Thông tin mới cho thấy lãnh đạo Trung Quốc muốn từ bỏ cuộc bức hại Pháp Luân Công

Trưởng phòng 610, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Lý Đông Sinh bị đã tuyên án, cho thấy sự liên quan của ông đến cuộc bức hại mà phe phái Giang Trạch Dân gây ra. Điều này cũng có thấy rằng dường như thế hệ lãnh đạo mới của ĐCS Trung Quốc không còn thiết tha mấy với việc đàn áp Pháp Luân Công.

Former leader of China Jiang Zemin (L) and current leader Xi Jinping. (Wang Zhao & Hagen Hopkins/Getty Images)
Cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân (Trái) và lãnh đạo hiện tại Tập Cập Bình. (Ảnh: Wang Zhao & Hagen Hopkins/Getty Images)

Chiến dịch chống tham nhũng của nhà lãnh đạo ĐCS Trung Quốc Tập Cập Bình đang bước vào năm thứ 4. Hàng chục ngàn quan chức ĐCS Trung Quốc đang được điều tra và một vài người trong số họ trước đây là những người nắm quyền lực tối cao nhất tại Trung Quốc đã bị thanh trừ và kết án. Vào ngày 12/1/2016, quan chức cao cấp đầu tiên của năm 2016 đã bị kết án và nhận phán quyết.

Tin tức phương Tây đã đưa tin về nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh bị kết án về 15 năm nhận hối lộ của ông. Nhưng mức độ vụ xét xử Lý Đông Sinh ở Trung Quốc đã tiết lộ nhiều hơn về những lãnh đạo hiện tại có liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công, do phe phái ông Giang Trạch Dân khởi xướng.

Ngay từ đầu, các cáo buộc chống lại Lý Đông Sinh về vấn đề tham nhũng đã gắn liền với vai trò của ông trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Trong tháng 12/2013, khi trang web chính thức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc công bố việc điều tra Lý Đông Sinh, nó đã nêu ba chức danh của ông: Phó Trưởng Nhóm phòng chống và xử lý các vấn đề tà giáo, Trưởng phòng 610 và Thứ trưởng Bộ Công an.

Đó là lần đầu tiên mà chính quyền Trung Quốc thừa nhận sự tồn tại của nhóm lãnh đạo và Phòng 610, được Cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân thành lập vào ngày 10/6/1999 để loại bỏ môn thực hành tâm linh Pháp Luân Công. Việc công bố chức danh của cơ quan bí mật cho thấy rằng Lý Đông Sinh đã có liên quan đến cuộc bức hại.

Khi Lý Đông Sinh bị kết án, tiêu đề trong bài báo của Tân Hoa Xã chỉ đề cập đến chức Thứ trưởng Bộ Công An, nhưng trong cùng một ngày tạp chí kinh doanh Tài Tân đã đưa ra tội ác của ông ta trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Li Dongsheng, former head of the secret police task force the 610 Office, in the Great Hall of the People in Beijing on Oct. 14, 2007. (Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)
Lý Đông Sinh, Cựu lãnh đạo lực lượng Cảnh sát mật được gọi là Phòng 610 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 14/10/2007. (Ảnh: Frederic J.Brown/AFP/Getty Images)

‘Vũ khí sắc nhọn’

Tờ Tài Tân đã đóng một vai trò đặc biệt tại Trung Quốc trong ba năm qua. Nó thường xuyên xuất bản thông tin được cho là lấy trực tiếp từ bên trong Trung Nam Hải, khu phức hợp của các lãnh đạo Đảng. Đăng những tin đặc biệt về chiến dịch chống tham nhũng, tạp chí dường như đã thừa nhận mối quan hệ gần gũi với người đứng đầu nỗ lực chống tham nhũng, Vương Kỳ Sơn. Tài Tân cũng được đồn đại là thân cận với lãnh đạo Đảng Tập Cập Bình.

Tờ Tài Tân đã đóng một vai trò đặc biệt tại Trung Quốc trong ba năm qua… Tài Tân cũng được đồn đại là thân cận với lãnh đạo Đảng Tập Cập Bình.

