Thần thoại nhân gian: Tâm nguyện người cá
Người cá, một sinh vật huyền bí luôn được nhắc đến trong các tác phẩm nghệ thuật, nó khiến người ta không khỏi tò mò liệu rằng người cá có thật sự tồn tại hay không?
Dưới đây là một câu chuyện có thật về người cá. Đương nhiên, tin hay không là do bạn quyết định. Nếu không tin thì hãy xem nó như một câu chuyện thần thoại đọc để suy ngẫm về cái gọi là tâm nguyện của sinh mệnh. Liệu khi đến thế gian này, chúng ta có mang theo mình một thệ ước?
***
Vào những năm cuối triều đại nhà Tùy, ở Sơn Đông có một thanh niên, gọi là Ca Kỳ. Ca Kỳ ở độc thân một mình, tự do tự tại không bị bó buộc, vân du khắp nơi, thường đi chân đất, ngồi dựa vào nơi nào đó, chính là một Đại Giác, đói thì kiếm chút gì đó ăn, khát thì kiếm chút gì đó uống, từ trước đến giờ không nghĩ đến tương lai sẽ thế nào.
Một năm vào mùa hè, Ca Kỳ chuyển đến bờ biển Đông Hải, bên bờ biển gặp một người, người này nằm trên bãi biển, cơ thể vô cùng yếu ớt, thân thể thối rữa. Động lòng, Ca Kỳ liền kiếm chút nước và thức ăn, không ngại anh ta bốc mùi hôi thối, Ca Kỳ chăm sóc anh ta được hơn hai mươi ngày.
Rồi một ngày, người này bỗng nhiên trong chốc lát tinh thần khởi sắc, lấy từ trong quần áo rách nát ra một thứ hình lá chắn màu đen giống như cái khiên sắt. Trên tấm hình khiên này có thể nhìn được mờ mờ hình con cá; rồi người này nói với Ca Kỳ một câu, bảo Ca Kỳ ghi nhớ.Anh dặn dò kỹ lưỡng, bảo Ca Kỳ phải giữ gìn cẩn thận. Được một ngày thì anh ta qua đời.
Theo lời dặn dò, Ca Kỳ tắm rửa cho anh ta sạch sẽ, rồi thả xuống biển, cho đến khi bị nước biển cuốn đi mất; khi ấy Ca Kỳ bỗng nhiên vô tình phát hiện, chỗ mà người đó bị nước cuốn chìm nổi lên rất nhều bong bóng màu bạc, điều này khiến Ca Kỳ rất khó hiểu.
Ca Kỳ ở bên bờ biển được một ngày thì quyết định lang bạt bên ngoài. Lang bạt bên ngoài được vài năm, này đây mai đó, không bám víu vào một thứ gì cố định, cuối cùng Ca Kỳ quyết định trở về nhà. Sau khi trở về nhà, một ngày anh đi ra bờ biển, nhớ lại chuyện mấy năm trước, bất giác lấy ra tấm hình khiên, nghĩ lại những lời người kia dặn dò, rồi đọc ra tiếng.
Không ngờ tấm khiến và câu thần chú là chìa khóa đưa Ca Kỳ đến một thế giới khác, một thế giới rộng lớn, mỹ diệu và tráng lệ. Ca Kỳ còn kinh ngạc hơn khi phát hiện thấy rất nhiều người với nửa thân trên là người nửa thân dưới là cá đang chào đón anh. Ca Kỳ kinh ngạc đến nỗi đờ người ra, anh nghĩ: “Nghe đồn dưới biển có người cá, thì ra là thật.”
Những người cá này, cả nam và nữ đều vô cùng xinh đẹp mỹ lệ và thuần tịnh. Tóc họ màu đen, da vàng, là hình tượng của người phương Đông. Người nam cạnh môi có râu, giống như râu ở gần miệng cá vậy. Có một người đội mũ vua tiến về phía trước, Ca Kỳ nhận ra anh ta, chính là người mà ở bên bờ biển anh đã từng chăm sóc.
