Tiết lộ bức thư kêu gọi hòa bình của Gandhi gửi cho Hitler

27/10/15, 07:39 Cuộc sống

Vào năm 1940, Mohandas Gandhi – lãnh tụ vĩ đại của Ấn Độ đã gửi một bức thư đến Adolf Hitler – khi đó đang tiến hành cuộc chiến trên toàn châu Âu, trong đó ông khuyên vị Quốc trưởng Đức Quốc xã nên hướng đến hòa bình nếu không sẽ “bị đánh bại bởi chính vũ khí của mình”.

Mohandas Gandhi vĩ đại nổi tiếng với phong trào đấu tranh bất bạo động giành độc lập cho Ấn Độ.

Mohandas Gandhi vĩ đại nổi tiếng với phong trào đấu tranh bất bạo động giành độc lập cho Ấn Độ.

Từ năm 1921, Gandhi đã là lãnh tụ lớn của Ấn Độ và cuối cùng phương pháp không đổ máu đã giúp quốc gia này giành độc lập từ thực dân Anh vào năm 1947, chỉ 6 tháng trước khi ông qua đời.

Điều ít được biết tới hơn là những nỗ lực của Gandhi thông qua hàng loạt lá thư trong các năm 1939 và 1940 gửi cho nhà độc tài Đức khát máu Adolf Hitler sau khi chiến tranh bùng phát ở châu Âu.

Gandhi không chỉ hối thúc Hitler tìm kiếm hòa bình, mà còn đề xuất các nước châu Âu chống lại Hitler và Benito Mussolini bằng các biện pháp phi bạo lực.

Adolf Hitler – Quốc trưởng của Đức Quốc xã.

Dưới đây là toàn văn bức thư dài hơn của Gandhi gửi cho Hitler, trong hai lần ông viết cho nhà độc tài:

“Bạn thân mến,

Tôi muốn nói chuyện với bạn như một người bạn bình thường. Tôi không có kẻ thù. Cả cuộc đời tôi 33 năm qua là kết nối tình bằng hữu giữa loài người với nhau, bất kể sắc tộc, màu gia và tôn giáo.

Tôi hy vọng bạn sẽ có thời gian và mong muốn tìm hiểu xem những người đã sống dưới ảnh hưởng của triết lý về tình bạn cho cả thế giới đó nghĩ sao về hành động của bạn. Chúng tôi không hề nghi ngờ sự can đảm và tận hiến của bạn cho quê hương mình, chúng tôi cũng không tin rằng bạn là con quái vật như mô tả từ những địch thủ của bạn.

Nhưng những lời nói và hành động của bạn, của bạn bè và những người ngưỡng mộ bạn, khiến cho chúng tôi phải tin rằng nhiều hành động của bạn là đáng lên án không phù hợp với đạo đức của loài người, nhất là từ những người tuyệt đối tin tưởng ở tình bằng hữu toàn thế giới như tôi. Chẳng hạn như việc bạn sỉ nhục Tiệp Khắc, cưỡng đoạt Ba Lan và sáp nhập Đan Mạch.

Tôi hiểu rằng quan điểm về cuộc sống của bạn coi đó là những hành vi chính đáng. Nhưng từ thời thơ ấu, chúng ta đều đã được dạy rằng những hành động đó làm hạ thấp phẩm giá chúng ta. Vì thế chúng tôi không thể nào chúc bạn thành công.

Chúng tôi có một vị thế đặc biệt. Chúng tôi cũng chống lại đế quốc Anh giống như Đảng Quốc xã. Nếu có sự khác biệt thì chỉ là ở mức độ. 1/5 nhân loại đã phải sống dưới gót giày của đế chế Anh. Nhưng sự phản kháng của chúng tôi không phải là để làm hại người dân Anh.

Chúng tôi muốn họ thay đổi, chứ không muốn đánh bại họ trên chiến trường. Chúng tôi nổi dậy, nhưng không vũ trang, chống lại ách cai trị của người Anh. Nhưng dù chúng tôi có thay đổi họ được không, chúng tôi quyết không để họ cai trị mình thông qua việc bất hợp tác bất bạo động. Đó là một phương pháp mà về bản chất là không thể dập tắc được. Nó dựa trên việc không kẻ áp bức nào có thể đạt được mục tiêu mà thiếu sự hợp tác nhất định, dù là tự nguyện hay cưỡng bức, của nạn nhân.