Bài báo trên Tài Tân mang tiêu đề “Thân tín của Chu Vĩnh Khang, Nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh bị kết án 15 năm trong Phiên xử án đầu tiên“. Vào năm 2009, Lý Đông Sinh đã được thăng chức làm Trưởng phòng 610 và Phó trưởng nhóm lãnh đạo, cũng như vị trí Thứ trưởng Bộ Công an. Một đoạn trong bài báo đề cập đến hai chức danh của Lý Đông Sinh liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công và nhấn mạnh rằng ông này đã chính thức được bổ nhiệm làm một quan chức cấp cao, do đó trở thành “vũ khí sắc bén của Chu Vĩnh Khang” trong tháng 10/2009.

Cụm từ “vũ khí sắc bén của Chu Vĩnh Khang” thu hút sự quan tâm

Cụm từ “vũ khí sắc bén của Chu Vĩnh Khang” gây sự chú ý của dư luận. Không có luật nào cho phép ông thực hiện cuộc đàn áp. Thay vào đó, nó là chiến dịch chính trị của Đảng. Khi Lý Đông Sinh mất vị trí trong nhóm lãnh đạo và Phòng 610, ông nên được xem là vũ khí của Đảng, không phải Chu Vĩnh Khang.

Khi Giang Trạch Dân bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công, ông là người lãnh đạo tối cao của Đảng; và Đảng có vẻ đã toàn lực tham gia chiến dịch. Trong thời gian đó, ông Giang và Đảng dường như là một. Bất cứ ai trong giới lãnh đạo Đảng không tích cực tham gia vào cuộc đàn áp này sẽ bị xem là người ngoài cuộc, chỉ đại diện cho bản thân chứ không phải là Đảng.

Khi Giang Trạch Dân rời khỏi một số vị trí vào năm 2002, và nghỉ hưu hoàn toàn vào năm 2004, đã có những thay đổi tinh tế trong cách Đảng vận hành, điều này đã làm suy yếu quyền lực của người đứng đầu tổ chức này, qua đó giúp làm gia tăng quyền tự chủ của các lãnh đạo cấp cao, đồng thời giúp Giang Trạch Dân tiếp tục tác động lên việc chỉ đạo trong Đảng. Số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực nhất trong Đảng đã tăng lên đến 9 thành viên. Việc bổ sung những thành viên trung thành với Giang và kết hợp với những thành viên đương nhiệm vốn là người trung thành với ông, đã cho Giang một sức ảnh hưởng mạnh hơn.

Zhou Yongkang, formerly the Chinese Communist Party Politburo Standing Committee member in charge of security, sits in a courtroom at the First Intermediate People's Court of Tianjin in Tianjin, China, on June 11, 2015. Zhou was sentenced to life in prison. (CCTV via AP)
Chu Vĩnh Khang, trước đây là thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc phụ trách an ninh, ngồi trong một phòng xử tại Tòa án Nhân dân Trung Cấp số 1 Thiên Tân ở Thiên Tân, Trung Quốc vào ngày 11/6/2015. Chu đã bị kết án tù chung thân. (Ảnh: CCTV via AP)

Ngoài ra để tăng sức mạnh của Ủy ban, Giang đã quyết định rằng mỗi thành viên chỉ phụ trách lĩnh vực của mình, và không ai có quyền phủ quyết người khác. La Cán và Chu Vĩnh Khang – người được chỉ định thay thế La Cán năm 2007, đã trở thành những thành viên của Ủy ban Thường vụ Chính trị phụ trách việc đàn áp, và chính sự sắp đặt mới đã tiếp tay cho những việc họ làm về sau.

Âm mưu

Trong tháng 6/2015, Chu Vĩnh Khang đã bị kết án tù chung thân cho ba tội danh: nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực, và tiết lộ bí mật nhà nước. Tuy nhiên, tất cả những phán quyết đó không bao gồm đủ các tội ác hay thậm chí là tội ác tồi tệ nhất của ông. Tội ác thực tế của ông Chu có thể được chia ra thành ít nhất ba phần: tham nhũng, âm mưu lật đổ Tập Cập Bình (bây giờ được nhắc đến trên báo chí chính thức như các hoạt động chính trị không tổ chức), cuộc đàn áp Pháp Luân Công và các nhóm tôn giáo khác.

