Thiên cổ kỳ oan tại Trung Quốc (P.2): Ranh giới sinh tử, ranh giới làm người

16/04/18, 14:53 Trung Quốc

Các học viên Pháp Luân Công khi đối diện với những vu khống dối trá khắp nơi, đã lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để phản ánh tình hình với chính phủ. Đứng trước ranh giới sinh tử, các học viên đã dũng cảm hô lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình.

Xem Phần 1 tại đây

Chỉ trong 10 ngày sau khi Pháp Luân Công bị trấn áp phi pháp, hàng trăm ngàn học viên bất chấp mọi trở ngại, chấp nhận nguy cơ có thể bị bắt, bị đánh, nghĩ mọi cách đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. (Ảnh: Minghui)

Trang Minghui.org đưa tin, chỉ trong 10 ngày sau khi Pháp Luân Công bị trấn áp phi pháp, hàng trăm ngàn học viên bất chấp mọi trở ngại, chấp nhận nguy cơ có thể bị bắt, bị đánh, nghĩ mọi cách đến Bắc Kinh thỉnh nguyện. Lúc đó, vì những con đường giao thông chủ yếu đến Bắc Kinh đều bị phong tỏa, nên rất nhiều người trong số họ chọn cách đi bộ, đạp xe, vượt đèo vượt núi đến Bắc Kinh.

Một người phụ nữ đến từ Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm, bị cảnh sát chặn đứng trong khi trên đường đến Bắc Kinh thỉnh nguyện, và còn bị thu hết sạch tài vật. Một mình cô thoát khỏi đồn cảnh sát, từ phía Bắc Trường Thành đầy gió tuyết, ăn xin dọc đường để đến được Bắc Kinh.

Khi một người nông dân cao tuổi bị bắt ở Bắc Kinh, ông đã mở túi đồ của mình ra, lấy mấy đôi dép đã đi mòn nát cho cảnh sát xem, ông nói: “Tôi đi xa như vậy mới tới được đây, chỉ vì để nói mấy câu từ đáy lòng: Pháp Luân Đại Pháp là tốt! Chính phủ sai rồi!”

Tin tức nội bộ của công an Bắc Kinh cho biết, từ tháng 7/1999 đến tháng 4/2001, số liệu ghi chép người tập Pháp Luân Công ở các nơi trên toàn Trung Quốc đến Bắc Kinh thỉnh nguyện bị bắt là 830.000 lượt người (chưa kể rất nhiều người không báo danh tính và không làm đăng ký). Mùa hè năm 2001, Cục Công an thành phố Bắc Kinh tính toán được rằng số lượng bánh màn thầu được bán ra ở trên đường phố Bắc Kinh tăng vọt, tính ra số người tập Pháp Luân Công đến Bắc Kinh đã vượt qua con số 1 triệu.

Đối diện hành động thỉnh nguyện lương thiện và tín nhiệm chính phủ của người tập Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại càng bức hại nặng nề hơn, bỏ tù họ hết lượt này tới lượt khác. Vì ông Giang Trạch Dân hạ lệnh “tiêu diệt tận gốc Pháp Luân Công trong 3 tháng” và “tôi không tin Đảng Cộng sản không chiến thắng được Pháp Luân Công”.

Nhận thấy thỉnh nguyện không có tác dụng gì, vì để vạch trần lời lừa dối của ĐCSTQ, từ năm 2002, một số người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã bất chấp nguy hiểm tính mạng, dùng cách chèn sóng vào mạng vô tuyến để truyền đi sự thật về Pháp Luân Công, bắt đầu từ Trường Xuân rồi tới các nơi khác.

Một người nông dân tập Pháp Luân Công ở Tứ Xuyên mở bao hành lý của mình, lấy mấy đôi dép đã đi nát ra cho cảnh sát xem (Minghui.org)

Sự kiện chèn sóng về sự thật Pháp Luân Công trên TV gây chấn động thế giới

Buổi tối ngày 5/3/2002, 300 ngàn người sử dụng truyền hình cáp và hơn triệu khán giả đã xem được sự thật về Pháp Luân Công bị ĐCSTQ che giấu. Đồng thời, tại thành phố Tùng Nguyện cách thành phố Trường Xuân ước chừng 150 km, có khoảng vài trăm ngàn người thấy được những video sự thật như “Là tự thiêu hay là dàn dựng“, “Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới”.