Thì ra người này là quốc vương của Nhân ngư quốc. Quốc vương cảm tạ Ca Kỳ, và tiếp đãi Ca Kỳ một cách thịnh tình. Họ mời Ca Kỳ thưởng thức những điệu múa đẹp đẽ, người múa dẫn đầu là tiểu công chúa của quốc vương – Lộ Tây. Lộ Tây trong sáng thuần khiết và xinh đẹp, động tác múa mềm mại và uyển chuyển, đuôi cá ve vẩy làm sóng nước tạo thành những hình vẽ trông rất mỹ lệ.
Trong mắt Ca Kỳ thì Lộ Tây là một nhà vũ đạo rất xuất sắc. Điệu múa của các chàng trai dứt khoát súc tích và trang nhã phóng khoáng; khi múa động vào những vỏ sò to, những vỏ sò to này phối hợp cùng điệu múa, cái mở cái khép lại. Ca Kỳ cảm thấy đây là thế giới thật kỳ diệu.
Ở dưới biển vài ngày, Ca Kỳ đã hiểu rõ được thế giới người cá ở dưới đáy biển. Đến lúc phải đi, quốc vương nói: “Ngài là một người tốt, rất tốt, tôi có một thỉnh cầu, hy vọng ngài có thể đáp ứng.” Ca Kỳ không hỏi là chuyện gì, liền gật đầu ưng thuận. Quốc vương nói: “Con gái của tôi – Lộ Tây công chúa, gánh vác trên vai sứ mệnh của Nhân ngư quốc, cần đến nhân gian để rèn luyện, hy vọng ngài có thể chăm sóc nó, rồi tất cả sẽ có an bài.” Quốc vương gọi con gái Lộ Tây ra. Ca Kỳ kinh ngạc phát hiện, Lộ Tây đã biến thành hình người, phía dưới thân đã biến thành hai chân. Ca Kỳ cáo biệt quốc vương Nhân ngư quốc, rồi được Lộ Tây dẫn lên đất liền.
Nhân ngư quốc mà Ca Kỳ đến là vương quốc người cá Văn Kỳ Na ở Đông Hải, người Văn Kỳ Na của Nhân ngư quốc có lịch sử rất xa xưa; khi đấy đã có 1.600 năm lịch sử rồi. Người Văn Kỳ Na ở Nhân ngư quốc có một bảo vật, gọi là ‘Quang Hoa Bảo Châu’, lai lịch rất lớn. Quang Hoa Bảo Châu vốn là chuyển sinh của một tiên tử tại Quỳnh Hoa Thiên Giới, theo chủ nhân hạ phàm để kết duyên với Đại Pháp. Trước khi hạ phàm, viên ngọc bảo này đã được hai vị tiên nhân là Bảo Châu Tiên Tử và Quang Hoa Tiên Tử gia trì thần thông, nên mới có tên gọi là Quang Hoa Bảo Châu. Khi chuyển sinh, trở thành tặng vật của Khương Tử Nha cho Nhân Ngư Quốc Văn Kỳ Na làm vật trấn hải.
Do đó, Quang Hoa Bảo Châu, vốn thuộc dòng dõi nhà Tiên, có linh tính thông minh lạ thường, sau khi xuống dưới đáy biển, lại trải qua các thế hệ người cá thành tâm khấn bái, dần dần hiện lên hình vẽ, chỉ điểm cho người cá, được họ người cá Văn Kỳ Na coi như bảo vật trấn quốc. Bảo châu này có thể nhìn trước được việc lành dữ và thịnh suy nơi nhân thế. Như việc thay đổi triều đại, trưởng giả có thể nhìn thấy trên bảo châu một khung cảnh hỗn độn, bụi đất cuốn lên, có người ngựa chém giết lẫn nhau; khi bảo châu trong vắt, có thể nhìn thấy vua mới xuất hiện, khấu bái trời đất; cách ăn mặc và văn hóa mỗi một triều đều không giống nhau.
