‘Thực dưỡng sơn phòng’: Chốn an nhiên tĩnh tại dưỡng tâm và thân
Trong khu rừng xa xôi phía Bắc Đài Loan, “Thực dưỡng sơn phòng” chính là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm về nơi núi non yên bình và tĩnh lặng.
Có câu chuyện kể về một nhà hàng đã trải qua gần 20 năm lịch sử, được di chuyển từ núi này qua núi nọ, bắt đầu từ thành phố Tân Điếm đến ngọn núi cao Dương Minh, Đài Loan. Sau hai năm, nhà hàng lại được chuyển về vùng ngoại ô nông thôn hoang dã gần công viên Quốc gia Đài Bắc. Sau gần một giờ đồng hồ trên xe, bỏ lại phía sau những khối nhà bê tông san sát của thành phố, trước mắt bạn sẽ là con đường nhỏ dẫn lối vào nhà hàng.
Người chủ của nhà hàng là ông Lâm Bình Huy, một kiến trúc sư, sùng bái đạo Phật, trải qua những tháng ngày dài buôn bán thành công trên phố thị, ông chọn về chốn núi non tĩnh tâm thiền định. Ban đầu, ông dành thời gian để đọc sách, uống trà, thiền định và đàm đạo về tinh thần cùng những người bạn muốn tạm lánh nơi ồn ào, náo nhiệt.
Bước qua con cầu nhỏ, nước chảy róc rách, đi qua khu rừng cỏ cây thơm mát, là một ngôi nhà dựng khung gỗ nâu trầm đơn giản, tất cả thay thế cho những ô cửa kính. Không gian bên trong và ngoài liên kết với nhau rất hòa hợp.
Bên trong những tấm thảm lót sàn, bộ bàn thấp và chiếc chiếu nhỏ để ngồi, vừa bước vào khiến du khách chợt cảm nhận đây như một không gian thiền tịnh tĩnh tại.“Thực dưỡng sơn phòng” vốn không chỉ để dưỡng dạ dày mà còn là dưỡng tâm.
Bước qua con đường nhỏ, đặt chân lên những chiếc chiếu tatami, bạn sẽ lạc vào không gian thật sự dành cho thiền định. Hãy tưởng tượng về một nơi bạn vừa có thể tập yoga hay spa – nơi không hề có những vật dụng trang trí sang trọng hay nổi trội, màu sắc hòa với màu đất, nội thất đơn giản tự nhiên, phản chiếu trong bầu không khí thanh bình, thư giãn và ngẫm nghĩ về cuộc sống cùng tách trà ô-long.
“Tôi không quảng cáo một nhà hàng. Tôi chỉ chia sẻ phong cách sống này tới những người khác. Trong con mắt của một người đầu bếp giàu kinh nghiệm, người ta sẽ tự hỏi làm thế nào món ăn của tôi được coi là ẩm thực”, ông Lâm chia sẻ.
Cũng như con người không thể sống mà chỉ có trà, ông Lâm nảy ra một vài sáng kiến, tạo ra những vật chất cần thiết cho những người bạn già của mình. Ông tự trồng rau và thu hoạch ngay trên khu đất của mình.
“Tôi không yêu cầu thực khách gọi gọi đồ ăn, tôi mong muốn họ có những phút giây trải nghiệm hương vị và ánh nhìn thông qua những gì tôi quyết định để chuẩn bị”, ông Lâm nói, ông đã thay đổi 10 lần cuốn thực đơn. “Không những vậy, điều này cũng đem đến cho họ những ngạc nhiên mới mẻ”.
Thức ăn nhanh là một ngôn ngữ nước ngoài ở đây, bữa tối chậm rãi diễn ra trong 3 tiếng đồng hồ. Cách nấu nướng sáng tạo là một sự thể hiện của ẩm thực truyền thống, lấy cảm hứng từ Nhật Bản và Trung Quốc, được chuẩn bị sẵn theo kỹ thuật phương Tây.
“Mỗi món ăn của chúng tôi mang những màu sắc và hình thức từ phương Đông, nhưng chúng tôi kết hợp với những thành phần nguyên liệu từ phương Tây, thêm chút nước sốt theo cách riêng của chúng tôi, nhằm duy trì thị hiếu ban đầu và cung cách phục vụ của chúng tôi phản ánh tinh thần và văn hóa nấu ăn”.
Từ khi bắt đầu ăn chay trường, ông Lâm đã thay đổi rất nhiều trong phong cách ăn uống của mình. Ông ăn ít hơn nhưng chất lượng và hương vị tốt hơn. Cùng với những kinh nghiệm lành nghề khi còn là một kiến trúc sư, mỗi món ăn ông nấu đều có tỷ lệ gia vị chuẩn, đơn giản và thanh đạm.
Phục vụ tại nhà hàng rất chu đáo, những người phục vụ lau dọn bàn ăn trước khi những món ăn mới được đưa lên, tạo ra sự liên tục và mới mẻ.
Sau gần 2 thập kỷ chào đón khách du lịch trong ngày, những nhân vật nổi tiếng và người du lịch trên khắp thế giới, giờ đây mỗi du khách trước khi đến đều đã tự đặt phòng cho mình từ trước đó 2 tháng.
Ngọc Sam biên dịch