Thực hư hổ ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn bị bỏ đói, tê giác bị mài sừng
(PLO) – Hổ trong Thảo Cầm Viên gầy ốm là do bị bỏ đói, bị cắt xén khẩu phần ăn. Sừng tê giác bị mòn là do chúng bị mài lấy sừng đem bán… Đây là những thông tin đồn thổi, không chính xác trong thời gian qua làm ảnh hưởng không nhỏ tới Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
Có nhiều thông tin không chính xác, gây dư luận không tốt, như chuyện tê giác bị mài lấy sừng, hay chuyện di dời, phá bỏ Thảo Cầm Viên… Ông Phan Việt Lâm, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã bày tỏ như thế tại buổi lễ đón nhận bằng khen của UBND TP.HCM sáng 12-8, về việc cho sinh sản thành công 3 chú hổ trắng trắng Bengal. Theo ông Lâm, tê giác có đặc tính tự mài sừng, do đó sừng có dấu vết giống như bị mài chứ không có chuyện nhân viên của công ty mài lấy sừng đem đi bán lấy tiền như những thông tin đồn thổi. Tê giác rất thích mài chiếc sừng nhỏ phía sau vào các vật cứng nên chiếc sừng này thường bị trầy xước. Một lãnh đạo Công ty Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết thêm, trước đây cũng có nhiều khách tham quan, do không am hiểu về đặc tính của các loài thú nên đưa ra những thông tin không chính xác, ảnh hưởng đến uy tín của Thảo Cầm Viên. “Ví dụ như họ thấy hổ thường có thân hình thon, ốm thì nói rằng hổ bị bỏ đói, hay hoài nghi khẩu phần ăn của hổ bị bớt xén. Thực tế hoàn toàn không phải như thế”, vị lãnh đạo Công ty Thảo Cầm Viên, chia sẻ. Hổ ở Thảo Cầm Viên thường có thân hình thon – gầy nên nên bị hiểu nhầm do bỏ đói, bị bớt khẩu phần ăn. Vị lãnh đạo Thảo Cầm Viên khẳng định khẩu phần ăn của hổ cũng như các loài thú khác đều dựa trên các nghiên cứu khoa học, nhằm đảm bảo cho thú duy trì các đặc tính hoang dã, không có chuyện tự tiện thêm bớt. “Như hổ chẳng hạn, ngoài tự nhiên chẳng có con hổ nào béo tốt cả. Hổ có thân hình thon, gầy mới di chuyển nhanh nhẹn được. Đó mới là cơ thể phù với đặc tính hoang dã của hổ”, vị này giải thích. Nhiều năm trước, cũng có những thông tin cho rằng do không được chăm sóc tốt nên các chuồng thú tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn thường rất hôi, nhất là mùi nước tiểu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về động vật hoang dã, các loài thú thường có đặc tính dùng nước tiểu để đánh dấu lãnh địa. Vì thế, khi các chuồng thú chưa được gắn kính, việc phát tán mùi hôi là điều khó có thể tránh khỏi. Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân (bìa phải) khẳng định không có chuyện di dời Thảo cầm viên Sài Gòn Ông Phan Việt Lâm cho biết, hiện nay tất cả các chuồng hổ và một số chuồng nuôi thú dữ trong Thảo Cầm Viên đã được gắn kính chịu lực. Cách này vừa ngăn được mùi hôi, vừa giúp người xem tiếp cận gần, ngắm thú được rõ hơn mà vẫn an toàn. Về thông tin di dời, phá bỏ Thảo Cầm Viên Sài Gòn, tại buổi lễ trao tặng bằng khen, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân tiếp tục khẳng định, đây là thông tin không chính xác. “Ngay cả khi xây dựng xong Thảo Cầm Viên Safari ở Củ Chi thì Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn hoạt động bình thường”, Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh thêm. TRUNG THANH Theo Pháp Luật TP.HCM Ad will display in 09 seconds
Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEALAd will display in 09 seconds
Tiểu đệ tử Đại PhápAd will display in 09 seconds
Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng nàyAd will display in 09 seconds
Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứngAd will display in 09 seconds
Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quangAd will display in 09 seconds
Thế nào là Tà đạo?Ad will display in 09 seconds
Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?Ad will display in 09 seconds
Thời nay ai bị coi là Tà dâm?Ad will display in 09 seconds
Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lờiAd will display in 09 seconds
Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố? |