Pháp Luân Công lấy chân, thiện, nhẫn làm nguyên tắc chỉ đạo, do Ông Lý Hồng Chí truyền ra ở Trường Xuân năm 1992. Nhờ hiệu quả trừ bệnh khỏe người và đề cao tâm tính rõ rệt, môn tu tập này lan tỏa nhanh chóng thông qua truyền miệng. Từ năm 1995, Pháp Luân Công được truyền ra nước ngoài, cho đến nay đã được truyền đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, được hàng trăm triệu người từ các dân tộc khác nhau yêu thích tập luyện, và duy nhất chỉ có ĐCSTQ bức hại.

Ước chừng có 15 người tập Pháp Luân Công tham gia vào việc chèn sóng đưa sự thật lên truyền hình, bao gồm Lưu Thành Quân, Lôi Minh, Trương Văn, Lưu Vĩ Minh, Hầu Minh Khải, Lưu Hải Ba, Tôn Trường Quân, Lương Chấn Hưng, Lý Đức Hải, Ngụy Tu Sơn, Châu Nhuận Quân….

Tối ngày 6/3, anh Lưu Thành Quân ra ngoài nghe ngóng kết quả rồi quay về. Anh vừa khóc vừa nói: “Cảm ơn các bạn, thành công rồi, trên xe buýt công cộng mọi người đều đang nói về sự thật Pháp Luân Công. Anh nói trên một kênh thì chèn được 20 phút, một kênh khác thì chèn nửa giờ. Sự thật về vụ tự thiêu đã được phát sóng rồi, mọi người đều đã hiểu rồi, chấn động cả thành phố rồi!”

Lần chèn sóng này giống như một xung điện chấn động, xé toang tấm màn đen và tường sắt dối trá của ĐCSTQ về Pháp Luân Công. Sau khi tin tức được truyền đi rộng rãi, toàn bộ Trường Xuân và Tùng Nguyện đều bàn luận một cách hết sức sôi nổi. Người ta gọi điện thoại cho nhau, đi khắp nơi báo tin, còn có người nói, Pháp Luân Công được minh oan rồi.

Nhưng ông Giang Trạch Dân lại hạ mệnh lệnh “giết không tha” đối với những người tập Pháp Luân Công chèn bản tin nói rõ sự thật lên sóng truyền hình.

Trong những người chèn tin thì 8 người bị giết

Toàn bộ thành phố Trường Xuân bị giới nghiêm, Bộ Công an chỉ đạo cuộc lùng bắt quy mô lớn. Theo thống kê, lần này cảnh sát bắt hơn 5.000 người tập Pháp Luân Công, bao gồm đại đa số là những người không tham dự vào việc chèn sóng.

Anh Lưu Hải Ba, người tập Pháp Luân Công tại Trường Xuân bị bắt tại nhà vào ngày 10/3/2002. Số tiền mặt 5.000 nhân dân tệ trong nhà và toàn bộ tiền trong người đều bị cướp. Cảnh sát đánh vỡ mắt cá chân của anh ngay trước mặt vợ và đứa con 2 tuổi.

Một cảnh sát hiện đang cư trú ở Úc tiết lộ, anh Lưu bị tra tấn hỏi cung vào 1 giờ sáng, thậm chí 2 cảnh sát còn dùng dùi cui điện cao áp cho vào hậu môn của anh Lưu Hiểu Ba để giật điện tới nội tạng. Vài phút sau, cảnh sát la lớn: “Tim Lưu Hải Ba không còn đập nữa rồi!”. Sau đó cảnh sát tuyên bố là anh chết vì bệnh tim và thi thể lập tức bị hỏa thiêu.

Nửa đêm ngày 23/3/2002, anh Lưu Thành Quân bị bắt, sau đó bị phạt tù phi pháp 19 năm, trong tù anh phải chịu những tra tấn cực hình tận cùng. Cuối năm 2003, anh Lưu Thành Quân đã hấp hối. Khi người nhà nhìn thấy anh ở Bệnh viện Trung tâm thành phố Cát Lâm, thì toàn thân anh đều bị thương tích, người gầy như que củi, tim và thận bị suy kiệt cực độ, sinh hoạt rất khổ sở, gần như không nói được.