Các thời đại trên thế gian luôn biến đổi, năm tháng trôi qua nơi đáy biển, Nhân ngư quốc Văn Kỳ Na cũng trải qua rất nhiều quốc vương. Rồi có một năm, bảo châu dần dần hiện ra hình ảnh một vị đế vương, khí phách hiên ngang, uy đức cảm hóa bốn phương. Trưởng giả bảo vệ bảo châu cảm thấy bảo châu muốn truyền đạt một loại Thần ý, lại biết tiểu công chúa Lộ Tây có lai lịch không phải tầm thường, bèn để Nhân ngư quốc phái tiểu công chúa đi kết duyên với vị đế vương này. Chỉ cần gặp mặt thôi cũng là vô cùng vinh hạnh rồi. Hơn nữa còn nhiều lần báo cho biết và bảo công chúa nhớ kỹ tên của vị đế vương này, tên của ông là: Lý Thế Dân. Quốc vương Nhân ngư quốc theo chỉ điểm của bảo châu, tự mình đến bờ biển tìm chọn một người tận tâm tận lực trung thành và hiền hậu, rồi để người đó dẫn công chúa lên trên đất liền, và qua đó mà gặp được Ca Kỳ.
Lại nói về Ca Kỳ và Lộ Tây sau khi lên trên đất liền, hai người chăm sóc lẫn nhau, thân như anh em. Giọng nói của Lộ Tây ngọt ngào, cô có thể hát những bài hát nghe rất êm tai, thường hay hát cho Ca Kỳ nghe. Giọng hát cô ngân đến lên khi kết thúc rồi mà vẫn khiến Ca Kỳ ngẩn ngơ một hồi lâu. Đôi chân của Lộ Tây thường làm cho cô rất mệt mỏi. Ca Kỳ hỏi cô nguyên nhân, Lộ Tây nói: “Chân của tôi là do phù thủy dùng phép ma biến ra, khi đi đường giống như bước đi trên dao vậy.” Cách nói của cô làm Ca Kỳ rất thương cô.
Ca Kỳ rất ngây thơ, Lộ Tây rất thuần tịnh, họ ở trong căn phòng thoải mái dễ chịu. Trong thùng nước dưới mái hiên thường có bảo vật, Lộ Tây lấy lên đưa cho Ca Kỳ, để Ca Kỳ đem đi trao đổi lấy đồ dùng cần thiết cho cuộc sống hằng ngày; Ca Kỳ thấy điều này cũng chẳng lấy gì làm kinh ngạc, cũng chẳng nghĩ nhiều. Ca Kỳ ngây thơ, thậm chí qua thời gian lâu, mới biết thỉnh thoảng không nhìn thấy Lộ Tây đâu là vì cô ngâm mình trong thùng nước. Một hôm, Ca Kỳ ngây thơ hỏi Lộ Tây một câu: “Có cần phải bỏ muối vào trong thùng nước không?” Lộ Tây đáp: “Không cần, làm sao anh lại nghĩ đến vấn đề này chứ?” Ca Kỳ không trả lời, chỉ cười một cách ngây ngô. Cứ như vậy, Lộ Tây và Ca Kỳ không lo không nghĩ ở cùng nhau được hai năm.
Trong năm đó, nghe nói Đường Thái Tông Lý Thế Dân đăng cơ, Lộ Tây nói với Ca Kỳ: “Tôi nghĩ được gặp mặt Hoàng đế, vậy cũng đã là mãn nguyện rồi.” Thế là Ca Kỳ dẫn Lộ Tây đi Trường An, đến Trường An rồi, nửa đêm Lộ Tây vào hoàng cung dò đường, xa xa nhìn thấy có Kim Long (rồng vàng) bảo vệ hoàng cung.
Rồng và người cá mặc dù không cùng thể hệ, nhưng Lộ Tây cũng biết ở dưới nước rồng rất được kính trọng, hơn nữa bản thân lại không phải là người trên đất liền, cho nên không dám coi thường mạo phạm, cũng xóa bỏ ý nghĩ vào trong cung.