Bài báo trên Tài Tân ngụ ý rằng tội danh tham nhũng của Lý Đông Sinh và cuộc đàn áp Pháp Luân Công đều liên quan đến Chu Vĩnh Khang. Tài Tân cũng ngụ ý rằng Lý Đông Sinh cũng là một lá bài trong âm mưu của Chu?

Vào tháng 6/2012, tờ Bloomberg đã công bố về sự giàu có của gia tộc Tập Cập Bình, người sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào làm lãnh đạo tối cao. Việc công bố các loại thông tin này được các nhà lãnh đạo ĐCS Trung Quốc thực hiện rất nghiêm túc, vì việc rò rỉ thông tin có thể đe dọa đến khả năng nắm giữ và sử dụng quyền lực của họ.

Bài báo trên Bloomberg là một dạng tấn công nhắm vào ông Tập. Các nhà phân tích Trung Quốc khẳng định rằng Bloomberg sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc công bố các thông tin trong bài viết của họ. Bài viết này được cho là một âm mưu do phe Giang thực hiện.

Marching Falun Gong practitioners hold photos of victims of the persecution in China, during a parade in Washington, D.C., on July 18, 2011. (Epoch Times)
Hình ảnh những học viên Pháp Luân Công bị giết ở Trung Quốc được đưa ra trong một cuộc diễu hành tại Washington DC vào ngày 18/7/2011. (Ảnh: Epoch Times)

Ngay sau khi thông tin Lý Đông Sinh đang bị điều tra được công bố vào tháng 12/2013, tờ báo Hồng Kông là Apple Daily đã đưa tin rằng nhà báo Gao Yu, hiện giờ đang bị cầm tù, đã nói với tờ Apple Daily rằng nguồn cung cấp thông tin về sự giàu có của gia đình ông Tập Cập Bình là từ Văn phòng 610 Trung ương. Một nguồn tin khác nói với tờ Apple Daily rằng Phòng 610 cũng để lộ thông tin tài sản của nhiều gia đình quý tộc khác cho truyền thông nước ngoài, nhưng không có Chu Vĩnh Khang.

Những nguồn tin bên trong ĐCS Trung Quốc trước đó đã mô tả kế hoạch của các thành viên phe Giang để lật đổ ông Tập sau khi ông lên nắm quyền. Nỗ lực đảo chính này đã bị đánh bại, nhưng nỗ lực để làm suy yếu ông Tập vẫn còn được tiếp tục. Nếu bài báo của Apple Daily đúng, thì Lý Đông Sinh và Văn phòng 610 Trung ương đã trở thành vũ khí của Chu và phe Giang Trạch Dân trong nỗ lực chống lại ông Tập.

Sự thăng chức kỳ lạ

Khi bài báo trên Tài Tân nói về việc Lý Đông Sinh trở thành vũ khí của ông Chu, nó đề cập chuyện đã xảy ra vào tháng 10/2009, khi đó Lý Đông Sinh bất ngờ lên vị trí Phó Bộ trưởng Bộ Công an mặc dù ông không có bất kỳ kinh nghiệm hay không có cơ sở pháp lý nào cho việc này. Tài Tân đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Đó là bởi vì cả Tài Tân hay bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác ở Trung Quốc là được phép giải thích về việc này.

Trên giấy tờ, Lý Đông Sinh không có kinh nghiệm liên quan đến vị trí của mình là Thứ trưởng Bộ Công an. Ông từng làm việc tại các đơn vị khác nhau kể từ đầu những năm 1990, tất cả đều nằm trong bộ máy tuyên truyền của ĐCS Trung Quốc. Văn phòng 610 Trung ương tạo mắc xích còn thiếu giữa bộ máy tuyên truyền và công an.

