Thanh lý cưỡng chế “Kho báu Dầu thô”, Ngân hàng Trung Quốc (BOC) đổ lỗi cho các nhà đầu tư
Gần đây, giá dầu thô tương lai sụt giảm mạnh xuống mức âm, đây là điều chưa từng có tiền lệ, khiến một số lượng lớn các nhà đầu tư “Kho báu Dầu thô” của Ngân hàng Trung Quốc (BOC) chịu thiệt hại. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, BOC đang ép các nhà đầu tư gánh chịu hậu quả do chính ngân hàng gây ra.
Một số bài viết mô tả các nhà đầu tư “Kho báu Dầu thô” là “đầu tư cho hợp đồng tương lai”. Trên thực tế, các nhà đầu tư “Kho báu Dầu thô” không hề tham gia vào thị trường hợp đồng tương lai. Giao dịch trên thị trường hợp đồng tương lai thuộc về BOC, thanh lý cưỡng chế cũng là BOC. Những người trong ngành phân tích rằng BOC muốn “chuyển” khoản lỗ của mình trên thị trường dầu thô cho các nhà đầu tư “Kho báu Dầu thô”.
Trước hết, cần phải làm rõ, “Kho báu Dầu thô” là sản phẩm mang tính chất như thế nào? Theo thông báo trên trang web chính thức của BOC, “Kho báu Dầu thô” dùng để chỉ các sản phẩm giao dịch do BOC phát hành có liên quan đến hợp đồng tương lai dầu thô trong và ngoài nước cho khách hàng cá nhân. Là một nhà tạo lập thị trường, BOC cung cấp báo giá thị trường và tiến hành quản lý rủi ro.
Tác giả đề tên “Minh ca tại lộ thượng” giải thích rằng, vì Trung Quốc chưa bao giờ cho phép bất kỳ tổ chức nào môi giới kinh doanh hợp đồng tương lai quốc tế, cũng chưa bao giờ cho phép bất kỳ nhà môi giới nào cung cấp kênh đầu tư hợp đồng tương lai quốc tế cho các nhà đầu tư cá nhân. Do đó, BOC không thể là một cơ quan môi giới kết nối các nhà đầu tư trong nước Trung Quốc với công ty cung cấp báo giá hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ.
Bởi vậy, các nhà đầu tư thực sự đóng vai trò là đối tác của BOC, còn BOC đã trở thành nhà tạo lập thị trường (market maker) trong nước. Nhà đầu tư được lợi nhuận bao nhiêu, thì BOC chịu lỗ từng đó, ngược lại các nhà đầu tư thua lỗ bấy nhiêu, thì BOC lại được lãi tương ứng.
Do đó, sản phẩm “Kho báu Dầu thô” của BOC, trên thực tế tách biệt hoàn toàn với thị trường hợp đồng tương lai của sàn giao dịch CME Hoa Kỳ, và là một sàn “bắt chước”, sàn “ảo” trong nội địa Trung Quốc. Điều này giải thích tại sao thời gian giao dịch sản phẩm “Kho báu Dầu thô” của nội địa Trung Quốc lại không đồng nhất với thời gian giao dịch của sàn nước ngoài CME, bởi vì nó hoàn toàn không có liên hệ gì với nhau.
Có 2 lựa chọn cho các nhà tạo lập thị trường: thứ nhất là, tự mình chịu mọi rủi ro, lãi lỗ; thứ hai là, đẩy toàn bộ rủi ro này ra thị trường công khai ở bên ngoài để tạo “rào chắn” phòng hộ. BOC đã chọn phương án thứ 2, họ đã mở tài khoản và thực hiện các hoạt động phòng ngừa rủi ro tại thị trường vốn Hoa Kỳ.
Vốn dĩ BOC muốn kiếm chác “phí dịch vụ”, nhưng thật không ngờ, giá dầu thô tương lại sụt giảm mạnh xuống mức âm xưa nay chưa từng có, khiến BOC phải chịu một khoản lỗ lớn. Do đó, BOC đã bí mật lên kế hoạch, khiến bản thân hoạt động thua lỗ trên sàn thực, để các nhà đầu tư trong nước trên sàn ảo phải gánh chịu.
Nhà đầu tư Giả Vĩ (bút danh) kể lại với tờ “National Business Daily” về trải nghiệm ác mộng của mình. Vào lúc 2 giờ chiều ngày 14/4, anh ta đã mua 10 lô hợp đồng dầu thô 2005 trên APP của BOC. “Thấy rằng thị trường dầu thô tương lai đã giảm, tôi tiếp tục tăng vị thế mua”.
Vào ngày 20/4, giá hợp đồng dầu thô tương lai vẫn giảm. Giả Vĩ hoảng loạn, vội vàng gọi cho BOC để hỏi liệu có nên chuyển vị thế ở mức giá vào lúc 22:00 ngày 20/4 không? Sau khi nhận được câu trả lời khẳng định, ông đã bổ sung vị thế mua với 207 lô. Thật bất ngờ, đêm đó giá của hợp đồng dầu thô tương lai WTI trong tháng 5 đã giảm mạnh 306% và lần đầu tiên giảm xuống giá trị âm. Giá thanh toán chính thức của CME đóng cửa ở mức -37,63 USD/thùng.