Sau khi trở về, Lộ Tây nói với Ca Kỳ: “Tôi nghe nói con người trên mặt đất có một cách nói: ‘đời này có một nguyện vọng, nếu như nguyện vọng đó chưa thể thực hiện được, thì sau khi chuyển sinh đời kế tiếp nhất định sẽ thực hiện’, có đúng vậy không?” Ca Kỳ nói: “Có lẽ như vậy, để ta đi hỏi giúp cô.” Ca Kỳ lên chùa hỏi một vị tiểu hòa thượng.
Tiểu hòa thượng nói: “Đúng vậy.” Ca Kỳ liền trở về nói với Lộ Tây. Lộ Tây nói: “Tôi hy vọng được gặp mặt Hoàng đế, đây là sứ mệnh của tôi, sau khi tôi chết rồi anh đừng quá đau lòng, chết đi cũng tức là sinh ra.” Ca Kỳ gật gật đầu. Một tháng sau, Lộ Tây sốt cao rồi qua đời. Sau khi chết, cô chuyển sinh vào một hộ gia đình nghèo khổ, làm một bé gái.
Khi lớn đến bảy tuổi, cuộc sống nghèo khổ đến nỗi khó có thể tiếp tục duy trì, chính lúc đó lại gặp người anh em cùng dòng họ với Thái Tông là Lý Thế Đạo trong phủ cần mua thêm đầy tớ nữ; cô bị người nhà bán cho Lý phủ, lấy tên là Hạnh Nhi. Bởi vì thông minh lanh lợi và đáng yêu, tuổi lại xấp xỉ với tuổi của Huyền Nương (con gái Lý Thế Đạo), nên được chọn làm người hầu bên cạnh Huyền Nương. Huyền Nương sau này làm Văn Thành công chúa.
Bảy năm sau, Văn Thành công chúa được gả đến Tây Tạng, Hạnh Nhi đi theo, Thái Tông dẫn các quan đi tiễn, Hạnh Nhi nhìn thấy được Hoàng đế, đã hoàn thành được tâm nguyện to lớn của Nhân ngư quốc.
Lại nói sau khi Lộ Tây qua đời, Ca Kỳ làm theo lời dặn của Lộ Tây, thuê xe đưa thi thể Lộ Tây về phía Đông Hải; đến lúc mặt trời lặn, Ca Kỳ đưa thi thể Lộ Tây xuống biển. Lần này không có bất kỳ phản ứng nào. Trong những năm tháng sau này Ca Kỳ thường hay nhớ đến Lộ Tây, cảm động nhớ nhung vẻ đẹp và sự thanh khiết thuần tịnh của của Lộ Tây, cũng có lúc lại nhớ đến người cá dưới đáy biển.
Vì thế nên tạo thành duyên phận sau này với người cá. Vào triều Minh, Ca Kỳ chuyển sinh đến Nam Hải, trở thành quốc vương nước người cá Ca Kỳ Na ở Nam Hải.
Vương quốc Ca Kỳ Na cũng có một bảo vật, gọi là ‘Chí Tôn Thần Kính’ (gương thần tôn nghiêm vô thượng), có thể nhìn được những sự việc 500 năm trước và 500 năm sau. Chí Tôn Thần Kính này cũng có lai lịch to lớn. Chí Tôn Thần Kính vốn là một chiếc răng của Tử Vi Tinh Quân, vị thần tiên được Vương Mẫu phái xuống trông coi Thiên Thư, vật trời ban tặng cho Hán Vũ Đế.
Tinh Quân vì lỡ miệng trêu chọc Thần núi và Thần sông, nên bị Ngoan Thạch nghìn năm tuổi trêu đùa lại làm mất chiếc răng. Chiếc răng lưu lạc đến biển Nam Hải, và được quốc vương người cá Ca Kỳ Na thời đó phát hiện, đem về coi như bảo vật, và hết mực tôn kính, triển hiện những điều lành dữ nơi nhân thế cho người cá, trải qua hàng nghìn năm, càng hiện thêm những điều thần kỳ, nên được gọi là ‘Chí Tôn Thần Kính’.