Văn phòng 610 Trung ương tạo mắc xích còn thiếu giữa bộ máy tuyên truyền và công an.

Vào tháng 6/1999, Lý Đông Sinh đã trở thành Giám đốc Ủy quyền của Phòng 610 Trung ương mới thành lập, cũng như trở thành Phó Giám đốc của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Ông đã phụ trách chiến dịch tuyên truyền nhắm vào Pháp Luân Công, nhằm tẩy não người dân. Vào tháng 1/2001, ông chủ của Lý Đông Sinh ở Văn phòng 610 là La Cán đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn nhằm làm mất uy tín của Pháp Luân công. Ông cũng đã dàn xếp việc tuyên truyền về sự kiện này để kích động lòng thù hận của người dân đối với Pháp Luân Công.

Cùng lúc đó, Lý Đông Sinh là Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, Phim và Truyền hình, những tổ chức mạnh hơn cả CCTV và những cái loa khác của Đảng. Sau đó, ông được thăng chức lên làm Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền Trung ương, trong khi đó ông vẫn giữ vị trí Phó Giám đốc tại Phòng 610 Trung ương.

Vào tháng 10/2009, khi Lưu Kinh kế nhiệm trở thành người đứng đầu Phòng 610 Trung ương lại là người sắp về hưu, lúc này thật khó để tìm một sự thay thế vì ngay cả trong Đảng, thật không dễ dàng để tìm một người đủ xấu để nhận công việc này và làm tốt nó, đồng thời người đó phải được sự tín nhiệm của Chu Vĩnh Khang.

Lý Đông Sinh đã ở trong vị trí Phó Giám đốc trong 10 năm. Ông đã nổi tiếng vì sự tham lam của mình (nhận hối lộ), tham nhũng (làm việc như một tay ma cô, cung cấp tiếp viên nữ trẻ của CCTV cho Chu Vĩnh Khang và các nhà lãnh đạo Trung ương tham nhũng khác) và tàn nhẫn (thực hiện việc tra tấn những người từ chối tẩy não). Với những chiến tích như thế, ông có thể được tin cậy là ứng cử viên tốt nhất và duy nhất.

Ngoài ra, sau năm 2004, chính quyền đã cố gắng thay đổi chiến lược đàn áp Pháp Luân Công. Họ đã cố gắng che giấu cuộc đàn áp để tránh chỉ trích quốc tế về việc vi phạm nhân quyền. Tuyên truyền thù hận tấn công Pháp Luân Công không còn là ưu tiên số một, và việc dùng một nắm tay sắt đằng sau hậu trường đã trở thành phương pháp chính. Trở thành một giám đốc cơ quan tuyên truyền không thể chỉ huy các lực lượng đặc nhiệm thực hiện công việc. Đây là lý do duy nhất khiến Lý Đông Sinh được bổ nhiệm làm lãnh đạo lực lượng cảnh sát, một vị trí quyền lực trong một lĩnh vực mà ông không có kinh nghiệm.

Theo bản tin của Tân Hoa Xã về việc tuyên án, Lý Đông Sinh đã bắt đầu lạm dụng quyền lực của mình để đem lại lợi ích cho bản thân và gia đình từ năm 1996-2013 và nhận hối lộ trong khoảng thời gian từ 2008-2013 khoảng 20 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu USD). Tuyên truyền và Công an là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, thật khó có thể tưởng tượng rằng ông có thể liên kết việc tham nhũng từ vị trí cũ của mình đến vị trí mới – là lúc các cáo buộc tham nhũng bắt đầu được đưa ra, buộc tội ông tham nhũng trước cả khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ An ninh trong năm 2009, theo tòa án.

Vị trí duy nhất có thể liên kết tham nhũng trong hai công việc khác nhau chính là chức vụ tại Phòng 610. Điều này cũng cho thấy rằng việc Lý Đông Sinh tham nhũng đã không bao giờ được điều tra trước khi Tập Cập Bình lên nắm quyền lực vì vị trí của ông tại Phòng 610 và lập trường của ông đối với Pháp Luân Công.

Thanh Phong dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x