Thử tài logic của bạn với câu đố kinh điển từ thế kỷ IX

13/10/15, 14:51 Giải trí

Câu đố qua sông thoạt nhìn nhìn tưởng “dễ xơi”, nhưng “xơi” cũng không dễ đâu các bạn. Hãy thử tài logic của mình xem nhé!

Đề bài: Một anh chàng nông dân sau khi đi chợ đã mua về một con sói, một con cừu và một thùng bắp cải. Trên đường về nhà, chàng nông dân phải băng qua một con sông.

Người nông dân chỉ có một chiếc thuyền nhỏ và chiếc thuyền chỉ có thể chở theo anh và một trong ba thứ anh đã mua: sói, cừu, hoặc bắp cải. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ nếu sói và cừu ở lại bờ, sói sẽ ăn thịt cừu. Và nếu cừu ở lại với bắp cải, cừu sẽ ăn bắp cải.

Anh chàng nông dân rất đau đầu và không biết phải giải quyết thế nào. Các bạn có thể giúp bác tìm cách vận chuyển tối ưu nhất không?

Bây giờ em biết làm sao?

Giải đáp

Mấu chốt của bài toán là phải xác định xem cần phải đưa thứ gì qua trước.

Nếu đưa sói qua trước, cừu sẽ ăn bắp cải.

Còn nếu đưa bắp cải qua trước, cừu sẽ trở thành mồi ngon của chó sói.

Vậy đến đây các bạn đã có câu trả lời đưa thứ gì qua trước chưa? Chính là cừu đó.

Sau khi đưa cừu qua sông và trở về, chúng ta có thể thoải mái lựa chọn thứ vận chuyển tiếp là gì: Sói hoặc bắp cải. Tuy nhiên, nếu chọn bắp cải thì khi quay lại, cừu sẽ ăn bắp cải. Tương tự nếu chọn sói, sói sẽ ăn thịt cừu.

Vậy phải làm sao nhỉ? Rất đơn giản, chúng ta sau khi đem bắp cải sang sẽ mang “em cừu” quay lại.

Bây giờ công việc trở nên dễ dàng rồi đúng không? Chúng ta chỉ việc đưa chú sói sang, rồi quay lại đón nàng cừu là nhiệm vụ hoàn thành.

Các bạn có làm ra giống với đáp án không? Nếu có, hãy để lại bình luận dưới đây nhé!

Đôi nét về câu đố qua sông

Câu đố qua sông là một dạng toán giải đố kinh điển của toán học, được sử dụng để kiểm tra khả năng tư duy của não bộ. Những phiên bản câu đố qua sông lâu đời nhất được tìm thấy là từ thế kỷ IX bởi Alcuin – học giả người Anh, với câu đố phổ biến nhất là đưa cáo, ngỗng, túi đậu qua sông.

Ngày nay, để tăng độ khó, câu đố qua sông đã có rất nhiều biến thể như bài toán đưa người qua cầu. Ngoài ra, các bài toán sau này cũng yêu cầu đưa nhiều vật sang sông hơn, hoặc tìm cách thêm vào một số dữ kiện như thuyền có thể chở 3, nhưng chỉ di chuyển khi có ít nhất 2 người ngồi trên….

Theo ttvn.vn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x