Thông điệp cho Putin từ Biển Đông
(GDVN) – Trung Quốc ngày càng lên gân lên cốt ở châu Á (đặc biệt là Biển Đông), đây là thông điệp cho Tổng thống Putin để hiểu tình hình phía Đông và tìm kiếm…
Ngày 4/6 nhà báo Urs Schoettli, biên tập viên tờ nhật báo Thụy Sĩ Neue Zurcher Zeitung bình luận trên trang Mydigitalfc về thông điệp cho Tổng thống Nga Vladimir Putin từ việc Trung Quốc ngày càng chứng minh sức mạnh cơ bắp của họ ở khu vực châu Á. Putin nên cân nhắc tìm kiếm sự ổn định và hợp tác từ biên giới phía Tây của mình thì hơn. Quan hệ giữa Nga và các nước châu Âu đang ở mức thấp nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, trung tâm của mọi tranh cãi là khủng hoảng Ukraine. Tuy nhiên những phản ứng từ tranh chấp giữa phương Tây và Moscow đang ngày càng lan rộng và sâu hơn. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, vẫn có nhiều hy vọng về một trật tự thế giới mới, trong đó Nga sẽ đóng một vai trò hàng đầu. Cuộc khủng hoảng tại Ukraine đã khiến các nước công nghiệp G-8 tẩy chay Nga trở thành G-7, người ta có thể xem xét việc loại trừ Nga khỏi G-8 là một hình phạt nhỏ. Tuy nhiên điều quan trọng là cần phác họa một bức tranh toàn diện về địa chính trị toàn cầu để có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa sự ghẻ lạnh giữa Nga và các nước láng giềng còn lại ở châu Âu. Nga chưa bao giờ xem chính mình là một quốc gia châu Âu “thuần chủng” như Pháp, Anh hay Đức. Xét về nền văn hóa, lịch sử, nhân khẩu học và tất nhiên là cả kích thước địa lý thì Nga là một đế chế trải dài trên 2 châu lục Thời Peter Đại đế và Catherine Đại đế, Nga đã xem mình là một thành viên lớn trong các hoạt động chiến tranh và ngoại giao ở châu Âu. 3 lần Nga đã đóng vai trò quyết định trong việc hình thành số phận của châu Âu và duy trì sự đa dạng của nó, bao gồm “các cuộc chiến tranh của Napoleon và 2 cuộc Đại chiến thế giới”. Xuất phát từ bối cảnh đó để trả lời các câu hỏi về những tác động lâu dài cũng như ý nghĩa của sự “tha hóa” quan trọng trong quan hệ giữa Nga với châu Âu, cũng như giữa Nga với Mỹ hiện nay. Những năm gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện mối quan tâm rất lớn đối với việc cải thiện quan hệ giữa Moscow với Bắc Kinh. Đáng chú ý nhất, năm ngoái Trung Quốc và Nga đã ký kết một thỏa thuận cung cấp năng lượng khí đốt tổng trị giá 400 tỉ USD cho Trung Quốc, một thỏa thuận “đồ sộ” nhất trong lịch sử. Trong khi về mặt ngoại giao chính thức có thể vẽ nên 1 bức tranh lạc quan về quan hệ Trung – Nga thì thực tế phức tạp hơn nhiều. Trước hết cần phải nhớ rằng trong nhiều thập kỷ không có sự cố trên đường biên giới dài giữa Trung Quốc và Nga, nhưng xu hướng nhân khẩu học và sự gia tăng lớn về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã phải đặt ra câu hỏi về tính bền vững của đường biên giới hiện nay sẽ nổi lên. (Kích thước) dân số của Nga đang thu hẹp nhanh chóng và vai trò của Nga ở Đông Nam Á đang yếu hơn (Trung Quốc). Chẳng phải đâu xa, ngay cuối tháng 5 vừa qua, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc đã phát sóng giờ vàng một phóng sự nhắc dân “khắc cốt ghi tâm lịch sử đau thương mất đất vào tay Nga”, bình luận về Điều ước Ái Huy 1858 ký giữa triều đình Mãn Thanh và Nga Hoàng. Đây là một động thái bất thường trong khi truyền thông hai nước đang tung hô quan hệ song phương “tốt chưa từng thấy”. Thậm chí một học giả Trung Quốc cũng phải thốt lên: “Đã có vấn đề gì đó nảy sinh trong quan hệ với