Thủ môn Bùi Tiến Dũng: Tuổi trẻ thành công & Tri ân cuộc đời
Trần Việt Quân – một nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, người sáng lập hệ thống trường học Pathway Tuệ Đức với chủ trương kết hợp giữa Khoa Học và Đạo Học. Ông đã cùng với Bùi Tiến Dũng – thủ môn trứ danh của đội tuyển bóng đá Việt Nam, có một buổi trò chuyện sâu sắc và lý thú về cách tri ân cuộc đời, ngõ hầu tìm lời giải đáp cho câu hỏi mà một người trẻ thành công sớm là Dũng hằng trăn trở: Làm thế nào để kiến tạo nên hạnh phúc bền vững thật sự?
1. Lý do và nhân duyên mà Dũng biết tới thầy Trần Việt Quân ?
Nhân duyên bắt đầu từ trăn trở của Dũng. Một đêm khó ngủ Dũng có nhắn tin với người bạn thân, chia sẻ những cái trống rỗng của Dũng làm mình không ngủ được. Hôm đó bạn đã thức cùng em tới 2h đêm và bạn đã chia sẻ với em những kiến thức mà bạn biết và em thấy thuyết phục em. Hôm đó bạn có nói tới thầy Trần Việt Quân, thấy bạn cũng bằng tuổi Dũng nhưng có những suy nghĩ rất khác nên nhờ bạn kết nối với thầy. Sau đó thì Dũng gặp thầy Quân 1 lần để bày tỏ những tâm tư đó và hôm nay là lần thứ 2 thầy trò gặp nhau. Hôm nay Dũng tới đây muốn đại diện cho người trẻ, mang những băn khoăn tới hỏi thầy.
2. Chia sẻ về cuộc đời của Dũng
Dũng được sinh ra trong 1 gia đình nghèo ở 1 vùng quê, chính cái nghèo, khó khăn đó tôi luyện mình giúp mình vượt qua và đến những thành công. Sau khi thành công không biết mình nên làm gì cho nó ý nghĩa nữa. Những ngày sau đó mình gặp những điều chưa bao giờ gặp phải. Sự hâm mộ của mọi người dành Dũng vừa là tình yêu cũng vừa là áp lực lớn. Ngày ngày như thế, tại sao cuộc đời mình tới mức này rồi mà mình lại thấy trống rỗng, không sao giải đáp được ?
Dũng thấy mình 22,23 tuổi thì không biết phải làm sao để hạnh phúc, không lẽ sống nhạt nhẽo như này cả đời ? Một ngày trôi qua như thế là một sự bất hạnh. Dũng cứ đi tìm như thế cho tới khi gặp thầy Quân, thì bắt đầu thấy con đường. Ngày hôm nay có mặt tại đây, để cùng nhau nghe thầy Quân chia sẻ, để những người trẻ chúng ta gặp tình huống tương tự có thể cùng vượt qua.
3. Sinh ra trong gia đình như nào? Đam mê bóng ra sao? Duyên gì đưa đẩy vào con đường bóng đá chuyên nghiệp?
Ở quê không có gì chơi thì anh em quấn vải hoặc lấy bưởi ra để đá. Đam mê đá bóng thì gia đình cản trở nhiều, cũng là điều rất tự nhiên khi hồi đó đá bóng làm vỡ kính rồi trốn học đi đá bóng. Dũng cứ như thế rồi khi 11,12 tuổi thì có 1 đội bóng tới tuyển và 2 anh em thi tuyển vào đó. Dũng không được may mắn khi được vài năm thì họ khó khăn nên Dũng lại về nhà. Lúc đó thì được ở câu lạc bộ là một niềm vui lớn vì ngày được ăn đủ 3 bữa, không phải ăn cơm động, Dũng đi cũng giảm áp lực cho gia đình. Khi về thì mình cũng quay lại làm lụng, cùng bố mẹ với cuộc sống mưu sinh. Trời thương rồi năm 18 tuổi Dũng được CLB Thanh Hóa gọi lên chơi cho giải trẻ. Rồi Dũng được gọi lên chơi cho các đội trẻ ở Việt Nam. Rồi từ đó kinh tế gia đình ổn hơn. Nhà Dũng trước đó có 1 khoản nợ lớn, nên Dũng có suy nghĩ là chỉ có bóng đá mới có thể giúp trả nợ cho gia đình. Đến gia đình đủ đầy hơn thì thấy hạnh phúc xong rồi những khó khăn lại tới, đến từ chính những thành công đó.