Chí Tôn Thần Kính do một vị trưởng giả trông coi. Người cá thường hay tụ tập nhau lại, để nghe trưởng giả giảng giải về những việc thần kỳ trên mặt đất mà họ không biết; nghe xong trưởng giả giảng giải, người cá thường thổn thức, họ giao lưu chia sẻ những cảm tưởng, cảm thấy con người trên mặt đất có lúc thiện lương, có lúc lại hung ác, là một sinh mệnh phức tạp làm người ta không thể nào mò đoán được.
Trong năm này, trưởng giả nhìn thấy trong Thần Kính hiện lên cho thấy trên mặt đất xuất hiện rất nhiều hoa sen, nhìn thấy một ông Phật bằng vàng (Kim Phật), ông Phật vàng này đã cứu biết bao nhiêu người, mỗi người được cứu, còn có những sinh mệnh ở thiên thượng, trên mặt đất, dưới mặt đất, và dưới biển có liên hệ đến người đó đều có thể được cứu, hoặc miễn cho tai nạn, hoặc không phải vào nơi tối tăm (địa ngục) để chịu trừng phạt. Trưởng giả vội vã đi báo cho quốc vương Ca Kỳ.
Ca Kỳ vốn có thiện tâm, sau khi nghe những lời giảng giải của trưởng giả, ông bắt đầu suy nghĩ sâu xa, trong tâm nghĩ: “Nếu như thế giới của ta có thể biến thành tốt hơn, thì đây là sự việc làm cho tộc người cá ta vui mừng biết bao!” Ca Kỳ quyết định đến thế giới con người một phen, kỳ vọng gặp được Kim Phật.
Trưởng giả bảo Ca Kỳ, hãy phát ra tâm nguyện thành thật nhất, để được sự bảo hộ của Thần linh trên trời dưới đất mà đi vào thế giới con người, tất cả mọi thứ tự sẽ có an bài. Ca Kỳ làm theo lời căn dặn của Trưởng giả, và nói với những người cá, bảo họ sống cho tốt, rằng bản thân muốn đến thế giới con người một chuyến, để có thể gặp được Kim Phật.
Những người cá nghe thấy vậy kinh ngạc mặt biến sắc, đồng loạt khóc lên thành tiếng. Họ đều nói con người thế gian đáng sợ như vậy, chẳng may bị hại chết thì biết làm thế nào? Ca Kỳ an ủi họ: “Yên tâm đi, có sự chỉ dẫn của Thần Kính, có sự an bài của chư Thần, ta lại phát ra nguyện vọng chân thành nhất, không hy vọng bản thân mình quá thông minh, nên không có chuyện gì xảy ra.” Chủ ý của Ca Kỳ đã định, trước Thần Kính mà phát ra thệ nguyện trang nghiêm, muốn đến nhân gian kết duyên với Kim Phật, để làm rạng rỡ vương quốc Ca Kỳ Na.
Ca Kỳ bị hút vào trong Thần Kính, vượt qua rất nhiều không gian của ánh sáng và sự biến ảo của màu sắc, trước mắt không ngừng lóe lên hai chữ “Kim Phật”, hai chữ này tầng tầng tầng tầng ép nhập vào trong đầu của Ca Kỳ. Đi qua vô số không gian, cuối cùng cũng đã tiến nhập vào nhân gian, xuất hiện phía sau căn phòng ở Lệ Giang thuộc Vân Nam.
Ca Kỳ phát hiện nửa thân dưới đã biến thành đôi chân; anh không mảnh vải che thân, ngồi ở phía sau căn phòng. Lúc đó đang là mùa thu, tiết trời mát mẻ, Ca Kỳ cảm thấy lạnh, hai tay ôm vai, run cầm cập. Một số người đi qua anh, chỉ chỉ trỏ trỏ, có người tốt bụng thì đưa cho anh quần áo, anh rất vất vả mới mặc vào được.