Thấy người nhà đến, anh dùng tay chỉ đến một người phạm nhân chăm sóc anh nói: “Anh ấy chăm sóc tôi cả lúc tôi đi vệ sinh. Khi tôi đi rồi, mọi người phải chăm sóc, cứu anh ấy.” Tất cả những người có mặt đều cảm động, nước mắt tràn ra, người phạm nhân kia cũng ứa nước mắt.

4h sáng ngày 26/12/2003, sau 21 tháng bị giam giữ tra tấn, anh Lưu Thành Quân đã tạ thế, lúc đó anh mới chỉ 32 tuổi. 7 giờ sau thi thể anh bị đưa đi hỏa thiêu.

Trái: Lưu Hải Ba, phải: Lưu Thành Quân (Minghui.org)

Trong lần bắt bớ quy mô lớn do Bộ Công an chỉ đạo này, ít nhất 8 người bị tra tấn đến chết. Trong những người chèn sóng có hơn 10 người bị kết án từ 4 đến 20 năm tù. Đến nay, có không ít người trong số họ vẫn đang bị tra tấn trong tù….

Những câu chuyện đầy máu và nước mắt này trên Minghui.org có nhiều và đã lâu đến mức người ta đã quá quen, không còn cảm thấy chấn động nữa. Còn có nhiều người tập Pháp Luân Công khác chọn cách treo các băng rôn sự thật, dán các tờ sự thật, giảng sự thật trực tiếp cho ngời dân, họ cũng phải chịu bức hại tàn khốc như vậy.

Căn cứ theo thống kê không đầy đủ, tính đến Ngày Nhân quyền Thế giới 10/12/2017, 18 năm kể từ khi ĐCSTQ bắt đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, có ít nhất 4.154 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết, các vụ án phân bố trên hơn 30 tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung Ương. Do ĐCSTQ phong tỏa Internet, và bức hại vẫn đang tiếp diễn, nên con số này chỉ là một phần nổi của tảng băng mà thôi.

18 năm nay, dưới mật lệnh “đánh chết tính là tự sát”, “giết không tha” của ông Giang Trạch Dân, đồn công an, trại cưỡng bức lao động các cấp của ĐCSTQ và cảnh sát nhà giam đã sử dụng hơn 100 phương thức tra tấn đối với những người tập Pháp Luân Công quyết không từ bỏ tu luyện.

Các phương thức gồm có đánh đập, sốc điện, dội nước nóng, ủi bàn là, bị bắt ngồi “ghế hổ”, ghế sắt, cưỡng bức tình dục, chọc dùi cui vào âm đạo, kéo núm vú, cưỡng bức phá thai, treo lên, còng tay, bắn súng, hành hạ đến chết… Đối với những người tuyệt thực để phản đối thì bức thực bằng nước muối đặc hoặc thậm chí bằng phân và nước tiểu, không cho ngủ thời gian dài khiến cho người ta phát điên. Khó mà đếm hết số lượng những người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến mức bị thương, chết hay thậm chí bị giết để mổ lấy nội tạng.

Bị dội nước nóng đến chết

Anh Cái Xuân Lâm, người dân thị trấn Nam Khẩu Tiền huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận tỉnh Liêu Ninh tập Pháp Luân Công. Ngày 17/4/2005 anh bị bắt cóc, sau 19 ngày thì bị bức hại đến chết.

Người nhà nhìn thấy trên mặt di thể của anh Cái Xuân Lâm có vết bỏng, bị biến hình; trên ngực phải cũng bị bỏng. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy: thực quản bị bỏng nặng, dùng tay nắn một cái là da bong ra, đầu quả tim bị biến thành màu trắng. Pháp y giám định kết luận, anh Cái Xuân Lâm chết vì bị dội nước nóng.