4. Bình quân bỏ bao lâu thời gian cho 1 ngày cho đam mê bóng?
Thường thì Dũng tận dụng hết những thời gian rảnh. Như ở nhà nấu cám lợn thì tranh thủ tập cơ bụng. Lên rẫy lấy sắn xong thì lúc về tập chạy bộ về thẳng sân bóng để chơi. Khi vào sân thì sẽ tập các động tác khác. Từ năm 14,15 tuổi bắt đầu có những thói quen như vậy và duy trì cho tới bây giờ.
Thầy Quân: Có 5 năm tự tập luyện để bước chân vào tập luyện. 5 tiếng mỗi ngày tương đương khoảng 8000 giờ. Công thức thế giới thống kê, tự rèn 10.000 giờ (không tính năng khiếu) thì thành chuyên gia trong lĩnh vực đó. Với bạn Dũng thì sau 5 năm rèn luyện đã gần đạt con số đó, rồi với những người có năng khiếu sẵn quá trình rèn luyện sẽ còn hiệu quả hơn. Năng khiếu sẵn có thường liên quan tới nghiệp quá khứ.
5. Dũng thọ ân và tri ân như thế nào?
Sự thọ ân đến từ ba mẹ. Bản thân quan sát ba mẹ, gia đình đầu tiên. Từ bé thấy cha mẹ vất vả gồng gánh để lo cho gia đình. Có 1 thời gian Dũng đi nhặt sắt vụn, ban đầu thấy xấu hổ so với những bạn cùng trang lứa. Nhưng sau đó thấy mẹ nhặt rác để cho mình học tập, cho mình những bữa ăn. Rồi Dũng nhận ra chính những thứ đó đang nuôi mình, cho mình đi học, cho mình bữa ăn thì tại sao mình lại xấu hổ. Cha cũng dày vai, vất vả để nuôi mình. Rồi cũng có những người thầy giúp Dũng trong quá khứ, Dũng có ghi lại trong nhật kí và có những khi nửa đêm Dũng nhớ lại những hình ảnh đó. Chính những điều đó là động lực để mình cố gắng sống tốt hơn, dù là trong hoàn cảnh tệ nhất.
6. Câu chuyện Thường Châu tuyết trắng. Trận cầu đã diễn ra như thế nào, chúng ta đã làm những gì, đoàn kết ra sao để đạt được kết quả như vậy ?
Trận cầu ở trong 1 cơn bão tuyết rất lớn. Không chỉ cá nhân Dũng mà nhiều cầu thủ trong đội lần đầu tiên thấy tuyết. Cái lạnh khủng khiếp khi trên báo đài thì ghi là âm 4, âm 5 độ nhưng ở trên sân lạnh âm 9 độ, nên thời gian trận đó kéo dài khủng khiếp. Hết hiệp 1 cả đội rút vào trong vì bão tuyết quá lớn và quá lạnh. Khi bỏ giày ra thì chân tay tất cả đông cứng lại. Mọi người đã phải ngâm chân vào nước nóng, có những bạn dùng máy sấy 20-30 phút mà vẫn không thể tan được. Giờ nghĩ lại cũng không hiểu sao các cầu thủ có thể vượt qua khó khăn như thế, mọi người có thể cắn răng và chơi trong 1 cái thời tiết như vậy. Xong kết quả thì mọi người cũng đã biết, và Dũng nghĩ cái giúp cho các cầu thủ có 1 tinh thần mạnh như thế là nhờ tình yêu của khán giả, sự truyền lửa từ Ban huấn luyện, từ thầy Park. Thầy đã rất tâm lý và truyền cho tất cả anh em biết được là mình đang khoác trên mình màu cờ sắc áo, đang đeo trên mình lá cờ của Tổ quốc và đây là cơ hội có thể là duy nhất của cuộc đời lập nên 1 trang sử mới.
