Tiếp sức cho nghề làm nón

03/08/15, 13:30 Tin Tổng Hợp

SKĐS – Từ lâu, hình ảnh phụ nữ Việt Nam cùng với chiếc nón lá đã đi vào biết bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa. Nón lá cũng là người bạn thân thiết và gắn bó với người dân Việt.

Từ lâu, hình ảnh phụ nữ Việt Nam cùng với chiếc nón lá đã đi vào biết bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa. Nón lá cũng là người bạn thân thiết và gắn bó với người dân Việt. Đây cũng là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý vào tháng 8/2010. Làm nón đã trở thành nghề truyền thống cần được bảo tồn vào phát huy, nhưng khó khăn là điều không thể tránh khỏi.

Đậm đà bản sắc

Nhắc đến nón lá, người miền Bắc sẽ nhớ ngay đến làng Chuông, nơi đây nổi tiếng với nghề làm nón đã tồn tại hơn 3 thế kỷ. Gần đây nhiều người nghĩ rằng, với sự lấn lướt của các loại mũ nón tân thời, chiếc nón lá sẽ không còn chỗ đứng, nhưng thực tế đang chứng minh điều ngược lại, hàng vạn chiếc nón lá làng Chuông vẫn được sản xuất đều đặn mỗi năm, làm đẹp cho đời và mang niềm vui đến cho những nghệ nhân giỏi nghề, sống chết với nghề cổ truyền.

Sợi dây gắn kết duy nhất hiện nay của người dân làng Chuông với nghề làm nón chính là niềm đam mê.

Lý giải vì sao nón làng Chuông lại được người dân trong và ngoài nước ngưỡng mộ thì có lẽ phải chứng kiến từng công đoạn thực hiện của người thợ. Để làm được một chiếc nón lá, những người dân làng Chuông phải “kén” nguyên liệu, thường thì họ phải mua từ Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La… Sau đó phơi vài ngày để lá cọ chuyển từ màu xanh sang màu trắng mới có thể sử dụng được, những người thợ làm nón phải miết lá thật thẳng mà vẫn giữ được độ dẻo và mềm. Vành nón được làm bằng cật nứa vót nhỏ, sau đó tới khâu nón – công đoạn khó nhất để tạo được một sản phẩm hoàn hảo. Khi khâu nón, người thợ phải thật khéo léo và tỉ mỉ vì chỉ cần sơ suất một chút là chiếc nón có thể bị nhăn hoặc rách. Sau khi khâu xong, người thợ phải hơ nón bằng diêm để sản phẩm có được màu trắng tinh khiết và không bị mốc. Một đặc điểm để phân biệt giữa nón làng Chuông và các loại nón khác là: nón làng Chuông có 16 lớp vòng, giúp nón vừa đẹp, vừa có độ bền chắc.

Không chỉ nổi tiếng ở làng Chuông, nón lá còn được sản xuất ở rất nhiều địa phương trên đất nước Việt Nam. Thú vị ở chỗ, những chiếu nón được sản xuất ra với mục đích đội đầu, che nắng che mưa, cũng có khi để làm duyên, nhưng ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong cách sản xuất. Nếu xét về mặt bằng thì có thể nói Huế là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước. Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ không chỉ là phụ kiện đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa… Ngày nay, các làng nghề nổi tiếng như Tây Hồ xã Phú Hồ, Mỹ Lam xã Phú Mỹ, huyện Phú vang, Phú Cam, Phước Vĩnh, Đốc Sơ, Triều Tây, Hương Sơ, TP.Huế cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương khi đến Huế.

Để có được chiếc nón ưng ý, các nghệ nhân làm nón Huế phải thực hiện nhiều công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản… Có lẽ vì thế mà nón Huế rất được nhiều du khách ưu chuộng.

Nón lá Huế nghiễm nhiên trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của địa phương được du khách ưa chuộng. Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Không ít người đã thực sự bất ngờ và thích thú khi được người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm.

Tìm cách thức phù hợp

Trở lại câu chuyện cái nón ở làng Chuông – nơi được cho là đang gặp nhiều khó khăn nếu người dân quyết tâm bám trụ với nghề truyền thống. Chung quy cũng vì vấn đề hiện nay nhiều người dân không muốn làm nón nữa. Không thể trách họ bởi trong thời buổi kinh tế khó khăn, bỏ ra 50.000-60.000 đồng mua một chiếc nón là điều… khó chấp nhận với người dân. Đây cũng là nỗi lo chung của nghề truyền thống, cuộc sống càng hiện đại thì những làng nghề lại càng trở nên khốn khó. Một chiếc nón vài năm trước bán được 70.000-80.000 đồng thì giờ chỉ còn 50.000 đồng, thậm chí là ít hơn. Thực tế, đến làng Chuông tại thời điểm này khó mà thấy được những hộ gia đình sản xuất lớn. Có chăng là những cụ già và trẻ em ngồi tỷ mẩn khâu từng đường kim. Thanh niên trong làng đã thoát ly gần hết để đi tìm công việc nhẹ nhàng và thu nhập cao hơn…

Sợi dây gắn kết duy nhất hiện nay của người dân làng Chuông với nghề làm nón chính là niềm đam mê. Nhưng điều quan trọng nhất chính là trong lúc khó khăn thế này cần phải có những chính sách phù hợp để duy trì và phát triển nghề làm nón ngày càng thịnh vượng. Những góc nhìn đẹp như tranh về một làng nghề thủ công truyền thống đặc trưng như làng Chuông đã cho thấy, gìn giữ các nét đẹp văn hóa cổ truyền không phải là điều quá khó, vấn đề là phải tìm ra cách thức phù hợp.

Tùng Lâm

Y tế nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ

3 nhan sắc gốc Việt gây sốt trong phim bom tấn Hollywood

Showbiz Việt: Nhảm nhí lên ngôi

Theo SKĐS

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x