Thành phố Atlantis huyền thoại không bị chìm xuống đáy biển?
Atlantis là chủ đề bàn luận trong hơn 2.500 năm qua của các nhà triết học, sử học và khảo cổ học. Rất nhiều cuộc thám hiểm đáy biển đã diễn ra để truy tìm thành phố truyền thuyết này, nhưng có thể họ đã tìm sai hướng khi một nghiên cứu mới đây cho rằng Atlantis không chìm mà chỉ bị sóng thần đẩy ra khơi xa.
Thành phố Atlantis là một trong những truyền thuyết cổ xưa nhất trên Trái Đất, lần đầu tiên được nhà hiền triết Plato kể vào năm 360 trước Công nguyên, mô tả một vùng đất thịnh vượng đã biến mất không một dấu vết và chìm xuống biển.
Michael Hubner cho rằng, Atlantis không phải chỉ có trong truyền thuyết, mà là thành phố cổ đại đã tồn tại và nó không chìm mà chỉ bị sóng thần đẩy ra khơi xa, gần bờ biển Marrakesh.
Nhà lập trình máy tính người Đức này đã đưa ra giả thuyết của mình dựa vào thuật toán. Anh đã tính toán dựa vào tập hợp dữ liệu và thông tin trong các bản viết tay của nhà hiền triết Plato và xem xét kỹ lưỡng từ dấu hiệu nhỏ nhất để định vị trí của thành phố Atlantis.
Anh đã dùng những từ ngữ đáng lưu ý trong bản viết của nhà hiền triết Pluto để nhận diện 51 chi tiết và sử dụng để tính toán tọa độ tuyệt đối thành phố Atlantis. Cụ thể những từ ngữ đáng lưu ý gồm: Atlantis nằm gần biển và có kết cấu gồm mấy vòng nhẫn bao quanh.
Hubner thấy ở Morocco có những đặc điểm y như mô tả. Di chỉ nằm ở lòng chảo sa mạc cách biển 11,27km có những chi tiết giống hệt mô tả của nhà hiền triết Pluto. Ở giữa có ụ đất nhỏ giống với phần nổi lên giữa thành phố Atlantis, xung quanh đó là mấy vòng đáy sông càng giống thành phố truyền thuyết này.
Trong cuốn sách của mình, nhà nghiên cứu Mark Adam công nhận giả thuyết của Hubner, cho rằng “nó có sức thuyết phục nhất”. Và một nghiên cứu mới đây cũng chứng minh Atlantis từng gặp cơn sóng thần lớn.
Nhiều người tin rằng thành phố Atlantis ban đầu nằm trên đảo Santorini của Hy Lạp, từng xảy ra đợt phun trào núi lửa kinh hoàng vào năm 1500 TCN gây ra sóng thần quét sạch văn hóa Minoan. Các nhà khoa hoc cũng tìm thấy bằng chứng về các đợt sóng cao hơn 9m trên hòn đảo lân cận Crete của Hy Lạp.
Các nghiên cứu trước đây cho rằng, miệng núi lửa đã sụp xuống biển và gây ra sóng thần. Nhưng các nhà nghiên cứu từ Đại học Athena mới đây đã đưa ra một lý thuyết khác.
Họ đã phân tích đáy biển dưới miệng núi lửa, và tìm thấy bằng chứng cho thấy miệng núi lửa đã không nối với biển khi nó sụp đổ, thay vào đó nó bị ngập lụt sau vụ phun trào nhưng lũ không thể gây ra sóng thần.
Các nhà nghiên cứu tin rằng một lượng lớn dung nham từ núi lửa đã chảy nhanh xuống biển, đủ để tạo ra sóng thần.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Paraskevi Nomikou, đã viết trên tạp chí Nature rằng: “Những cơn sóng thần quy mô khu vực liên quan đến phun trào núi lửa đã được tạo ra bởi sự ngập dòng chảy nham thạch, thêm nữa có lẽ là do việc sạt lở nhanh chóng lớp dung nham tích tụ xuống các sườn núi hướng ra biển“.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện lớp dung nham tích tụ dày đến 60 mét ngoài khơi Santorini, góp phần củng cố thêm giả thuyết này.
Iris, theo Daily Mail