Tất cả các cầu thủ ở 1 tuổi trẻ như vậy, được trao một kỳ vọng lớn khủng khiếp như vậy. Lúc đó chỉ suy nghĩ làm hết mình, cống hiến hết mình vì đây là một cơ hội lớn trong cuộc đời mình, khó có cơ hội thứ 2. Mọi người đã nắm tay nhau đoàn kết, cùng nhau vượt qua, sau đó kết quả như nào thì mọi người cũng sẽ hài lòng vì đã cố gắng. Sau khi trận đấu xong thì cá nhân Dũng thấy hài lòng và hạnh phúc vì những trải nghiệm, vì những cố gắng của mình, đã làm hết sức của mình.
7. Dũng có suy nghĩ cách gì để tri ân khán giả, tri ân thầy Park?
Sự tri ân ngay tại thời điểm đó là các cầu thủ và cả Dũng ngay lúc đó cũng đã làm, là đã cố gắng hết mình. Thời gian sau đó, các cầu thủ cũng đã chia sẻ điều này rất là nhiều, và trong cuộc sống cá nhân thì Dũng và đồng đội luôn nỗ lực vì sự nổi tiếng, được mọi người chú ý thì chúng mình cũng muốn lan tỏa điều tốt tới mọi người. Dũng cố gắng sống và là 1 tấm gương để mọi người có thể nhìn vào, ít nhất là cho các bạn trẻ noi gương. Các bạn trẻ nhìn vào thì thấy mình sống tốt, sống đúng thì các bạn trẻ cũng muốn như thế.
Thầy Quân: Như vậy là Dũng muốn mình sống xứng đáng, chứ không chỉ giỏi đá bóng thôi là không đủ. Sống làm sao để xứng đáng với 1 kiếp người là vô cùng khó.
8. Cách chọn người yêu ra sao?
Đến bây giờ em cũng chưa có câu trả lời (dù cũng đã kha khá người yêu) vì em nghĩ rằng những người đã có gia đình thì mới có câu trả lời chính xác và em vẫn đang đi tìm 1 tư duy chính xác và rất muốn học hỏi từ thầy Quân.
Nếu có trường hợp phải chọn giữa người mình yêu và người yêu mình em chọn ai ?
Em sẽ không chọn ai cả.
Thầy Quân: Bản chất là chúng ta chọn bạn mà chơi, chọn thầy mà học, chọn người mà lấy đều có 1 công thức chung, là họ nằm ở bên THAM-SÂN-SI nhiều hơn hay TRÍ TUỆ – ĐẠO ĐỨC- NGHỊ LỰC nhiều hơn ?
VD: Cả 2 lấy nhau trên nền tảng THAM nhau, mình THAM cô ta vì cô ấy đẹp, cô ấy THAM mình vì mình có tiền, mình nổi tiếng. Lấy nhau trên nền tảng tâm THAM thì không bền vững, dù vẫn có tình cảm với nhau nhưng tâm THAM quá mạnh thì không bền vững. Vì THAM không được thì cái SÂN nó vận hành, mong muốn không được thì không hài lòng nó vận hành.
Nên chúng ta lấy nhau trên nền tảng trí tuệ – đạo đức thì sẽ bền vững. Ví dụ như tập tôn trọng nhau, chung thủy, vị tha, rộng lượng là cột đạo đức. Thấu hiểu, tìm hiểu, nâng tầm bản thân ở cột trí tuệ. Nỗ lực, cam kết với nhau suốt cuộc đời không là ở cột nghị lực. Nên ai được cả 3 cột này hòm hòm thì nên cưới, còn không thì THAM-SÂN-SI nhiều quá thì không nên cưới.
Vậy làm thế nào để lấy được 1 người có 3 tâm thiện? Mình phải có nó! Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Bản thân muốn thì phải rèn luyện chính mình thì mới có thể hút được người có những điều tương ứng. Làm thế nào để rèn luyện ? *Xem thêm phần thầy Quân nói về Sợi chỉ đỏ*
9. Nổi tiếng rồi làm gì?
Trước khi nổi tiếng Dũng suy nghĩ khi nổi tiếng sẽ nhiều tiền bạc, nhiều người để ý, cái tôi của mình sẽ được thể hiện hơn và tất cả nhu cầu mình được đầy đủ (có nhiều điều kiện để hưởng thụ hơn). Dũng trải qua nhiều giai đoạn phức tạp, có những giai đoạn muốn từ bỏ sự nổi tiếng vì nó quá áp lực. Nhưng có những giai đoạn thấy sự nổi tiếng là hữu ích khi dùng sự nổi tiếng lan tỏa điều tích cực tới nhiều người, giúp ích cho nhiều người.