Những kẻ cai trị có thể chiếm đoạt đất đai và thân thể chúng tôi, nhưng không phải là linh hồn chúng tôi. Họ chỉ có thể làm thế nếu tiêu diệt tất cả những người Ấn Độ, đàn ông, đàn bà và trẻ em. Bạn cũng sẽ không thể thống trị bằng cách đó ở những quốc gia mà bạn cưỡng đoạt. Và hãy tin tôi, rất nhiều người Ấn Độ đã tranh đấu như thế trong suốt 20 năm qua.

Phong trào độc lập của chúng tôi chưa bao giờ mạnh mẽ như thế này. Tổ chức chính trị hùng mạnh nhất, ý tôi là Đảng quốc đại Ấn Độ, đang nỗ lực vì mục tiêu cuối cùng là độc lập. Chúng tôi đã khá thành công cho tới giờ thông qua các nỗ lực phi bạo lực. Chúng tôi đã tìm thấy những phương tiện đúng đắn để chống lại đế quốc bạo lực được tổ chức tốt nhất thế giới. Bạn hẳn muốn thách thức điều đó, rằng quốc gia nào mới được tổ chức tốt hơn, Anh hay Đức.

Chúng tôi hiểu sự áp bức của đế quốc Anh với chúng tôi và những giống người không phải ở châu Âu là thế nào. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ muốn chấm dứt bạo lực của người Anh nhờ vào bạo lực của người Đức. Chúng tôi đã tìm thấy một con đường phi bạo lực mà nếu tổ chức tốt, có thể có đủ sức mạnh chống lại mọi bạo lực trên thế gian này.

Trong phương pháp phi bạo lực, như tôi đã nói, không bao giờ có thất bại. Phương pháp của chúng tôi có thể không cần tiêu tốn tiền bạc và không cần thứ khoa học của sự hủy diệt mà bạn đang thực hiện một cách hoàn hảo đó. Tôi lấy làm khó hiểu tại sao bạn không nhận ra rằng bạo lực không phải là độc quyền của ai.

Nếu không phải người Anh, thì ai đó sẽ có thể cải thiện phương pháp của họ và đánh bại bạn bằng bạo lực, như chính bạn đang đánh bại người khác. Bạn không để lại chút di sản nào để người dân của mình tự hào. Họ không thể tự hào vì những hành vi tàn bạo, dù cho nó có được lên kế hoạc khéo léo đến đâu.

Vì thế, tôi kêu gọi bạn, nhân danh loài người, chấm dứt cuộc chiến này. Bạn sẽ không mất gì nếu đưa những tranh cãi giữa bạn và người Anh ra tòa án quốc tế theo lựa chọn chung của cả hai. Nếu bạn tiếp tục chiến thắng trong cuộc chiến, điều đó không khiến bạn đúng, nó chỉ cho thấy sức mạnh hủy diệt của bạn đã lớn hơn.

Bạn hẳn biết cách đây chưa lâu, tôi kêu gọi mọi người Anh chấp nhận phương pháp của tôi. Tôi làm thế vì người Anh biết tôi là một người bạn, dù là một kẻ nổi loạn. Tôi là một người lạ với bạn và dân tộc bạn. Tôi không có can đảm kêu gọi bạn như tôi đã kêu gọi mọi người Anh. Nhưng đề xuất của tôi thực tế, quen thuộc và đơn giản.

Lúc này đây, khi mọi trái tim ở châu Âu đều mong mỏi hòa bình, chúng tôi đã tạm ngưng ngay cả cuộc tranh đấu không đổ máu của chúng tôi. Có phải là quá nhiều nếu kêu gọi bạn nỗ lực vì hòa bình lúc này, khi hòa bình không có ý nghĩa gì với cá nhân bạn, nhưng lại có ý nghĩa rất nhiều với hàng triệu triệu người châu Âu? Tôi đã định gửi một lá thư chung cho bạn và Signor (ngài) Mussolini, người tôi đã được vinh hạnh gặp mặt khi ở Rome trong chuyến thăm Anh mới đây tại Hội nghị Bàn tròn. Tôi hy vọng bạn sẽ chuyển lại lời cho ngài ấy khi nào có thể”.

Theo vntinnhanh.vn

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

Ad will display in 09 seconds

Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

    Cuộc chiến ly kỳ thoát khỏi người khổng lồ

  • Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

    Thiên Long Bát Bộ - 8 nhân vật đối ứng 8 bộ Thần hộ Pháp

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

    Hòa thượng một lòng hướng Phật, vì sao vẫn phải chịu nhục hình?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x