Khám phá thành phố hình bát quái tại Tân Cương, điểm dừng chân của các tín đồ Đạo giáo
Ở Tân Cương có một thành phố thần bí, quy mô thành phố tuy nhỏ nhưng nhiều người mới tới đều bị mất phương hướng, loanh quanh mấy vòng mà không ra. Nó còn mang một cái tên rất ấn tượng, đó là “thành phố bát quái lớn nhất thế giới”.
Thành phố bát quái này tên là Tekes (Hán Việt: Đặc Khắc Tư), là một thành phố nhỏ nằm ở Y Lê, Tân Cương, Trung Quốc, có hình dạng giống đồ hình bát quái. Các con đường tròn và nối nhau, người dân dù từ đường nào cũng có thể tìm đến nơi cần tới. Phòng chức năng quản lý vào năm 1996 đề nghị bỏ đèn giao thông và Tekes trở thành thành phố không có đèn giao thông.
Thành phố này xuất hiện từ sớm vào năm thứ 3 Gia Định thời Nam Tống (năm 1220). Tương truyền rằng một trong Toàn Chân Thất Tử của Đạo giáo là giáo chủ phái Long Môn “Trường Xuân Chân Nhân” Khưu Xứ Cơ theo lời mời của Thành Cát Tư Hãn tới Tây Vực.
Khưu Xứ Cơ đã du hành Thiên Sơn hơn 3 năm. Lúc đi qua Hà Cốc Đặc Khắc Tư thì bị thế núi, thế sông, thế nước làm động lòng. Phía Bắc dựa vào núi Ô Tôn, dương khí ở “trời”, vòng quanh vực với sườn dốc nhu thuận ở “đất”, phía Nam quanh co, uốn lượn của sông Đặc Khắc Tư là “mạch thịnh” của nước.
Nơi này tụ tập dương khí của núi, nhu thuận của sông, thịnh mạch của nước thành một thể. Đạt được “Thiên Địa tương dung”, Đông Tây tương thông, Thiên Nhân hợp nhất, Địa Linh Nhân Kiệt” của long mạch. Dùng bát quái “hậu Thiên” của Chu Văn Vương Cơ Xương mà xác định quẻ Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, cả 4 phương vị và tạo ra hình hài sơ khai của thành bát quái Đặc Khắc Tư.
Năm 1936, sau hơn 700 năm, Khưu Tông Tuấn, Tư lệnh cảnh bị kiêm Đặc phái viên mở đường và tinh thông dịch lý đã phát hiện ra hình hài ban đầu của thành bát quái và “phong thủy long mạch”. Lần tiếp theo bắt đầu xây dựng, thời gian tiêu tốn mất 2 năm.
Ngoài ra, Đặc Khắc Tư còn là vùng đất có văn hóa Kinh Dịch và là điểm cuối của phía Tây Trung Quốc. Văn hóa Đạo gia Trung Quốc truyền bá điểm cuối phía Tây; Ô Tôn là địa phương có văn hóa Ô Tôn và văn hóa Kinh Dịch đan xen duy nhất trên thế giới.
Vùng đất ở đây có nước Ô Tôn, một quốc gia du mục cổ lớn nhất ở Tây Vực Trung Quốc; Là nơi xa nhất mà công chúa cổ đại Trung Quốc được gả tới và được ghi lại trong sách sử; Triều nhà Hán và nước du mục Tây Vực có thời gian hai nước hòa thuận lâu nhất, là nơi qua lại thân thiết…
Văn hóa Kinh Dịch ở thành bát quái
Người vừa đến thành bát quái thường có ấn tượng rằng Đặc Khắc Tư không thần bí như tưởng tượng. Nhưng chỉ cần lên tháp ngắm cảnh ở độ cao hơn 50m ở trung tâm của thành bát quái lập tức sẽ lĩnh hội được sức mê hoặc của thành.
Dưới tháp Điểu Khám là những con đường màu xanh xám, và các mảng cỏ xanh ngang dọc giao nhau. Hình dạng như một cái chậu bát quái. Nếu như bạn có cơ hội ngồi trên máy bay và đi qua nơi đây thì quang cảnh thành bát quái sẽ thể hiện trọn vẹn.