Bị tiêm thuốc độc chết

Cô Trương Phó Trân vốn là nhân viên tại Công viên Hiện Hà thành phố Bình Độ tỉnh Sơn Đông, là người tập Pháp Luân Công. Tháng 11/2000, cô đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công, bị cảnh sát Phòng 610 thành phố Bình Độ lột sạch quần áo, cạo trọc đầu, trói thành hình chữ đại ở trên giường. Cảnh sát tiêm cho cô ấy một loại thuốc độc. Về sau, cô Trương Phó Trân thống khổ như bị điên vậy, giãy giụa trên giường rồi chết.

Trong toàn bộ quá trình, nhiều quan chức lớn nhỏ trong hệ thống Phòng 610 đều có mặt ở hiện trường quan sát.

Tháng 12/2013, Minghui.org đã đăng một báo cáo cho thấy, ít nhất 234 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết bằng cách tiêm thêm thuốc gây bệnh tâm thần hoặc thuốc có độc.

Tổ chức Điều tra Thế giới về cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã tiến hành điều tra các bệnh viện tâm thần tại Trung Quốc và phát hiện riêng bệnh viện tâm thần hoặc khoa tâm thần của các tỉnh thành Sơn Đông, Bắc Kinh, Hà Bắc, Hà Nam, có 90% cho thấy đã từng giam giữ người tập Pháp Luân Công. Trong đó 25 nơi thừa nhận, người tập Pháp Luân Công không có triệu trứng bệnh tâm thần, giam giữ họ chỉ là để bức ép chuyển hóa, trong số các thủ đoạn thì có sử dụng thuốc độc.

Bị bức thực dã man đến chết

Bà Lý Tú Mai, người tập Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên, tối ngày 3/12/2001 bị bắt cóc, giam trong lồng sắt 1 đêm, hai tay bị còng vào trong lồng sắt. Cảnh sát còn đánh mắng bà hết lần này tới lần khác.

Tại Trại tạm giam Diêu Gia, Đại Liên, bà Lý Tú Mai dùng hình thức tuyệt thực để phản đối bức hại. Hai ngày trước khi bị bức hại đến chết, bà bị lôi đi bức thực, khi quay lại, bà sức cùng lực kiệt, sắc mặt xanh tím, thở không ra hơi nói: “Họ bóp mũi tôi, bịt miệng tôi, muốn tôi nghẹt thở đến chết”. Bà còn nói: “Trong những thứ rót vào có thuốc gây hôn mê”. Ngày 16/12/2001, bà Lý Tú Mai lại bị lôi đi bức thực và không còn quay lại nữa. Bà đã bị bức hại đến chết ở tuổi 58.

Bị bức hại đến mức mắc trọng bệnh mà chết

Anh Phan Hưng Phúc là một người tập Pháp Luân Công, năm 1998 được bình chọn là nhân tài thế kỷ trong hệ thống điện tín tỉnh Hắc Long Giang, kế nhiệm vị trí Cục Phó Cục Điện tín huyện Hữu Nghi kiêm Phó chủ nhiệm Trung tâm Chuyển mạch Cục Điện tín thành phố Song Áp Sơn.

Đầu năm 2002, Anh Phan Hưng Phúc bị kết án phi pháp, bị giam ở Nhà tù Thất Đài Hà Hắc Long Giang, sau bị thuyên chuyển sang Nhà tù Mẫu Đơn Giang. Trong thời gian đó, anh bị tra tấn hành hạ, bị bắt làm nô lệ, sau đó bụng và ngực tích nước dẫn tới bệnh lao phổi. Tháng 7/2004, khi anh đã rất yếu, nhà tù mới cho phép người nhà đưa về, ngày 31/1/2005 thì hàm oan tạ thế khi mới chỉ 31 tuổi.

Phan Hưng Phúc bị bức hại tại nhà tù Mẫu Đơn Giang đến mức bụng ngực tích nước nghiêm trọng trở thành bệnh lao phổi. (Ảnh: Epoch Times)

Khi còn sống bị bức hại đến mức liệt hai chân, bộ phận sinh dục bị giật điện đến mức thối rữa

Khúc Huy là nhân viên hải cảng Đại Liên, là người tập Pháp Luân Công, ngày 13/4/2000 bị giam vào Trại lao động cải tạo Đại Liên, bị bức hại đến mức liệt hai chân. Ngày 19/2/2014, sau 13 năm nằm trên giường chống chọi với đau đớn, Khúc Huy hàm oan tạ thế.

Khi còn sống Khúc Huy miêu tả cảnh ngộ gặp phải tại viện lao động giáo dưỡng Đại Liên: “Những người tập Pháp Luân Công bị tra tấn đến tàn phế nằm ngổn ngang trên hành lang, có người sùi bọt mép, có người kêu rên thống khổ, cảnh tượng đó thảm không nỡ nhìn. 9 giờ tối tôi cũng bị lôi đến cái phòng âm u khủng bố kia, cảnh sát tiếp tục tra tấn tôi đến tận 8h sáng hôm sau. Không biết là phải thay đến bao nhiêu cái dùi cui điện, gậy cao su đánh cho tôi bị thương tích bao nhiêu chỗ trên người, da thịt ở mông bị đánh nát, đầu gối bị đánh sưng, xương cổ bị đánh gãy, miệng thổ máu tươi, và còn nhiều lần bị hôn mê…”

Loại bức hại mất hết lương tri này, đã khiến cho Khúc Huy bị gãy xương cổ, cơ quan sinh dục bị xung điện đến lở loét, toàn thân tê liệt (ngoại trừ ngũ quan trên mặt có thể cử động ra, thì không bộ phận nào còn cử động được), toàn thân bị sưng nghiêm trọng, nhiều chỗ da bị nứt ra, sốt cao, không thể hô hấp, phải chọc máy hô hấp vào khí quản, không thể đi tiểu phải cắm ống dẫn niệu, đại tiện mất khống chế, toàn thân nhiều chỗ hoại tử (trong đó phần xương cụt bị hoại tử có diện tích lên tới 20mm*20mm, sâu đến tận xương chậu, xương sống lộ ra ngoài màu đen), bốc mùi hôi thối

Vì bức hại khiến cho trung khu thần kinh bị tổn thương gây ra sốt cao run rẩy, tình trạng này đeo bám theo Khúc Huy nhiều năm liền.

Bị bắn bằng súng

Anh Khương Hồng Lộc, nhân viên trạm quản lý đường thành phố Mật Sơn tỉnh Hắc Long Giang, là người tập Pháp Luân Công. Ngày 12/2/2002, mùng 1 Tết, anh Khương ra ngoài nói cho mọi người sự thật về Pháp Luân Công bị cảnh sát Mạnh Khánh Khải nổ súng bắn gãy chân.

Cảnh sát ĐCSTQ thậm chí còn dùng súng uy hiếp trẻ em

Cô Hình Quế Linh, người dân Trường Xuân, Cát Lâm cũng tập Pháp Luân Công. Năm 2015, Hình Quế Linh tố cáo ông Giang Trạch Dân, trong thư tố cáo cô viết, từ Trại lao động nữ Hắc Chủy Tử tại Trường Xuân về nhà, cảnh sát và nhân viên cảnh sát khu vực còn năm lần bảy lượt đến nhà gây rối, bức ép cô vứt bỏ tín ngưỡng, “cảnh sát đã nhiều lần đập hỏng cửa, thậm chí dùng súng uy hiếp con trai tôi, tôi buộc phải rời nhà sống trôi giạt khắp nơi”.

Sau khi Hình Quế Linh buộc phải rời nhà đi lang thang, cảnh sát vẫn cố ý ở lại nhà cô nhằm bắt được cô. Điều này khiến cho tình trạng thân thể của chồng cô là Trấp Cảnh Xương bị chuyển biến xấu rất nhanh, ngày 26/8/2002 đã hàm oan tạ thế. Cô nói: “Con tôi mất đi cha, lại không thể được mẹ chăm sóc, các con và tôi luôn phải chịu đựng sự giày vò cả thân lẫn tâm”.

