Thiên thạch phát nổ tạo thành ‘quả cầu lửa màu xanh’
Các nhân chứng mô tả, thiên thạch lao xuống bầu trời đêm nước Anh tạo ra “quả cầu lửa” màu xanh lá cây, sáng rực lên giữa đêm tối.
Một số người tin rằng, quả cầu lửa màu xanh là một vật thể bay chưa xác định nhưng ảnh chụp cùng video vô tình ghi lại cho thấy, đây nhiều khả năng là một thiên thạch khổng lồ, phát nổ trong quá trình ma sát với bầu khí quyển trái đất. Các chuyên gia tin rằng, thiên thạch trên là mảnh vỡ của sao chổi Halley.
Tiến sĩ Maggie Aderin-Pocock, nhà khoa học không gian Anh cho biết, vật thể vừa quét qua bầu trời nước Anh là một ngôi sao băng sở hữu kích thước quá khổ. Tuy nhiên, kích cỡ của nó vẫn chỉ tương đương nắm đấm nhưng sau băng này lao xuống với vận tốc 230.000 km/h. Quả cầu lửa được tạo ra khi thiên thạch này phát nổ trong quá trình ma sát với bầu khí quyển trái đất. Giải thích về quả cầu lửa màu xanh trên bầu trời, tiến sĩ Pocock tin rằng, thiên thạch trên có chứa đồng, khiến việc thiêu cháy nó tạo ra màu xanh. Thiên thạch này còn được coi là mảnh vỡ trong đám mây bụi của sao chổi Halley ghé thăm trái đất sớm hơn dự kiến. Như một sự kiện xảy ra hai lần mỗi năm, trận mưa sao băng từ đám mây bụi của sao chổi Halley sẽ kéo dài 10 giờ trong ngày 20/5.
Tuy nhiên, đa phần cách mảnh vỡ sao chổi đều không thực sự lớn, khiến ánh sáng của trận mưa sao băng sắp tới không thực sự rực rỡ. Tuy nhiên, những người yêu thích thiên văn vẫn có thể qua sát hiện tượng này khá rõ ràng vào ban đêm, trong điều kiện trời quang.
Hồng Duy Theo Infonet |
Theo Zing