Thanh kiếm tế lễ Trung Quốc được tìm thấy ở bang Georgia cho thấy người Trung Quốc đã di chuyển tới Bắc Mỹ

23/06/15, 10:40 Tin Tổng Hợp

Vào tháng 7 năm 2014, một nhà sưu tập tình cờ bắt gặp một thanh kiếm tế lễ của Trung Quốc dưới rễ cây trên ụ đất bị xói mòn vì dòng suối nhỏ ở Georgia. Hiện vật 30 cm này có thể là hiện vật độc nhất vô nhị được tìm thấy ở Bắc Mỹ và là một ví dụ khác nữa trong số những hiện vật ngoài Trung Quốc cho thấy người Trung Quốc đã du lịch đến Bắc Mỹ trước khi Columbia đặt chân tới châu Mỹ.

Thanh kiếm tế lễ Trung Quốc được tìm thấy ở Georgia, Mỹ. Hình ảnh lịch sử của Quỹ Nghiên cứu Dân tộc thiểu số.

 Thanh kiếm tinh tế ban đầu được xác định là được tạo dáng bằng quặng Lizardite và đặc điểm bề mặt cho thấy nó đã quá cũ. Hi vọng rằng các thử nghiệm tương lai sẽ xác nhận loại đá và nguồn gốc, khoáng chất Lizardite tồn tại cả hai bên bán cầu phía đông và phía tây.

Câu trả lời cho câu hỏi khi nào, ai và làm thế nào vẫn chưa được chắc chắn. Phương pháp quang nhiệt (Thermoluminescence) dùng xác định tuổi đã được thực hiện bằng cách lấy mẫu đất từ di tích cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng nó đã bị cản trở vì mẫu đất đã bị xáo trộn. Vẫn còn một phần nhỏ vật chất lạ không rõ dính vào thanh kiếm có thể phù hợp với phương pháp carbon 14 dùng để định tuổi, và cũng có thể lấy phần đất bồi tụ để tìm ra các thông tin hữu ích.

Ký hiệu của Trung Quốc

Không chắc chắn lắm về nhiều biểu tượng và hình dạng của thanh kiếm, cả hai đều được tìm thấy trên các hiện vật bằng ngọc từ triều nhà Hạ (2070-1600 TCN), triều nhà Thương (1600-1046 TCN) và nhà Chu (1046-256 TCN). Họa tiết hình rồng phủ một phần của lưỡi kiếm là điển hình của triều đại nhà Thương, cũng như họa tiết vương miện. Mặt nạ kỳ cục của con ác thú trên miếng chắn và tay cầm của thanh kiếm, đầu tiên xuất hiện trong văn hóa Lương Chử (3400-2250 TCN) nhưng nó cũng thường được tìm thấy trong suốt triều đại nhà Thương và nhà Chu. (Cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Siu-Leung Lee, và sẽ sớm được công bố).

Bên trái: cận cảnh của họa tiết rồng. Bên phải: cận cảnh của họa tiết ác thú. (Hình ảnh lịch sử của Viện nghiên dân tộc thiểu số)

Bóng dáng của triều đại nhà Thương và sự giống nhau của họa tiết ác thú với miêu tả của người Olmec ở Trung Mỹ về con báo đốm, cung cấp những đầu mối như thanh kiếm được làm khi nào và thời gian nó được đưa đến bang Georgia.

Trung Quốc – có mối liên hệ với nền văn minh Olmec?

Sự giống nhau của thần thoại và biểu tượng giữa Trung Quốc và Olmec đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới học thuật hơn 100 năm. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà nền văn hóa Olmec xuất hiện khoảng năm 1.500 TCN trong thời gian đầu của Triều đại nhà Thương, và cũng là lúc lịch sử Trung Hoa bắt đầu được viết. Đó là thời khởi đầu của thời đại đồ đồng dẫn đến các sản phẩm bằng đồng được trang trí công phu, xe bằng đồng và các loại vũ khí ra đời. Chữ viết đầu tiên của Trung Hoa xuất hiện cùng với hệ thống tưới tiêu và các dự án công trình công cộng khác, tất cả điều có thể cho thấy một nền văn hóa phức tạp và tiên tiến.

Nó cũng là một giai đoạn trong văn hóa Trung Hoa khi mà ngọc quý hơn vàng và tương tự như vậy đối với tầng lớp quý tộc Olmec có mỏ ngọc ở vị trí bây giờ là Honduras và Guatemala. Nó có lẽ không phải là một sự trùng khớp ngẫu nhiên với nền văn hóa Olmec, trong giai đoạn hình thành giữa của họ (900-300 TCN), họ đã kiểm soát được sự khó khăn trong tạo hình và khoan ngọc (một tảng đá rất cứng như vậy không thể dùng các công cụ bằng thép làm được), với các vật liệu mài mòn dùng trong trang trí hoạt tiết nhỏ và làm những miếng tế lễ. Sự giống nhau của nghệ thuật Trung Quốc-Olmec khá ấn tượng và thu hút sự quan tâm của nhiều người, một sự so sánh tuyệt vời thể hiện trong nghệ thuật và nghi lễ của nền văn hóa Trung Quốc sơ khai và văn hóa Trung Mỹ, Santiago Gonzalez Villajos, 2009.

Việc truyền bá các khái niệm về xã hội phân tầng và chế độ cai trị của Trung Quốc, cùng với tôn giáo và biểu tượng của họ đã thay đổi người Olmec và sau đó là nhóm người Trung Mỹ. Nó là một sự kiện sẽ được lặp lại vào thế kỷ 16, khi tu sĩ dòng Tây Ban Nha vào bờ mang theo cây thập giá của Kitô giáo.

Mặt trái của thanh kiếm tế lễ. Hình ảnh lịch sử của Tổ chức nghiên cứu người bản xứ.

Thanh Phong, dịch từ Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x