Thầy Quân: Bản chất của các câu hỏi “Nổi tiếng rồi làm gì ? Tiền nhiều để làm gì ? Đẹp trai để làm gì ?” là giống nhau. Nổi tiếng/đẹp trai/tiền nhiều chỉ là phương tiện để chúng ta lan tỏa 1 việc gì đó thuận lợi hơn, nhanh hơn người thường. Gốc của nó chính là phương tiện. Nếu là phương tiện thì sử dụng phương tiện đó trên nền tảng nào? Có trí tuệ – đạo đức không hay trên nền tảng tâm tham – si. Nếu coi nó là nhất thì nó là tâm si, nếu chúng ta bám mãi vào một điều gì đó – thì đó là tâm si và tham nó vận hành. Độc tố vận hành thì sinh ra lo lắng, bất an, sợ hãi. Nếu lâu ngày thì sinh ra trầm cảm và cuối cùng có thể là tự tử. Quy luật có sinh thì phải có diệt, có đến phải có đi, nên sắc đẹp phải thay đổi theo thời gian.
Tất cả chi là phương tiện, cần sử dụng trên nền tảng đạo đức – trí tuệ, cái này rất khó. Nhiều người giúp người khác trên nền tảng đạo đức, tình thương yêu nhưng thường thiếu trí tuệ, nên đôi khi là “Nhiệt tình + dốt nát = phá hoại”. Nên khi giúp người luôn cần hai yếu tố vừa có trí tuệ, vừa có đạo đức.
Ví dụ: Cầm con dao trong tay. Con dao là là phương tiện. Nếu đi giết người cướp của là tâm tham, cay mũi trả thù thì là tâm sân. Dao đó dùng thái rau mà không đứt tay, dùng khéo léo gọi là có trí tuệ, dùng con dao thái rau nấu cho cả nhà thì là đạo đức. Tấm thân, sắc đẹp, máy tính, 24h mỗi ngày cũng là một phương tiện đặc biệt thôi. Suy nghĩ những điều đó chúng ta dùng vào việc có ích hay không.
10. Sống để làm gì?
Sống cho cuộc đời của Dũng, thỏa mãn những gì khiến mình hạnh phúc. Để thỏa mãn thì tìm những điều mình thấy có giá trị, điều khiến mình hạnh phúc. Ví dụ Dũng đang tìm kiếm những điều mình mang tới cho mọi người có những giá trị về đạo đức, giáo dục chẳng hạn.
Thầy Quân: Hạnh phúc là gì ? Tiến trình cuộc sống là cả đời chúng ta Rèn luyện để chuyển hóa (Quá trình Học-Hiểu-Hành) để thành hình 3 yếu tố Trí tuệ – Đạo đức – Nghị lực. 3 yếu tố này càng mạnh thì chất hạnh phúc càng mạnh. Ví dụ:
– Đạo đức: Cùng là 1 hành động cho tiền làm từ thiện và hành động tham nhũng thì chắc chắn cho tiền hạnh phúc hơn.
– Trí tuệ: Người có trí tuệ theo chiều sâu hạnh phúc hơn người cạn cợt.
– Nghị lực: Người nào có sự nỗ lực, ý chí hơn thì hạnh phúc hợp người lo lắng, sợ hãi. (Cùng đi leo núi người nghị lực hơn không sợ leo người ít nghị lực chỉ dám ở chân núi, con người khi gặp khó khăn trở ngại). Nên người nhiều nghị lực hạnh phúc hơn.
Nên 3 yếu tố hội tụ ở đâu thì hạnh phúc hội tụ ở đấy. Nếu muốn có thì chúng ta phải thông qua quá trình rèn luyện này. Từ đó hạnh phúc mới nở hoa được. Cuộc đời chúng ta để hạnh phúc, chứ không phải như 1 con trâu đi cày, kiếm được căn nhà rồi già rồi chết, hãy nhớ điều này.
Đăng tải dưới sự cho phép của nhà quản lý
Từ Thức (t/h)