Thầy giáo nước ngoài tâm sự: Học sâu và điểm số của sinh viên châu Á

08/05/16, 09:00 Cuộc sống

Việc giáo dục mục đích để trang bị kiến thức cho các em học sinh hành trang vào đời, nhưng giờ đây nó lại trở thành thứ yếu mà coi như thành tích bề mặt để dối mình dối người.

Chất lượng sinh viên tốt nghiệp thấp. (Ảnh minh họa: Internet)
Những kết quả được đánh giá trong nhà trường tất nhiên phản ánh năng lực học tập của mỗi cá nhân, nhưng nếu xem đó là mục tiêu cuối cùng thì bạn dường như đã lầm tưởng. Tỷ phú giàu nhất thế giới Bill Gates đã bỏ dở Đại học để bước ra thị trường máy tính, không phải vì lý do ông học kém mà thực tế ông luôn làm tốt các bài kiểm tra về tin học nhưng không được điểm cao vì nhiều lần bỏ tiết. Nhà vật lý học Einstein – thiên tài của mọi thiên tài- thời học trung học ở Munich, ông thường bị xếp cuối lớp vì không chịu học thuộc lòng.

Sinh viên châu Á bao giờ cũng quan tâm tới điểm số

Khi dạy ở đó tôi thường nghe sinh viên hỏi lẫn nhau: “Bạn được điểm mấy?”

Một sinh viên trả lời: “Tôi được 8 trên 10. Tôi đoán tôi đã làm tốt trong bài thi”.

Sinh viên khác phàn nàn: “Tôi chỉ được 5 trên 10; bài thi khó hơn tôi tưởng”.

Đối thoại chung nhất giữa các sinh viên là về điểm số, vì tôi chưa bao giờ nghe sinh viên hỏi: “Bạn đã học được gì?” Đây là một điều cần thay đổi vì việc cho điểm khuyến khích sinh viên hội tụ vào điểm nhưng không vào học. Thay vì học sâu về môn học, một số người chỉ học đủ để qua môn. Việc cho điểm cũng tạo ra nỗi sợ thi và sợ trượt trong các sinh viên.

Tính ganh đua mất đi khả năng làm việc nhóm

Một phổ biến chung trong các thầy giáo châu Á là không cho điểm hoàn hảo cho sinh viên. Một thầy giáo giải thích và cho tôi lời khuyên: “Thầy không cần cho quá nhiều điểm 9 hay 10 vì sinh viên nghĩ lớp thầy là dễ. Thầy nên giới hạn số sinh viên được điểm 9 hay 10 theo bài thi bằng việc để một câu hỏi khó trả lời”.

Học theo nhóm sẽ có môi trường trao đổi và kích thích ghi nhớ kiến thức chủ động. (Ảnh: Internet)

Việc đặt điểm số thành mục tiêu giáo dục tạo ra ganh đua không cần thiết vì sinh viên sẽ cạnh tranh để được điểm cao, cho nên không khuyến khích học theo nhóm vì sinh viên sẽ ngại chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, còn dễ dẫn đến tình trạng thiếu trung thực trong thi cử.

Việc cho điểm có ý nghĩa là cung cấp phản hồi để giúp sinh viên lượng giá mình hiểu bài mức độ nào nhưng “điểm số” chỉ phản ánh liệu sinh viên trả lời nó đúng hay sai. Một giải pháp là giáo viên có thể thêm câu bình luận ngắn để cung cấp gợi ý cải tiến cho lần sau. Tuy nhiên, phần lớn các thầy giáo đều bảo nói rằng họ không có thời gian cho bình luận.

Một thầy giáo nói: “Thầy nghĩ sẽ mất bao lâu để viết bình luận cho 40 sinh viên? Đằng nào sinh viên không đọc lời bình luận khi họ chỉ nhìn vào điểm”. Trong lớp tôi, sinh viên phải đọc các bình luận để biết tôi muốn gì, vì họ phải học để sửa vấn đề vì tôi thường hỏi cùng câu hỏi ở bài kiểm tra tiếp. Với mọi bài kiểm tra, tôi thường chọn một câu hỏi mà phần lớn sinh viên làm không được và đưa nó vào bài kiểm tra tiếp. Kết quả, sinh viên phải đọc lời bình luận của tôi để họ việc tránh cùng sai lầm 2 lần.

Học máy móc. (Ảnh minh họa: Internet)

Ngay cả bài thi trắc nghiệm là phổ biến ở Mĩ vì nó dễ dàng cho điểm. Gần đây nó cũng trở nên phổ biến ở châu Á nhưng nó khuyến khích việc ghi nhớ thay vì thách thức sinh viên suy nghĩ sâu. Kiểu thi này cho phép sinh viên lựa chọn câu trả lời đúng thay vì phát sinh câu trả lời. Tôi chỉ dùng vài câu hỏi chọn lựa để chắc rằng sinh viên học các khái niệm cơ bản nhưng cũng cho họ nhiều câu hỏi mà họ phải viết câu trả lời bằng việc giải thích cho tôi ý hiểu của họ để giải quyết vấn đề.

Đây là chỗ tôi cho sinh viên phản hồi để khuyến khích việc học của họ, để đánh giá xem họ so với sinh viên khác thế nào, và cũng để đánh giá nhận thức sâu sắc của họ. Mất thời gian cho điểm những bài thi này nhưng nếu bạn thực sự muốn biết sinh viên của bạn học ra sao, tôi nghĩ đây là cách duy nhất để kiểm tra họ, để thách thức họ, và đo hiểu biết của họ.

Hãy đặt câu hỏi “Tại sao”

Tháng trước trong lớp cuối cùng của tôi ở Trung Quốc, sinh viên hỏi: “Tại sao thầy luôn hỏi ‘Tại sao’ và ‘Làm sao’ thay vì ‘Cái gì’ trong bài thi của thầy?”

Tôi giải thích:

“Các em biết ‘Cái gì’ vì các em học nó. Tuy nhiên, các em cũng phải biết ‘Tại sao’ hay lí do dùng nó; và ‘làm sao’ vì các em phải áp dụng nó. Các em có thể ghi nhớ nhiều ‘cái gì’ và đỗ kì thi nhưng nếu các em không biết cái ‘Tại sao” và ‘làm sao’ các em sẽ gặp khó khăn khi các em đi làm việc.

Các em có thể có điểm hoàn hảo về bài thi, các em có thể tốt nghiệp với điểm hàng đầu nhưng khi các em đi phỏng vấn việc làm, công ty không quan tâm liệu các em có điểm tốt hay không.

Công ty phỏng vấn chú trọng đến năng lực của bạn. (Ảnh: Internet)

Họ chỉ muốn biết liệu các em có thể giải quyết được vấn đề của họ không hay có khả năng hỗ trợ cho doanh nghiệp của họ không. Nếu các em nhìn vào hầu hết các câu hỏi phỏng vấn, tất cả chúng đều là ‘Tại sao’ và ‘Làm sao’ vì không ai sẽ yêu cầu các em nói cho họ về mọi lí thuyết mà các em đã ghi nhớ để qua được kì thi.  

Các trường dạy các em về ‘Cái gì’ nhưng các em phải biết cái ‘Tại sao’ và ‘Làm sao’ và đây là ‘Học thực’ vì các em phải học chúng cho tốt và đó là ‘Học sâu’ mà thầy muốn các em học. Trong quá khứ, các công ty thuê người dựa trên bằng cấp và điểm số nhưng ngày nay, nó là về tri thức và kĩ năng.

Các em phải học để thích ứng với thực tiễn cuộc sống bằng tư duy sáng tạo (Tại sao) và giải quyết vấn đề (Làm sao) nếu các em muốn có được việc làm tốt và thăng tiến nghề nghiệp”.

GS. John Vu

Theo namudinsider.com

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x