Phải chịu đựng các loại cực hình như “đóng băng”, “mở khóa”

Anh Trần Ái Trung là người tập Pháp Luân Công tại Hà Bắc. Tại trại tạm giam Đông Bắc Vượng (Bắc Kinh), cảnh sát lột sạch y phục của anh, rồi còng lại, chôn sâu hai chân xuống tuyết, bị đông lạnh hơn 1 giờ. Tuyết bị đông dưới chân biến thành hai vũng nước, cẳng chân bàn chân của anh bị đông lạnh tới mức bị thương, mất đi cảm giác, cảnh sát còn dùng dùi cui điện 300 KV để giật điện thời gian dài vào những bộ phận mẫn cảm trên cơ thể anh, khiến cho anh bị ngất đi mấy lần, trên thân, trên chân, trên mặt, trên cánh tay có những mọng nước lớn nối liền với nhau; hai chân sưng lên, máu biến thành màu tím, khiến cho anh tàn phế, từ đó không thể đứng được nữa.

Trong trại tạm giam quận Hải Điến thành phố Bắc Kinh, Trần Ái Trung phải chịu tra tấn “mở khóa”, tức là mỗi phạm nhân một tay giữ chặt hai ngón tay, một phạm nhân khác lấy bàn chải đánh răng góc vuông cọ qua lại giữa hai ngón tay của Trần Ái Trung, lập tức da thịt ở giữa hai ngón tay bị nứt rách ra, máu me đầm đìa. Trần Ái Trung bị bức hại đến mức hai chân hai tay đều bị tàn phế.

Ngày 9/1/2001, Trần Ái Trung bị bí mật đưa đến trại lao động Hà Hoa Khang. Ngày 20/9 anh đã bị trại lao động cướp đi sinh mệnh khi chỉ mới 33 tuổi.

Gia đình của Trần Ái Trung có 5 người bị ĐCSTQ bức hại đến chết. Em trai là Trần Ái Lập, em gái Trần Hồng Bình bị bức hại đến chết vào năm 2004 và 2003. Bố mẹ là Trần Vân Xuyên, Vương Liên Vinh, hai người già cả bị bức hại phải bỏ nhà sống lưu lạc, không may lần lượt qua đời.

Bị mổ cướp nội tạng

“Đao phẫu thuật đặt trên ngực, một đao đi xuống, máu phun ra tung tóe”, “khi huyết quản của tim bị cắt, thì cô ấy co giật….”. Đây là nội dung mà một vị nhân chứng từng làm cảnh vệ cầm súng tại hiện trường thành phố Cẩm Châu tỉnh Liêu Ninh tiết lộ với Tổ chức Điều tra Thế giới về cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Lúc 5h chiều ngày 9/4/2002, tại một phòng phẫu thuật tầng 15 Bệnh viện Tổng quân khu Thẩm Dương, hai bác sĩ quân y (1 người là bác sĩ của Bệnh viện Tổng quân khu Thẩm Dương và một bác sĩ trẻ tốt nghiệp Đại học Quân y số 2) mổ sống lấy nội tạng của một người tập Pháp Luân Công 30 tuổi, trong tình huống hoàn toàn tỉnh táo, không tiêm thuốc mê. Trước đây, người phụ nữ này đã phải trải qua một tuần tra tấn, đánh đập, vết thương chồng chất.

Tháng 3/2006, Annie, nguyên là nhân viên Bệnh viện Trung Tây Y kết hợp tỉnh Liêu Ninh, làm nhân chứng thứ nhất, đã vạch trần tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ với truyền thông hải ngoại. Chồng của cô từng tham dự phẫu thuật mổ lấy giác mạc của những người tập Pháp Luân Công còn sống tại bệnh viện Tô Gia Đồn tỉnh Liêu Ninh.

Annie tiết lộ, từng có khoảng 6.000 người tập Pháp Luân Công bị giam tại một trại tập trung dưới lòng đất, khi cô còn làm việc tại bệnh viện, đã từng có hơn 4.000 người tập Pháp Luân Công bị mổ lấy những nội tạng khác nhau, sau đó bị ném vào lò thiêu của bệnh viện để tiêu hủy bằng chứng.

