Thực trạng đáng báo động về sách xuất bản tại Việt Nam

09/09/15, 10:13 Tin Tổng Hợp

Mới đây, trong cuốn sách dạy kỹ năng sống cho học sinh lớp một có bài vượt qua nỗi sợ bằng cách đi trên thủy tinh khiến nhiều người bị sốc. Không những vậy, nhiều cuốn sách khác được xuất bản tại Việt Nam cũng mắc những lỗi không hề nhẹ.

Ảnh Đỗ Lai Thúy đưa vào trang viết về Xuân Diệu.
Ảnh Đỗ Lai Thúy đưa vào trang viết về Xuân Diệu

Cuốn sách Văn hóa và con người xứ Nghệ – những bức chân dung do Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý và Cử nhân Nguyễn Trọng Đệ thực hiện, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành. Sách dày 600 trang, khổ 16×24 cm, số lượng in: 1000 cuốn, phát hành năm 2011.

Sách có những nhầm lẫn sơ đẳng trong việc dùng ảnh, khiến nhiều độc giả nhìn vào đều nhận ra sai sót. Cụ thể, trang 249 viết về nhà thơ Xuân Diệu, sách thay ảnh ông hoàng thơ tình bằng ảnh Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy.

Việc thay ảnh tùy tiện còn có trong trang 368. Trang này viết tiểu sử Mai Thúc Loan, nhưng lại đăng ảnh vua Minh Mạng.

Tại trang 496 viết về tiểu sử của danh nhân Nguyễn Thiếp (1723 – 1804, hiệu là La Sơn Phu Tử), nhưng lại dùng ảnh Nguyễn Hữu Diên. Nguyễn Hữu Diên là bí danh của Nguyễn Thiếp (1894 – 1932), ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, bị mật thám bắt và kết án tù khổ sai. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp sống ở thế kỷ thứ 18, Việt Nam khó lòng có máy ảnh, và giả sử có, cũng không thể in ra ảnh (ảnh cố định đầu tiên được chụp năm 1826 tại Paris). Chỉ cần suy luận logic như vậy, đã thấy việc đem một tấm ảnh chụp đen trắng minh họa cho một danh sĩ thế kỷ 17 là không đúng.

Không chỉ mắc lỗi dùng ảnh, cuốn sách còn đưa ra nhiều thông tin cũ và lạc hậu. Phó Giáo sư Cao Xuân Hạo đã mất từ năm 2007, nhưng sách vẫn viết: “Hiện sống ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Lỗi này cũng xảy ra tương tự với nhà thơ Chính Hữu (mất năm 2007).

Trang 207 về Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, sách viết: “Từ 1961 đến nay: Công tác tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là giáo viên khoa Ngữ văn”. Trang 513 về Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn, sách viết: “Tháng 4/1976 đến nay làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục”… Các cá nhân đều đã nghỉ hưu hơn 10 năm nay, không còn làm công tác quản lý. Tuy nhiên, nhiều thông tin cũ kỹ thiếu cập nhật được dùng tràn lan trong sách.

Cuốn sách Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 do Nhà xuất bản Lao động – Xã hội in 1.000 cuốn. Ảnh bìa của cuốn sách chụp một người thật, hai tay cầm hai cán cân và đứng trên một quả cầu lửa, trên người chỉ mặc chiếc quần lót. Ảnh được cho là cắt ghép cẩu thả, lấy khuôn mặt của diễn viên Công Lý ghép vào thân hình nào đó.

body-2-Cong-Ly-2574-1416197358.jpg
Bìa sách “Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014” in hình phản cảm.

Bìa sách gây ra nhiều phán đoán về ý tưởng. Có người cho rằng, những người thực hiện muốn mô phỏng hình tượng thần Công lý. Cũng có ý kiến nhận định, bìa sách xuất phát từ cách nói hài hước phổ biến trong dân chúng rằng, công lý chỉ là tên một diễn viên hài. Tuy nhiên, dù được hiểu theo cách này hay cách khác, hình ảnh này vẫn bị đánh giá là không phù hợp với nội dung cuốn sách và đặc trưng của ngành tư pháp.

Sách Những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc ra mắt báo giới hôm 5/12/2014 nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sách do Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa và Khoa học – Công nghệ (thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Nhà sách Tân Việt, NXB Văn hóa – Thông tin xuất bản. Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp và Đại tá, bác sĩ Đức Thông đồng chủ biên, cùng nhóm biên soạn thực hiện.

body-2-sach-3565-1418052825.jpg
Nữ tướng Bùi Thị Xuân được minh họa bằng tranh theo phong cách manga.

Trừ 12 vị tướng thời hiện đại có ảnh chụp tham khảo, còn lại, cuốn sách đưa ra nhiều bức tranh làm hình minh họa. Các bức tranh minh họa không thống nhất: Có bức vẽ theo phong cách manga (tranh minh họa Tây Sơn ngũ phụng thư), có bức vẽ nét đen trắng (đô đốc Tuyết, Quang Trung – Nguyễn Huệ), có những bức vẽ chẳng khác nào nhân vật trong một game có tên “Tam Quốc” của Trung Quốc, nhiều bức vẽ theo phong cách digital art, lấy từ bộ tranh “Anh hùng sử Việt” của nhóm Viet Toon. Bộ tranh này từng làm dấy lên tranh luận vào năm 2012 khi sử dụng quá nhiều binh đao, phục trang giống hình game online, không có tính dân tộc. Với mục đích khắc họa có hệ thống những vị tướng lừng danh trong lịch sử dân tộc, cuốn sách mang tới những thông tin và hình ảnh về gần 50 vị tướng nổi tiếng của Việt Nam. Tuy nhiên, phần tranh minh họa sách cho thấy sự tùy tiện, cẩu thả trong quá trình thực hiện của nhóm biên soạn.

Sách là cổng thông tin tri thức, giúp cho người ta nắm bắt được đúng thông tin và hiểu biết một cách xác thực. Do vậy khi biên soạn cần phải có những rà soát một cách kỹ lưỡng để đảm bảo thông tin chính xác và phù hợp. Sẽ ra sao khi những cuốn sách được xuất bản tràn lan và tùy tiện như vậy, hậu quả có thể sẽ rất khó lường.

Thiên Long, tổng hợp

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x