Tiết kiệm không bao giờ lỗi thời, nó vẫn luôn luôn là thời thượng

20/07/21, 08:31 Đọc & Suy ngẫm

Từ xưa đến nay chúng ta vẫn luôn được dạy dỗ là phải biết tiết kiệm, làm việc thì cần cù, siêng năng. Vậy phải chăng khi cuộc sống giàu có lên rồi thì không cần phải tiết kiệm nữa?

Diễn viên Châu Nhuận Phát với khối tài sản lên tới 700 triệu USD, từng sử dụng chiếc điện thoại Nokia đời cũ suốt 17 năm trước khi chuyển sang dùng smartphone vì điện thoại cũ bị hỏng. 

Diễn viên Keanu Reeves có mức thu nhập hàng trăm triệu USD nhưng anh vẫn chọn cho mình lối sống bình dị, không xa hoa, không nhà lầu, xe sang. Như vậy, đâu phải cứ giàu sang là bạn phải sống xa hoa?

Diễn viên Châu Nhuận Phát sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng vẫn sống rất giản dị, dành cả đời cho từ thiện. (Ảnh: Twitter)
Diễn viên Châu Nhuận Phát sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng vẫn sống rất giản dị, dành cả đời cho từ thiện. (Ảnh: Twitter)

Đâu phải cứ giàu sang là bạn phải sống xa hoa?

Ngày hôm trước tôi đi đến nhà của một người bạn, lúc đó họ ăn cơm cũng gần xong rồi, trên bàn cơm chỉ có hai vợ chồng. Người bạn của tôi chỉ chọn mấy món ăn ưa thích, cơm cũng rất ít động vào. 

Sau khi ăn xong, trong chén còn có rất nhiều cơm thừa, người vợ nói anh bạn tôi ráng ăn cho hết, không nên lãng phí, anh bạn tôi lại nói: “Ăn không hết thì cứ đổ đi, không sao đâu mà”.

Tôi ở bên cạnh nói: “Đừng phí thế, phải tiết kiệm chứ”. Anh ta bảo: “Giờ còn nói mấy cái này hả bạn, lỗi thời quá!”. 

Nhìn anh ta tôi chỉ mỉm cười, không biết nói gì nữa. Tiết kiệm mà lại là lỗi thời sao? Cần biết, hơn 10 năm trước, bạn tôi làm giáo viên ở một vùng núi vắng vẻ, bởi vì trong nhà có đông anh em, bạn tôi hiếm khi nào mà được ăn no.

Về sau, làm quen với người vợ hiện tại, được sự giúp đỡ của cô ấy mới có thể vượt qua khó khăn, thi đậu thạc sĩ. Sau khi tốt nghiệp, vào làm trong cơ quan, cuộc sống cũng tốt hơn rồi. 

Giai đoạn khó khăn kia mặc dù anh ấy luôn khắc cốt ghi tâm, cũng thường nhớ lại, nhưng bây giờ lại không cách nào tiết kiệm được nữa.

Người ta vẫn thường nói: “Uống nước nhớ nguồn”, người nông dân bán mặt cho đất bán lưng cho trời, góp nhặt từng hạt lúa, vất vả cực nhọc. Khi chúng ta lãng phí thức ăn, phải chăng là không tôn trọng thành quả lao động của người khác?

Thử nghĩ: Nếu như thành quả lao động của chúng ta cũng bị người khác chà đạp như thế, thoáng cái đã thành đồ bỏ đi, hỏi vậy có đau lòng không?

 Khi chúng ta lãng phí thức ăn, phải chăng là không tôn trọng thành quả lao động của người khác?
Khi chúng ta lãng phí thức ăn, phải chăng là không tôn trọng thành quả lao động của người khác? (Ảnh: Pinterest)

Cần kiệm vẫn là nét đẹp truyền thống từ xưa đến nay 

Trong “Thượng thư” có nói: “Ban ngày cần cù, không dám an nhàn hưởng lạc”. Trong “Tả truyện” có câu: “Dân sống được là nhờ cần cù, cần cù thì không lo thiếu thốn”. “Chu dịch”  nói: “Đức tiết kiệm có thể tránh được nguy nan”. 

Có thể thấy, người xưa coi việc tiết kiệm có liên quan đến cả sinh tử bại vong, tuyệt đối không thể khinh thường. 

Cần kiệm có thể phòng ngừa được rắc rối có thể xảy ra, cho dù là thời nay vật chất đã tương đối phong phú, tiết kiệm vẫn là đạo đức tu dưỡng xứng đáng để chúng ta tôn trọng, nên coi đó là một loại tinh thần, mỗi người chúng ta ai cũng nên thực hành theo. 

Trong “Thượng thư . Đại vũ mô” có ghi lại “Khắc cần vu bang, khắc kiệm vu gia”, ý là làm việc nước thì nên cần cù, cuộc sống gia đình thì nên tiết kiệm. Các bậc thánh hiền từ xưa đều là như thế. 

Vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ đối với những việc đại sự trong thiên hạ thì đều tận tâm tận lực, bọn họ có được thiên hạ nhưng cuộc sống lại vô cùng đơn giản, thường xuyên mặc quần áo vải thô, ăn cơm gạo xấu, ăn canh rau dại, làm tấm gương về đức tiết kiệm cho người trong thiên hạ nói theo. 

Tư Mã Quang trong “Huấn kiệm kỳ khang” đã dẫn lời của người khác: “Do kiệm nhập xa dịch, do xa nhập kiệm nan”, ý tứ là từ cuộc sống tiết kiệm, giản dị chuyển sang cuộc sống xa hoa giàu có thì tương đối dễ dàng đơn giản, nhưng đã sống cuộc sống xa hoa giàu có rồi mà chuyển về cuộc sống tiết kiệm thì khá khó khăn, dùng lời này để răn dạy con cháu. 

Mọi người muốn sống tốt hơn cũng không có gì là sai, nhưng vô cùng xa hoa là không thể được, hơn nữa con người đối với ham muốn hưởng thụ vật chất là không có chừng mực. 

Từ cuộc sống tiết kiệm, giản dị chuyển sang cuộc sống xa hoa giàu có thì tương đối dễ dàng đơn giản, nhưng đã sống cuộc sống xa hoa giàu có rồi mà chuyển về cuộc sống tiết kiệm thì khá khó khăn.
Từ cuộc sống tiết kiệm, giản dị chuyển sang cuộc sống xa hoa giàu có thì tương đối dễ dàng đơn giản, nhưng đã sống cuộc sống xa hoa giàu có rồi mà chuyển về cuộc sống tiết kiệm thì khá khó khăn. (Ảnh: VnReview)

Trụ Vương nhà Thương dùng một đôi đũa bằng ngà voi, bề tôi của ông nhìn thấy liền muốn bỏ trốn, nguyên nhân là vì họ thấy được Trụ Vương tham lam mà không thể ngăn chặn.

Rất nhiều vương triều bại vong, đều là vì quân vương không để ý đến triều chính, sinh hoạt xa xỉ cùng với phóng túng dục vọng. Cho nên, tiết kiệm có thể giúp ức chế dục vọng quá mức, đó là một phẩm chất tốt đẹp của con người.

Mặc dù hiện tại vật chất cũng đã khá đầy đủ, nhưng vẫn cần phải tiết kiệm, bởi vì nguồn tài nguyên của mẹ Trái đất là có hạn. Con người ngày nay chẳng qua chỉ là dùng các biện pháp khoa học để khai thác và sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, chứ tài nguyên thiên nhiên vốn không hề tăng lên, mà đang bị khai thác đến cạn kiệt.

Với mức độ tiêu dùng hoang phí như hiện nay, thiên nhiên đã không đủ thời gian để tạo ra được một vòng tuần hoàn lành mạnh. Bắt buộc con người phải đẩy mạnh các biện pháp khoa học để tăng sản lượng nhưng chất lượng lại giảm đi rất nhiều.

Ngẫm lại câu mà anh bạn tôi nói rằng thời giờ tiết kiệm đã là lỗi thời, tôi thấy phải ngược lại mới đúng, con người bây giờ còn phải tiết kiệm hơn cả thời xưa, nếu không thì Trái đất thân yêu của chúng ta cũng không thể gắng gượng thêm được nữa.

Chân Chân (Biên dịch)

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

    SINH MỆNH CON NGƯỜI ĐẾN TỪ ĐÂU?

x