Tiên đoán Nam Đường Hậu Chủ mất nước vì đắm mình trong ‘phong hoa tuyết nguyệt’
Các bài đồng dao qua các triều đại lịch sử Trung Quốc thường là một hình thức biểu đạt khác của lời tiên tri, đặc biệt là về sự tồn vong của một triều đại hay những biến động hỗn loạn của một thời đại. Trước khi nước Nam Đường sụp đổ thì cũng có một bài đồng dao tiên đoán về tai họa này.
Những bài đồng dao Trung Quốc bao hàm đề tài liên quan đến chính trị, đã dựa vào nội hàm văn hóa phong phú đặc biệt của văn tự thần truyền Trung Quốc, để thể hiện một cách khéo léo những lời tiên tri vừa trí tuệ, vừa thần bí, lại khi tỏ khi mờ, hình thức câu chữ tưởng chừng đơn giản dễ đọc, nhưng thực chất lại ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa, sự thật ngầm ám chỉ luôn là một thứ khác.
Trên thực tế, những bài đồng dao đề cập đến người và việc liên quan đến chính trị, thường là một cách biểu đạt khác của lời tiên tri, là một kiểu tiên tri thường được lưu truyền trong dân gian.
Nước Nam Đường (937-975) được thành lập sau thời nhà Đường, là quốc gia lớn nhất Trung Quốc về diện tích đất trong mười quốc gia (thời Ngũ Đại Thập Quốc), định đô ở Kim Lăng, vào thời hoàng kim, các khu vực Nam Đường cai trị bao gồm hai tỉnh ở phía Nam sông Hoài Hà là Giang Tô và An Huy ngày nay, còn cả Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam và Đông Hồ Bắc.
Giáo hóa Nho giáo vào thời Nam Đường cũng tương đối hưng thịnh. Trong “Nam Đường thư” quyển mười ba “Nho giả truyền luận” viết: “Ngũ đại chi loạn dã, lễ nhạc băng khôi, văn hiến câu vong, nhi nho y thư phục, thịnh vu Nam Đường.” (Thời loạn Ngũ Đại Thập Quốc, lễ nhạc bị hủy hoại, văn hiến đều mất, mà nho gia – y phục – sách vở lại hưng thịnh vào thời Nam Đường)
Lý Dục (937-978 SCN) trị vì trong 15 năm, là vị vua thứ ba và cuối cùng của triều đại Nam Đường, được gọi là Lý Hậu Chủ. Lý Hậu Chủ rất có năng khiếu về nghệ thuật, ông là một nhà thơ, từ, họa sĩ, nhà thư pháp, và tinh thông âm nhạc, sử sách phong cho ông danh hiệu “Từ thánh”.
Một ngày nọ, người hầu thân cận nói rằng, có một đám trẻ nhỏ trên đường phố đô thành Kim Lăng đọc thuộc làu một bài đồng dao kỳ lạ (Lý Hậu Chủ đồng dao):
Theo sách lịch sử cổ đại “Nam Đường cận sự” có viết, nội dung của bài đồng dao này đã được ứng nghiệm trong tương lai, giống như một lời tiên tri, mọi chuyện xảy ra không hề sai lệch.
Tiểu Chu Hậu kém Đại Chu Hậu 14 tuổi, thỉnh thoảng đến thăm họ hàng trong Cung, điều này khá được lòng mẫu hậu Hậu Chủ – Hoàng Tôn Hậu. Đại Chu Hậu bị bệnh chết, chẳng bao lâu sau mẫu hậu Hậu Chủ cũng qua đời, 4 năm sau cái chết của Đại Chu Hậu, tức là vào năm Khai Bảo thứ nhất (968 Sau CN), Lý Hậu Chủ phong em ruột của Đại Chu Hậu làm hoàng hậu, chính là Tiểu Chu Hậu. Khi đó, Tiểu Chu Hậu mới 18 tuổi.
Đại Chu Hậu và Tiểu Chu Hậu đều là mỹ nữ Tiền Đường. Tiểu Chu Hậu đẹp tựa mận đào, ý xuân tươi tắn, nhưng luận về nghệ thuật thì không thể bì với chị gái của bà. Vào thời điểm Lý Dục lập Tiểu Chu Hậu, triều đại Nam Đường đã suy tàn. Sau khi quân Tống tiêu diệt nhà Nam Hán vào năm 971 sau Công Nguyên, Lý Dục tỏ ý không chống lại Tống, đã xưng làm bề tôi của nhà Tống và đổi tước hiệu là Giang Nam quốc chủ.
Lý Dục vốn thích nghệ thuật thơ ca cầm kỳ thi họa, lúc này lại càng không quan tâm đến quốc sự, cùng với Tiểu Chu Hậu, đắm chìm trong cuộc sống tình cảm nghệ thuật lãng mạn, vùi mình trong phong hoa tuyết nguyệt, quên đi quốc nạn. Đây chính là “Tác đắc nương lai vong khước gia” mà bài đồng dao “tiên đoán”, có nghĩa là vì có được nương tử (vợ) mà quên mất quốc gia.
Năm 975 sau Công Nguyên, quân đội triều đại Bắc Tống đánh chiếm Kim Lăng, bắt giữ Lý Hậu Chủ và tiêu diệt Nam Đường. Lý Hậu Chủ và người trong Cung bị bắt đến kinh đô của triều đại Bắc Tống, bị ban tội “Vi mệnh hầu” (làm trái mệnh hầu) và chịu mọi nhục hình. Sau này Hậu Chủ đã mô tả tình cảnh vào thời điểm đó trong bài từ “Phá trận tử” như sau:
Với tội danh “vi mệnh hầu” Lý Dục bị giam cầm giống như tù nhân, Nam Đường tuyệt diệt, đây chính là “Hậu viên đào Lý bất sinh hoa.” mà bài đồng dao dự đoán. “Hậu viên đào Lý” ám chỉ con cháu của Lý Hậu Chủ và Tiểu Chu Hậu kiều diễm, còn “bất sinh hoa” có nghĩa là tuyệt hậu không người thừa kế.
“Trư nhi cẩu nhi” được dùng để chỉ các địa chi của năm, ám chỉ năm Tuất (chó) và năm Hợi (lợn). “miêu nhi hoạn xích hà” có nghĩa là mèo con mắt bị mù, không nhìn thấy chuột, ám chỉ Nam Đường không thấy được năm chuột.
Đọc lịch sử về Nam Đường Lý Hậu Chủ vong quốc, tất cả những điều được tiên đoán trong các bài đồng dao đều ứng nghiệm.
Mặc dù thiên đạo trầm ngâm lặng tiếng, nhưng người Trung Quốc cổ đại từ lâu đã quan sát thấy rằng mọi chuyện trên nhân gian đều tương ứng với Thiên đạo, như hình với bóng. Họa phúc thành bại của mọi chuyện ở nhân gian, đặc biệt là khi có liên quan đến vận mệnh của cả một tập thể lớn, trước khi sự việc xảy ra luôn có điềm báo của ông trời. Lời tiên tri trong bài đồng dao chẳng phải là một lời cảnh tỉnh mà ông trời từ bi gửi gắm cho nhân gian sao?
Chân Chân (Theo Secretchina)