Tòa thành này thể hiện nội hàm văn hóa Kinh Dịch và là tòa thành với tư tưởng huyền ảo bí ẩn của bát quái. Lấy quảng trường văn hóa trung tâm thành làm thái cực “Âm Dương” Lưỡng Nghi, rồi các phương vị bát quái với cự ly, góc độ tương ứng triển khai ra 8 tuyến đường chính, mỗi tuyến dài 1200m.
Cứ khoảng 360m lại đặt một đường cung tròn. Từ trung tâm hướng ra ngoài có 4 đường tròn như vậy. Trong cung tròn đầu tiên có 8 đường, vòng thứ 2 chia thành 16 ngả đường, vòng thứ 3 chia thành 32 ngả, vòng 4 chia thành 64 ngả. Những đường này án theo phương vị bát quái thành 64 quái. Thể hiện 64 quẻ, 386 hào số lý Kinh Dịch. Để người ta không lạc đường, mỗi đường đều đặt một bảng chỉ vị trí phương hướng.
Thành phố không có đèn giao thông
Thành bát quái có điều kỳ lạ: Trên đường không có một cột đèn giao thông. Theo chuyên gia và học giả đề nghị, các đường liên tiếp và tương thông, điều này đối với một thị trấn mà nói sẽ không xảy ra tắc nghẽn. Xe ô tô hay người đi đường dù đi từ hướng nào đều có thể đến nơi. Cơ quan chức năng năm 1996 đã bỏ đi đèn giao thông trên các con đường và từ đó thành bát quái là một thành phố không có đèn xanh đỏ.
Ngoài việc không có đèn giao thông, thành bát quái còn có điều kỳ lạ nữa chính là dễ khiến người ngoài “chuyển hướng”. Nghe nói có một lái xe tải trọng lớn, xe đến thành bát quái, nghĩ đến có khả năng chạm mặt cảnh sát giao thông vậy là nhân nửa đêm anh ta chọn một đường mà anh cho là hẻo lánh và đường phụ.
Đi quanh chỗ gần với quảng trường văn hóa bát quái trung tâm anh ta nhờ ánh sáng nhìn xa xa thấy phía trước có một vị cảnh sát giao thông đang làm việc. Sợ quá anh mau chóng quay đầu vòng qua.
Lúc anh ta đang có tâm lý cầu may từ đường khác vòng qua phía trước thì nhìn thấy trước mặt còn có một cảnh sát giao thông nữa. Anh ta lại “lén lén lút lút’ vòng qua đường khác. Dù vậy con đường vòng lần này càng dài, càng nhiều. Nhưng dù anh ta vòng vo thế nào không thoát được “người phiền hà”(cảnh sát giao thông).
Anh không tin lại tiếp tục vòng, và lần này vòng lại nhiều hơn, xa hơn, cuối cùng rốt cuộc anh ta vòng bao nhiêu lần chính anh ta cũng không nhớ rõ, và anh lái xe này đã quay vòng suốt cả đêm. Sáng hôm sau khi sức lực đã hết, anh ta kể lại chuyện hôm qua với người đi cùng, và trở thành câu chuyện cười được nhanh chóng người trong huyện kể cho nhau. Thật ra vị tài xế này trong đêm đó đã nhìn thấy quảng trường trung tâm văn hóa chính là một vị cảnh sát giao thông.
Tòa thành với bố cục kỳ lạ đã thu hút không ít tín đồ Đạo giáo tới tham quan. Họ cũng cho rằng đây tuyệt đối là do một cao nhân tinh thông “Kinh Dịch” thiết kế. Bởi vì tòa thành này không chỉ kiến tạo dựa theo bát quái mà cùng với các địa thế núi xung quanh cũng vô cùng hài hòa. Điều này đã tạo nên điều mà “Kinh Dịch” vốn nói: Trước Chu Tước, sau Huyền Vũ, trái Thanh Long, phải Bạch Hổ.
Phúc Hải (Theo Secretchina)
Xem thêm: