Thay đổi lối sống vì môi trường xanh

12/08/15, 00:45 Tin Tổng Hợp

(PL)- Mỗi năm có hàng trăm ngàn con cá voi, cá heo, rùa biển và các loài động vật khác chết do ăn phải túi nylon vì chúng nhầm lẫn với thực phẩm.

Túi nylon từ lâu đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống con người. Thế nhưng vật liệu này bị cảnh báo là một trong những loại rác thải khó phân hủy, gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe.

Túi nylon đã trôi tới Nam Cực

Theo thống kê từ Cơ quan Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 380 tỉ túi nylon được sử dụng ở nước này. Còn tại Đài Loan, con số trên ở mức 20 tỉ, Nhật Bản là 300 tỉ, Úc là 6,9 tỉ. Ở châu Phi, túi nylon phổ biến đến mức họ có một ngành tiểu thủ công nghiệp dệt ra nón, túi xách và nhiều loại hàng hóa khác từ việc thu gom túi nylon. Việc xả các loại túi nylon thậm chí còn diễn ra phổ biến ở Nam Cực.

Theo David Barnes, một nhà khoa học hàng hải thuộc đoàn khảo sát Nam cực Anh, túi nylon không còn là hiếm. Chúng đã có mặt ở khắp khu vực này từ những năm cuối thập niên 1980.

Tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển mạnh mẽ nhưng đi cùng với đó là những vấn đề liên quan đến môi trường. Trong Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050 do Chính phủ ban hành có nêu vấn đề hạn chế sử dụng túi nylon. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020 là giảm 65% khối lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2010 và đến năm 2025 là 85%.

Để đạt mục tiêu trên, Chính phủ đề ra nhiều giải pháp, trong đó có việc tuyên truyền nâng cao nhận thức; xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư, cơ sở kinh doanh… Đồng thời khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động phân loại tại nguồn; giảm thiểu, tái chế tái sử dụng chất thải rắn; hạn chế sử dụng túi nylon, không đổ rác bừa bãi; đưa giáo dục môi trường vào các cấp học với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi.

Tình nguyện viên đang hướng dẫn các em nhỏ làm túi xách từ vật liệu giấy tái chế tại một chương trình do Sở TN&MT TP.HCM tổ chức. Ảnh: NC

Ý thức vì môi trường xanh

Cùng với chiến dịch giảm thiểu sử dụng túi nylon diễn ra trên cả nước, UBND TP.HCM đã có chỉ thị về tăng cường công tác quản lý sử dụng và thải bỏ túi nylon trên địa bàn TP. Một trong những mục tiêu quan trọng là trong năm nay, chúng ta hướng tới giảm 40% lượng túi nylon tại siêu thị, trung tâm thương mại.

Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết hiện trên địa bàn TP có hơn 80% các siêu thị lớn, trung tâm thương mại, hệ thống nhà sách đang sử dụng các loại túi nylon tự phân hủy hay những loại túi thân thiện môi trường. Đặc biệt, một số siêu thị tận dụng thùng giấy thừa cho khách để hàng, một số khác lại mua túi nylon tự phân hủy hoặc sử dụng các bao gói thân thiện môi trường.

Song song với nỗ lực của cơ quan chức năng, cộng đồng dân cư TP luôn ý thức cùng nhau thay đổi thói quen tiêu dùng nhằm đẩy lùi túi nylon nguy hại ra khỏi cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen hoàn toàn cần phải có thời gian thực hiện.

Một số mẹo nhỏ Sở TN&MT TP.HCM tư vấn bạn:

– Tránh mua sản phẩm được đóng gói trong các loại bao bì bằng nylon, hãy tìm mặt hàng đựng trong lọ thủy tinh, hộp hay các vật liệu thân thiện môi trường. Điều này không chỉ giúp chúng ta giảm sử dụng nylon mà cũng là thông điệp mạnh mẽ gửi đến các nhà sản xuất.

– Sử dụng túi vải: Giữ một chiếc túi vải trong cốp xe để sử dụng khi bạn đi mua sắm (nhớ làm sạch chiếc túi sau mỗi lần sử dụng).

– Bỏ qua các loại nước đóng trong chai nhựa. Mặc dù chúng thuận tiện nhưng đây là một trong năm loại rác phổ biến nhất trên các bãi biển.

– Tái chế: Hãy suy nghĩ về việc tái sử dụng vật phẩm thay vì bỏ đi hoặc mua cái mới.

– Hãy mang theo chiếc cốc có thể tái sử dụng nhiều lần khi bạn mua cà phê.

– Hãy mặc quần áo làm từ chất liệu thiên nhiên, tránh pha trộn thêm chất liệu nylon.

– Hạn chế sử dụng các loại đũa, muỗng, chén, dĩa… dùng một lần.

– Khi dùng bữa ở ngoài, hãy mang theo vật dụng đựng thức ăn thừa về nhà, đừng bỏ chúng đi. Hãy nhớ rằng còn rất nhiều trẻ em không có đủ thức ăn mỗi ngày.

NGỌC CHÂU

Theo Pháp Luật TP.HCM

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x