Thuyết tiến hóa không ngừng biến đổi vì những hóa thạch được phát hiện
Chúng ta thực sự biết bao nhiêu về quá trình tiến hóa? Có vẻ như trong vài năm qua, càng ngày càng có nhiều phát hiện bác bỏ sự hiểu biết hiện tại của chúng ta.
Một khúc xương cổ đại bị gãy, có niên đại 333 triệu năm là nguyên nhân khiến các nhà khoa học về hóa thạch phải xem xét lại quá trình tiến hóa của động vật có xương sống trên mặt đất, một nhóm các nhà cổ sinh vật học, bao gồm cả nhà nghiên cứu về sinh vật học thuyết tiến hóa tại trường Đại học Công nghệ Queensland Tiến sĩ Matthew Philips, và các đồng nghiệp tại Đại học Monash và Bảo tàng Queensland đã viết trên trang web của trường Đại học Công nghệ Queensland (QUT).
Theo Đại học Công nghệ Queensland (QUT), kết quả phân tích khe nứt và một phần chưa lành lặn hoàn toàn của xương chân trước loài Ossinodus pueri, loài động vật lớn nguyên thủy bốn chân, giống kỳ nhông, được tìm thấy ở Queensland, đã đẩy lùi thời điểm diễn tiến hóa động vật có xương sống trên cạn về 2 triệu năm trước, Tiến sĩ Phillips, một nhà nghiên cứu thuộc Nhóm Nghiên cứu Tiến hóa Động vật có xương sống tại trường QUT, khoa Môi trường và Khoa học sinh học.
“Tuổi của nó làm tăng khả năng trường hợp sinh vật đầu tiên xuất hiện từ dưới nước rồi leo lên sống trên cạn là động vật bốn chân lớn tại Gondwana, ở phía Nam bán cầu, chứ không phải là loài nhỏ hơn ở châu Âu“, Tiến sĩ Phillips cho biết, ông là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên web PLOS One.
“Sự tiến hóa của động vật bốn chân từ cá là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử động vật có xương sống vì nó cần một sự biến đổi cơ thể rất lớn, chẳng hạn như độ chịu lực của bộ xương và khả năng hô hấp trong không khí“.
Tiến sĩ Phillips nói với tờ North Queensland Register: “Xương gãy là do cú ngã trên mặt đất vì rất khó để đạt được tác động này với các hiệu ứng đệm của nước“.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn hai đặc điểm cung cấp bằng chứng về việc động vật bốn chân đã sinh sống trên mặt đất trong một khoảng thời gian khá dài.
“Cấu trúc nội bộ của xương phù hợp với sự biến đổi trong suốt quá trình đi trên mặt đất“, và “bằng chứng khác là máu nhập vào xương ở góc độ thấp, có khả năng làm giảm áp lực tập trung vào xương khi nâng sức nặng cơ thể trên mặt đất“.
Đối với câu chuyện về thuyết tiến hóa. Càng nhiều câu trả lời được tìm kiếm, thì càng nhiều câu hỏi sinh ra. Chúng ta sẽ không bao giờ tìm thấy những bằng chứng mà chúng ta đang mong mỏi? Rất có thể là không bao giờ.
Thanh Phong, dịch từ Vision Times