Vào ngày 21/4, BOC đã đóng băng tiền ký quỹ của dầu thô. Vào ngày 22/4, tài khoản “Kho báu Dầu thô” của Giả Vĩ đã bị xóa. Dịch vụ khách hàng nói với anh ta: “Nó được quyết toán ở mức -37,5 USD, hơn nữa không phải được quyết toán ở mức giá 22:00 ngày 20/4/2020”.
Giả Vĩ nói rằng điều khiến anh khó hiểu là: “Sản phẩm ‘Kho báu Dầu thô’ của BOC có giới hạn thanh lý cưỡng chế là 80%, điều đó có nghĩa là với hơn 50.000 dầu thô tôi mua thì chỉ có mức lỗ tối đa là 40.000 Nhân dân tệ, chứ không phải là sau khi lỗ ‘sạch’ còn phải bù cho BOC 110.000 Nhân dân tệ. Tại sao các ngân hàng khác có thể chuyển vị thế ngay lập tức (như Ngân hàng Công thương Trung Quốc), còn BOC thì cần quá nhiều thời gian, cuối cùng gây ra tổn thất còn yêu cầu các nhà đầu tư như chúng tôi phải tự chịu trách nhiệm?”.
Vào đầu giờ chiều ngày 23/4, có nhà đầu tư đã gửi tin nhắn vào nhóm “Đòi quyền và lợi ích hợp pháp”, thông báo về khoản tiền gửi ký quỹ ở BOC của mình “đóng vị thế” bị lỗ mất 1,97 triệu NDT. Sau đó, các nhà đầu tư đã liên tục nói rằng họ đã nhận được tin nhắn văn bản hoặc WeChat nhắc nhở rằng tiền ký quỹ đã bị xóa.
Vào ngày 23/4, trưởng nhóm “Đòi quyền và lợi ích hợp pháp” thông báo cho tất cả các thành viên rằng, họ đã liên hệ với một công ty luật nổi tiếng chấp nhận thụ lý yêu cầu “đòi lại tất cả tiền gốc” của nhà đầu tư. Tính đến ngày 16 giờ ngày 24/4, đã có 723 người điền thông tin của mình vào bảng thống kê.
Tuy nhiên, trang “Jiemian.com” đưa tin, Công ty luật Bắc Kinh Doanh Khoa, ban đầu dự định thụ lý vụ “Kho báu Dầu thô”, đột nhiên “im bặt như ve sầu mùa đông” vào ngày 24/4.
Luật sư cho biết trong nhóm WeChat: “Bởi vì Doanh Khoa là một công ty luật quốc gia, áp lực đối với các vụ án hàng loạt trong ngành luật là tương đối lớn, nên đành phải từ chối đứng ra đại diện”.
Lịch sử trò chuyện trong nhóm còn đề cập: “Đoàn chúng tôi không phải gặp trở ngại về vấn đề năng lực hay tự nguyện, mọi người đều hiểu là vì lý do đặc biệt, là công ty luật lớn nhất của đất nước, không tiện để nhận vụ án này”.
Bài báo của “Capital Week” cũng chỉ ra rằng, tổn thất từ việc thanh lý cưỡng chế phải do BOC gánh chịu chứ không phải do các nhà đầu tư. Bởi vì báo cáo giao dịch hợp đồng dầu thô tương lai đều là giữa ngân hàng và sàn giao dịch, tất cả các vị thế đều đứng tên ngân hàng và chưa từng đứng tên của nhà đầu tư “Kho báu Dầu thô”. Chi tiết giao dịch mà các nhà đầu tư “Kho báu Dầu thô” nhận được đều là với ngân hàng, do ngân hàng căn cứ vào hệ thống giao dịch đã được thiết lập sẵn tạo thành.
Bài báo cho biết, tổn thất do thanh lý cưỡng chế của BOC không liên quan gì đến khách hàng. Đối với các nhà đầu tư “Kho báu Dầu thô” của BOC, rủi ro thanh lý cưỡng chế “Kho báu Dầu thô” vốn dĩ không liên quan đến họ.
Ngày 20/4 là ngày giao dịch cuối cùng của sản phẩm chuẩn đối sánh (benchmark) “Kho báu Dầu thô”, nhưng nó không phải là ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng dầu thô WTI tháng 5. BOC sau 10 giờ tối hôm đó đã đóng kênh phát lệnh của các nhà đầu tư, nghĩa là không còn chấp nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư.
Về lý mà nói, các nhà đầu tư là đối tác giao dịch với BOC. Bản thân các nhà đầu tư không nắm giữ vị thế trong hợp đồng dầu thô tương lai, chỉ cần các nhà đầu tư có lệnh giao dịch, thì BOC tiếp nhận. Khi không còn tiếp nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư, có thể hiểu rằng sản phẩm đã đáo hạn buộc phải thanh lý cưỡng chế.
Tại thời điểm này, hợp đồng dầu thô WTI tháng 5 chưa giảm xuống mức giá âm, nên thanh lý vào thời điểm này sẽ không làm “lỗ sạch” tiền vốn. Tuy nhiên, “Kho báu Dầu thô” của BOC không những không thanh lý mà vẫn tiếp tục giữ các vị thế. Trên thực tế, tất cả các rủi ro sau đó phải do BOC gánh chịu,
Gia Hưng (Theo Epoch Times)