Tiết Đông chí:
Đông chí là tiết thứ 22 trong 24 tiết khí, và là một trong những tiết được định ra sớm nhất. Tiết này thường bắt đầu vào ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết, và chấm dứt vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng 1 khi tiết tiểu hàn bắt đầu. Tiết tiểu tuyết và đại tuyết đều phản ánh tình trạng mưa tuyết. Tiết đại tuyết năm 2017 bắt đầu vào ngày 21 tháng 12.
Trong cuốn sách cổ “Nguyệt lệnh thất thập nhị hậu tập giải” nói về tiết Đông chí như sau: “Thập nhất nguyệt thập ngũ nhật, chung tàng chi khí, chí thử nhi cực dã”. Tức là đến ngày 15/11, khí cuối cùng ẩn nấp, đến lúc này đạt cực độ. Chí nghĩa là đến cùng cực là tuyệt, tuyệt rồi lại sinh. Khí âm cực độ, khí dương sinh ra, ban ngày ngắn nhất, ban đêm dài nhất. Đó chính là “Đông chí”.
Về phương diện dưỡng sinh, Đông chí là một trong những tiết quan trọng nhất trong năm, nguyên nhân chính là do “Đông chí nhất dương sinh”. Theo bát quái, thời gian này là quẻ Địa Lôi Phục. Trong quẻ tượng này, bên trên là 5 gạch âm, bên dưới là 1 gạch dương tượng trưng cho dương khí mới sinh ra. Người xưa quy định Đông chí làm “tử nguyệt”, tức bắt đầu năm mới. Trong một ngày 12 canh giờ, giờ Tý cũng là thời gian dương khí mới sinh trong cơ thể người.
Dưỡng sinh cổ đại vô cùng xem trọng thời kỳ dương khí mới sinh này. Người xưa cho rằng lúc dương khí mới sinh phải giống như người nông dân ươm giống, cũng như phụ nữ mang thai, cần chú ý giữ gìn, dày công điều dưỡng, để mầm cây hay thai nhi từ từ phát triển khỏe mạnh. Vì chỉ khi dương khí trong cơ thể dồi dào thì mới có thể đạt đến hiệu quả khư bệnh duyên niên. Do đó, giờ Tý và tử nguyệt là 2 yếu tố quan trọng trong dưỡng sinh.
Sau Đông chí là tiểu hàn, đại hàn, cả 3 tiết này đều là khoảng thời gian lạnh nhất năm. Người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp đến thời điểm này bệnh tình thường sẽ nặng hơn, số người bị trúng gió tăng cao, mọi người cũng dễ bị tổn thương do giá rét. Vì vậy, vào mùa Đông lạnh giá, những người mắc bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, hay mắc các bệnh về tim mạch nên đặc biệt nâng cao cảnh giác, đề phòng phát bệnh. Bất cứ lúc nào cũng quan sát và chú ý sự thay đổi của bệnh tình, định kỳ đi khám sức khỏe, uống thuốc đầy đủ, khống chế sự phát triển của bệnh tình, phải phòng bệnh ngay từ khi cơ thể chưa có triệu chứng gì.
Trong cuộc sống thường ngày, mọi người nên chú ý những điều sau:
1. Cần thận giữ ấm, chống lạnh. Khi nhiệt độ xuống dưới 0℃ cần phải chú ý mặc ấm hơn, quần áo nên rộng một chút, không nên quá bó sát để máu lưu thông tốt.
2. Điều chỉnh ẩm thực hợp lý, không uống rượu say, không hút thuốc, không lao động quá mệt nhọc.
3. Duy trì tâm cảnh tốt đẹp, ổn định cảm xúc, nên vui vẻ, tránh tức giận, nóng nảy và tâm trạng hậm hực.
4. Thực hiện các bài luyện tập thích hợp để chống lạnh, năng cao khả năng chịu đựng rét lạnh, nhưng lượng vận động không nên quá lớn, từ động yêu cầu tĩnh để đạt đến cảnh giới khí định thần nhàn, an thân tĩnh thể. Những bài luyện ôn hòa như Thái Cực Quyền đều là lựa chọn rất tốt.
5. Vào ngày Đông giá rét còn phải chú ý nhiệt độ cơ thể của người già, nên áp dụng các biện pháp giữ ấm trong phòng người già.
Vào tiết Đông chí, ẩm thực điều dưỡng phải tuân theo lời dạy của người xưa như Thu Đông dưỡng âm, ít ăn thực phẩm sống nguội, nhưng cũng không nên ăn đồ ăn quá nóng, quá chua cay vì có thể sinh dương động hỏa, làm nội nhiệt tích lũy khiến cơ thể oi bức. Những món quá béo hay quá ngọt dễ gây khó tiêu, tụ thấp sinh đàm. Ăn uống nên có mục đích, tư âm tiềm dương, nhiệt lượng tương đối cao
Tú Văn