Thấy lưỡi có các biểu hiện này bạn hãy đi khám ngay
Cũng như các bộ phận khác của cơ thể, lưỡi có những dấu hiệu bệnh lý của riêng nó và quan trong hơn là nó có thể nói lên tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.
1. Lưỡi xuất hiện nhiều vết nứt
Những vết nứt của lưỡi có thể phát triển theo tuổi tác. Nếu bạn thấy một vài vết nứt trên lưỡi thì rất có thể nó vô hại. Chỉ khoảng 2-5% dân số Hoa Kỳ có những vết nứt trên lưỡi thường xuyên, có thể liên quan đến vấn đề di truyền.
Tuy nhiên, nếu trên lưỡi có thêm những vết nứt không rõ nguyên nhân hoặc môi sưng to thì bạn hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra. Đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hiếm gặp gọi là hội chứng Melkersson-Rosenthal.
2. Mảng bám trắng dày trên lưỡi
Mảng bám dày cứng phủ trắng cả mặt lưỡi thường chính là triệu chứng của nhiễm nấm lưỡi. Bệnh này hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người đeo răng giả, người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị kháng sinh mạnh.
3. Những vết loét
Những chấn thương trong quá trình nhai thức ăn có thể phát triển thành các vết loét. Những vết loét có thể xuất hiện ở cả trên và dưới lưỡi.
Hiện chưa ró nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, nhưng đã có nhiều bằng chứng cho thấy các thực phẩm có tính acid như đồ chua, cay, ngọt… sẽ làm cho bệnh tình trầm trọng hơn. Nếu những vết loét không biến mất trong vòng 2 tuần, thì bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra và điều trị theo phác đồ kháng sinh.
Ngoài ra các vết loét trên lưỡi còn là một dấu hiệu của các bệnh ung thư vùng họng miệng.
4. Các nếp ấn răng
Nếu các cạnh của lưỡi có hình vỏ sò hay hình lượn sóng, điều đó có nghĩa lưỡi đang bị sưng. Sưng sẽ làm lưỡi to hơn bình thường đè ép vào răng tạo ra các vết lõm.
Các nếp ấn răng này có thể là báo hiệu cho các tình trạng bệnh lý toàn thân như dị ứng, thiếu máu, sốt, mất nước hoặc các vấn đề về tuyến giáp…
5. Lưỡi bẩn
Những mảng bám trắng hoặc vàng xuất hiện rải rác ở mặt trên hoặc dưới lưỡi là dấu hiệu hoạt động mạnh mẽ của hệ miễn dịch, chủ yếu là tăng cường sản xuất tế bào bạch cầu.
Nguyên nhân có thể là do quá trình nhiễm trùng dai dẳng ở bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Cơ thể không để bệnh nặng hơn nhưng cũng không cách nào loại bỏ được mầm bệnh. Nếu kéo dài bạn cần phải có những can thiệp y tế nhất định.
Ngoài ra những mảng bám dai dẳng cũng là dấu hiệu gợi ý cho các khối u vùng lân cận.
6. Lưỡi đỏ rực và bị sốt
Đây là dấu hiệu của một bệnh cấp tính vùng họng miệng và toàn thân như sốt virus, sốt xuất huyết, sốt phát ban…
Nếu tình trạng lưỡi đỏ rực này xuất hiện ở trẻ em kèm theo sốt thì nhiều khả năng cháu bé mắc bệnh Kawasaki, một bệnh tự miễn có thể gây ra các biến chứng tim mạch nặng nề. Khoảng 1 trong 5 trẻ mắc căn bệnh này phát triển bệnh tim, nhưng chỉ có một tỷ lệ nhỏ có thiệt hại lâu dài.
Hoàng An, theo David Wolfe