Nga”, – PV. Đáng chú ý khi các nước cộng hòa ở Trung Á thuộc Liên Xô cũ trước kia đã được Trung Quốc cung cấp nguồn đầu tư quan trọng và dễ gây biến động khu vực. Dù Nga cũng có mặt trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải nhưng rõ ràng khi nói đến Trung Á, Bắc Kinh đang kêu gọi “các mũi chích ngừa” (với Moscow). Hiện nay thế giới đang tập trung chú ý, lo ngại trước việc Trung Quốc bành trướng, bồi lấp và xây dựng các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông cũng như việc Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương. Không có gì nghi ngờ về tham vọng của Bắc Kinh để định hình thế kỷ 21 là thời điểm hình thành cục diện 2 cực Trung – Mỹ. Nga cũng có thể gồng mình thể hiện sức mạnh quân sự, nhưng rõ ràng là sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Moscow đã đánh mất tình trạng sức mạnh siêu cường. Trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc gia, Trung Quốc ngày nay đều vượt qua Nga, dù đó là phát triển kinh tế, tiến bộ công nghệ, các chương trình không gian hoặc các sáng kiến biến đồng tiền của mình thành một ngoại tệ dự trữ toàn cầu. Trước tất cả các động thái này của Trung Quốc, Putin nên lo lắng cho tương lai an ninh của Nga. Các chính sách đối đầu hiện tại với châu Âu có thể là một sai lầm chiến lược. Moscow không thể đủ khả năng để dàn sức trên cả hai mặt trận cùng một lúc, Đông Nam Á và châu Âu. Trong khi có những tranh cãi về vai trò của NATO và EU trong việc mở rộng ảnh hưởng ủa mình tại châu Âu, cũng rát rõ ràng rằng không có thế lực nào ở châu Âu sẵn sàng hoặc có khả năng đe dọa đến biên giới phía Tây của Nga. Mang trong tâm trí những tham vọng lâu dài và vừa được tiếp thêm sức lực, sự tự tin của Trung Quốc không thể áp dụng cho biên giới Nga ở phía Đông. Với Trung Quốc ngày càng lên gân lên cốt ở châu Á (đặc biệt là Biển Đông), đây là thông điệp cho Tổng thống Putin để hiểu tình hình phía Đông và tìm kiếm sự ổn định, hợp tác trên biên giới phía Tây của mình. Theo Anthony Beevor (Antony Beevor), một sử gia chuyên nghiên cứu về các cuộc chiến tranh của thế kỷ XX bình luận trên tờ Inosmi của Nga ngày 5/6: “Chúng ta không thể bỏ qua căng thẳng và nguy cơ xung đột tiềm ẩn ở Biển Đông. Mâu thuẫn nội bộ của Trung Quốc sẽ phát sinh và họ cần mở ra một cuộc xung đột ở bên ngoài nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận và củng cố thống nhất đoàn kết trong nước. “ Cũng xinh nhắc thêm rằng, dư luận đang đặt câu hỏi về ý đồ, quan điểm của Nga đối với vấn đề Biển Đông khi Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tuyên bố bên lề Đối thoại Shangri-la rằng, Nga sẽ tập trận hải quân ở Biển Đông năm 2016 với Trung Quốc. Đáng lo ngại hơn nữa là Moscow không những không phản đối các hoạt động bành trướng lãnh thổ, bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc, đe dọa hòa bình ổn định khu vực và luật pháp quốc tế, ngược lại còn cổ súy Bắc Kinh, cùng Bắc Kinh “chống Mỹ can thiệp Biển Đông”?! PV. “Chúng tôi lo ngại bởi chính sách của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là kể từ khi nó ngày càng trở nên tập trung vào ngăn chặn Nga và Trung Quốc”, ông Antonov nói. Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho rằng, chính sách của Mỹ trong khu vực đang ngày một chống lại Trung Quốc và Nga. Ông cáo buộc: Các tàu khu trục mang tên lửa của Mỹ đã đặt ra một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực. |
Theo Báo Giáo dục Việt Nam