Sau đó, Tổ chức Điều tra Thế giới về cuộc đàn áp Pháp Luân Công thông qua việc điều tra bằng cách gọi trên 10.000 cuộc điện thoại, đến nay đã thu được 60 băng ghi âm điều tra, 1.628 tư liệu làm chứng cứ, chứng minh: từ năm 1999 đến nay, tập đoàn phạm tội của họ Giang đã khống chế các trại lao động, nhà tù, trại tập trung trên toàn quốc cùng với  quân đội, giới chính trị, tư pháp, y học, giới thương mại, xã hội đen liên kết với nhau để hình thành một mạng lưới giết người lấy nội tạng sống của người tập Pháp Luân Công, bán ra nội tạng, thí nghiệm trên cơ thể sống, buôn bán thi thể, buôn bán cơ thể sống để thu về lợi nhuận kếch sù. Đặc biệt là quân đội và sự tham gia trên quy mô lớn của hệ thống cảnh sát và bệnh viện, đã đến mức độ tùy ý cướp đoạt, giết người không ghê tay.  

Năm 2016, ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh Canada về khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhà báo điều tra Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền Canada David Matas đã công bố báo cáo điều tra độc lập tại Washington. Điều tra cho thấy, mỗi năm lượng phẫu thuật cấy ghép nội tạng của Trung Quốc là khoảng từ 60.000 đến 100.000 ca, những nội tạng này chủ yếu đến từ người tập Pháp Luân Công.

Giữa sự sống và cái chết

Bức hại Pháp Luân Công đến nay đã được 18 năm. Năm 2017 trong “Đại hội 19”, lấy danh nghĩa là “duy trì ổn định cho Đại hội 19”, có ít nhất 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở Trung Quốc liên tiếp phát sinh các sự kiện bắt cóc, quấy rối người tập Pháp Luân Công. Trong đó có anh Mã Chấn Vũ tại Nam Kinh bị bắt cóc một lần nữa vào ngày 19/9/2017.

Mã Chấn Vũ vốn là cán bộ kỹ thuật nòng cốt của Sở nghiên cứu số 14 tại Nam Kinh của Bộ Công nghiệp Thông tin Trung Quốc, là người thiết kế và bảo trì tổng thể radar, là nhà thiết kế bảo trì của 4 cơ quan, từng thiết kế hoàn thành những sản phẩm điện tử lớn của quân sự.

Mã Chấn Vũ bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công năm 1996, một thân đầy bệnh tật đã khỏi hẳn, nhất là giáo lý chân, thiện, nhẫn của Pháp Luân Công đã giúp anh tìm được những đáp án nhân sinh mà cả đời suy nghĩ nhưng không giải được. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, anh càng làm việc cần mẫn vất vả hơn, gia đình vui vẻ hòa thuận. Anh trung hậu khoan dung, thích giúp đỡ người khác, từng đảm nhận vị trí tình nguyện viên trạm trưởng trạm phụ đạo Pháp Luân Công ở Nam Kinh. 18 năm nay, vị nhân viên nghiên cứu ưu tú này chỉ vì kiên trì tín ngưỡng vào chân, thiện, nhẫn mà bị giam giữ phi pháp và bức hại nhiều lần.

Ngày 30/4/2009 trước khi anh bị bắt cóc phi pháp đã lưu lại lời thoại sau:

“Đối diện với bức hại liên tục không ngừng nghỉ từ trên xuống dưới, từ đơn vị, đường phố đến hệ thống công an tòa án, viện kiểm sát, nhà tù, thì hoặc là bạn cần phải kiên cường lên, dũng cảm không sợ sinh tử, có thể bảo trì một chút tôn nghiêm của con người; hoặc là bạn làm một chú chó, hay cái xác không hồn, thậm chí trợ Trụ vi ngược, nếu không, bạn muốn giữ lại một chút tư tưởng, một chút lương tri, một chút tiêu chuẩn đạo đức thấp nhất để làm người cũng không thể nào”.

“Lần nào họ cũng bức ép tôi tới ranh giới sinh tử, ranh giới làm người, khiến tôi không thể đánh cuộc sinh mệnh. Trong một chế độ như thế này, kiên trì tín niệm sao mà khó thế, thậm chí muốn kiên trì giữ vững một chút tiêu chuẩn đạo đức thấp nhất để làm người, cũng phải đánh đổi sinh mạng. Điều gì khiến cho một người mềm yếu như tôi có dũng khí như thế này? Là Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi những chân lý ở các tầng khác nhau, đã cho tôi dũng khí của sinh mệnh, cho tôi nghị lực với tư tưởng kiên định”.

>>> Phần 1

(Còn tiếp)

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x