lãnh đạo của Hàn Tín, quân Lưu Bang thắng nhiều trận, cuối cùng đã có thể thống nhất Trung Hoa, Lưu Bang trở thành hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Hán, gọi là Hán Cao Tổ.

Lưu Bang rất trân trọng lời khuyên của Tiêu Hà, nên khi trở thành hoàng đế, ông ban cho Tiêu Hà uy quyền được đeo gươm và đi giày lúc thượng triều như một vinh dự cao cả.

Một bề tôi trung kiên

Ngay khi trở thành hoàng đế, Lưu Bang phải dẫn quân đi dẹp loạn. Lúc trở về kinh thành, ông phong Tiêu Hà làm Thừa tướng, vị trí quyền lực thứ hai trong triều đình, và phân bổ hàng trăm binh lính hộ vệ Tiêu Hà.

Tuy nhiên, Lưu Bang cũng nổi tiếng với tính đa nghi.

Một môn khách của Tiêu Hà cảnh báo rằng Hoàng đế đã đưa Tiêu Hà đến một vị trí cao như vậy, thì cũng sẽ sớm tăng trưởng tâm nghi hoặc, lo sợ ông đe dọa cho uy quyền và ngai vàng của ngài. Bản thân Tiêu Hà cũng hiểu rằng binh sĩ do hoàng đế phái đến là để theo dõi mình. Nhằm làm dịu những nghi ngờ của Lưu Bang và thể hiện lòng trung, Tiêu Hà khiêm tốn từ chối các bổng lộc triều đình.

Tuy nhiên, những nỗ lực của ông không khỏa lấp được sự đố kỵ và nghi ngờ của Lưu Bang bởi uy danh Tiêu Hà vang khắp thiên hạ. Khi Lưu Bang tiếp tục rời kinh dẹp loạn, ông tiếp tục cử người giám sát Tiêu Hà.

Tiêu Hà hiểu rằng không còn lựa chọn nào nên đành thuận theo đề nghị của một môn khách khác, là tự hủy hoại danh tiếng bản thân, bằng cách chiếm giữ đất đai của bá tánh. Trớ trêu thay, Tiêu Hà được mến mộ đến nỗi người dân rất vui mừng khi ông lấy đất của họ.

Caption: Xiao He, dedicated prime minister to Emperor Gaozu of Han (Liu Bang), is known for his sound advice, foresight, and devotion to the best interests of the people. (Blue Hsiao/Epoch Times)
Uy danh của Tiêu Hà trong thiên hạ lớn đến nổi ông muốn tự bôi nhọ bản thân cũng không thành.(Blue Hsiao / Epoch Times)

Biết chuyện, sự đố kỵ của Lưu Bang càng tăng lên. Vì vậy, khi Tiêu Hà đề xuất Lưu Bang cho phép lấy đất hoang trong vườn thượng uyển để dân nghèo khai khẩn canh tác, Hoàng đế giận dữ bác bỏ và bắt giam Tiêu Hà với tội danh nhận hối lộ và bán đất quốc gia.

Một vị tướng đã xin yết kiến Lưu Bang để tìm hiểu tường tận tình huống của Tiêu Hà. Lưu Bang khẳng định Tiêu Hà đã bắt tay với các thương nhân tham lam, nhận quà biếu và cố gắng chiếm đoạt đất của dân. Sau đó, nhà vua nhận định Tiêu Hà là một thừa tướng tham nhũng, xứng đáng với án chung thân.

Viên tướng can gián: “Khi quân vương đi chinh chiến, Thừa tướng đã tận lực quán xuyến việc triều chính. Nếu nảy sinh cuồng vọng, ông ta đã có khá nhiều cơ hội nhưng đều không ra tay”.

“Điều này đã tỏ rõ lòng trung thành với bệ hạ, vậy hà cớ gì ông ta lại tham lam chút lợi lộc nhỏ nhoi ấy. Tất cả những lời buộc tội hoàn toàn không đúng sự thật”.

Lưu Bang không có lý lẽ phản bác, nên đành miễn cưỡng tha Tiêu Hà.

Vết nhơ muôn đời

Dù Tiêu Hà cống hiến cả cuộc đời mình cho đất nước và không bao giờ quên phận sự của một thừa tướng, ngay cả khi bị đối xử bất công, nhưng ông phải chịu một vết nhơ lên thanh danh của mình.

Hàn Tín, một tài năng quân sự hiếm có và là một trong “Hán Sơ Tam Kiệt”.

Hàn Tín, người mà Tiêu Hà từng tiến cử với Lưu Bang, là một vị tướng được nhiều người mến mộ bởi tài năng. Lưu Bang cũng bắt đầu lo sợ một ngày nào đó Hàn Tín sẽ ‘trở mũi giáo’ soán ngôi của mình.

Vì sợ hãi, Lưu Bang giáng chức Hàn Tín từ Sở Vương thành Hoài Âm Hầu và quản thúc tại nhà. Tuy nhiên, Hàn Tín vẫn trung thành và tiếp tục lập công trạng trên chiến trường.

Năm 196 TCN, khi Lưu Bang đi dẹp loạn. Tiêu Hà cùng Lữ Hậu lập kế bắt Hàn Tín.

Tiêu Hà gửi một lá thư cho vời Hàn Tín vào cung. Mặc dù biết đây có thể là một cái bẫy, binh lính cũng khẩn khoản xin ông đừng đi, Hàn Tín vẫn tuân mệnh.

Vừa đặt chân đến hoàng cung, Hàn Tín lập tức bị bắt trói với tội danh tạo phản, và sau một phiên xét xử giả tạo, ông bị đưa đi hành hình. Vụ án nổi tiếng lịch sử này đã khiến Tiêu Hà phải nhận vô số lời chỉ trích.

Đóng góp

Sau sự kiện này, Tiêu Hà tiếp tục phụng sự Hán Huệ Đế, trước khi nhường lại chức vị cho Tào Tham, một viên quan cũng là một bằng hữu chung sức cùng ông trong việc xây dựng triều đại mới.

Với cương vị Thừa tướng, Tiêu Hà cũng đã sửa đổi nhiều điều luật khắc nghiệt từ thời nhà Tần, tạo ra Cửu Chương Luật, một bộ luật mới có chín chương. Trong đó bao gồm ‘hộ khẩu’ phổ biến trong hệ thống thuế và nghĩa vụ quân sự.

An Nhiên – Hàn Mai, theo Epoch times

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x