Thủ thuật điều khiển cảm xúc để không khóc nơi công cộng?
Cuộc sống luôn có những điều phức tạp và đôi khi, khó khăn trong công việc lẫn đời sống riêng tư khiến bạn chỉ muốn khóc thật to. Tuy nhiên, không phải ở đâu chúng ta cũng có thể khóc được. Vậy phải làm sao để không khóc?
Khóc là một hành vi hoàn toàn tự nhiên của tất cả mọi người. Xét theo mức độ sinh học, khóc là cách cơ thể biểu hiện cảm xúc bị dồn nén và để đối diện với sự mất mát, thay đổi, hay nỗi đau tinh thần.
Trong thực tế, trung bình một phụ nữ rơi nước mắt 47 lần trong một năm trong khi đàn ông chỉ khóc 7 lần.
Hãy nhớ ca khúc Everybody Hurts của R.E.M – Bài hát mạnh mẽ và khiêm tốn đã nhắc nhở chúng ta rằng ai cũng có đời sống tình cảm với những xúc cảm riêng, và chúng ta khóc khi gặp những điều không thuận lợi cũng là điều dễ hiểu.
Những việc cần làm dưới đây không phải là để khuyến khích bạn kìm nén nước mắt, mà sẽ giúp đỡ bạn quản lý cảm xúc của mình khi ở nơi công cộng, cơ quan, hay một nơi đơn giản chỉ là bạn không muốn khóc.
Ví dụ, nếu bạn đang buồn bã trong công việc và cảm thấy muốn khóc, bạn có thể nghĩ tới những điều thiết thực để giúp ngăn chặn cảm xúc của bạn tại thời điểm không thoải mái đó. Sau đó, khi về nhà, bạn có thể giải phóng những giọt nước mắt của bạn trong một khung cảnh riêng tư, an toàn và thuận tiện.
Học cách quản lý cảm xúc là một kỹ năng sống tốt vì khi bật khóc ngay tại công ty, trước mặt sếp và các đồng nghiệp quả thật chẳng hay ho gì, nhất là khi đã bình tĩnh lại, bạn chắc chắn sẽ thấy bối rối khi đối diện mọi người trong công ty.
Lời khuyên cho tinh thần của bạn:
Hãy tự hỏi mình những nguyên nhân cơ bản làm bạn khóc là gì. Có thể bạn sẽ lẫn vào đó những cảm xúc khác mà bạn không thể diễn tả, chẳng hạn như sự thất vọng hay giận dữ từ cuộc sống gia đình.
Hãy thử viết lại vụ việc dưới góc nhìn của người đối lập. Việc dừng lại để suy ngẫm sẽ giúp bạn bình tĩnh trở lại, khiến vấn đề không trở nên phức tạp hơn. Bạn sẽ tìm được hướng để vượt qua sau khi đã hiểu rõ vì sao người đối lập với mình lại làm vậy.
Bạn hãy bình tĩnh, hãy nhấc điện thoại gọi cho một người bạn hoặc người thân nào đó đáng tin cậy, biết lắng nghe để bạn chia sẻ. Nên nhớ, đó phải là người có uy tín, tạo được niềm tin cho bạn. Sự hỗ trợ này sẽ giúp bạn cân bằng lại cảm xúc.
Mẹo vật lý: Đây là một số thủ thuật rất tốt để không khóc
- Cắn môi hoặc mím môi của bạn lại.
- Ngậm miệng lại và nuốt khan.
- Bịt mũi lại.
- Cắn lưỡi của bạn.
- Nắm tay lại, ngón tay cái nhấn vào giữa lòng bàn tay.
- Hít vào từ từ và nhìn lên trên.
- Chà trán của bạn bằng những chuyển động tròn ở giữa và phía trên đôi mắt bạn.
- Tưởng tượng rằng vấn đề là rất nhỏ và bạn là một người khổng lồ.
- Đeo kính râm để che đôi mắt của bạn. Điều này giúp khi cảm giác của bạn tự ý thức được với nước mắt của mình.
Nếu phải liên tục đương đầu với những cảm xúc mạnh tại nơi làm việc, hãy thử cân nhắc xem mình có còn phù hợp với môi trường này không, bởi vì mỗi tổ chức có một văn hóa cảm xúc khác nhau. Những điều được xem là chấp nhận được hoặc kiềm chế được ở nơi này có thể là không phù hợp ở nơi khác.
Hoàng Sâm, theo visiontimes