Ca Kỳ tỏ ý muốn cảm ơn, nhưng lại không nói ra tiếng được, bèn làm động tác khua tay múa chân. Thì ra sau khi Ca Kỳ đi ra từ trong Thần Kính, đã trở thành người câm. Chí Tôn Thần Kính vốn là một chiếc răng cửa của Tử Vi Tinh Quân, nó biết rõ nó và chủ nhân cách xa nhau là vì một câu nói bất cẩn của chủ nhân tạo thành, cho nên theo nó, không nói là an toàn nhất. Sở dĩ Ca Kỳ xuất hiện tại Lệ Giang, Vân Nam là bởi vì đó là nơi mà Thần Kính và chủ nhân đã từng cách biệt.
Ca Kỳ đói rồi, nhưng lại không có gì để ăn, có người bố thí cho anh đồ ăn, anh cũng không biết dùng đũa, liền dùng tay bốc thức ăn đưa vào mồm, đồ ăn lẫn tạp các mùi vị làm cho anh có chút chịu không nổi, nhưng cũng chẳng còn cách nào. Rồi dần dần anh cũng quen, những kẻ ăn xin trong thành thu nhận và giúp đỡ anh.
Ở cùng những người ăn xin, Ca Kỳ cũng đã lĩnh hội được sự ấm áp nơi nhân gian. Nhưng suy nghĩ của anh biết rõ một điều là bản thân mình đến để tìm Kim Phật. Có một lần, Ca Kỳ nhìn thấy một người trên tay bê một bức tượng Phật lấp lánh ánh vàng kim, anh vô cùng kích động, chạy đến quỳ xuống trước mặt người người kia, người đó ngây người ra, hỏi anh một cách rất kinh ngạc. Một người ăn xin kéo anh đứng dậy, trong tâm Ca Kỳ vẫn hiện lên bức tượng Phật lấp lánh ánh sáng kia, ánh mắt ngẩn ngơ.
Một người ăn xin tốt bụng mang đến cho Ca Kỳ một bộ y phục lành lặn, bảo anh thay bộ quần áo đó, rồi dẫn anh đến một ngôi chùa. Vào đến chùa, Ca Kỳ nhìn thấy một bức tượng Phật trang trí bằng vàng rất lớn, lập tức quỳ xuống, nước mắt như mưa. Lúc này trụ trì là một vị cao tăng đắc đạo, gương mặt hiền lành, mày râu đều trắng, tên là Huệ Trì, nhìn thấy Ca Kỳ rơi nước mắt, không tự chủ được ông ngẩn người ra, ông vận dụng huệ nhãn, biết được biết được anh là người cá mang theo sứ mệnh mà đến thế gian. Ông cảm động trước ý chí kiên định đó nên chỉ thị người trong chùa thu nhận và giúp đỡ Ca Kỳ. Họ cho anh làm quét dọn sân chùa, lại chuẩn bị cho anh một thùng nước lớn, mỗi ngày bảo anh ngâm trong nước một tiếng đồng hồ.
Trong tâm Ca Kỳ cảm kích, mặc dù không thể nói nhưng trong lòng lại rất minh bạch, chùa chiền mới là nơi mình nán lại. Ca Kỳ nhìn thấy người khác lẩm bẩm những lời của bản thân họ trước tượng Phật, anh biết rằng họ đang biểu lộ rõ ràng tâm nguyện của mình với Phật, trong tâm cũng ngộ được điều gì đó, liền đứng trước tượng Phật mà hứa rằng, sẽ đời đời kiếp kiếp chuyển sinh trong chùa. Khi Huệ Trì được 136 tuổi, ông biết rằng bản thân mình không lâu sau sẽ tọa hóa.
Một hôm, ông gọi Ca Kỳ đến, hai người mặc dù không nói gì, nhưng Ca Kỳ đã biết tôn sư sắp rời xa mình rồi, không cầm được nỗi đau thương, nước mắt tuôn rơi. Huệ Trì dùng ánh mắt từ bi nói với Ca Kỳ: “Ta biết con vì sao đến thế gian, sau này chúng ta lại tiếp duyên vậy!” Ca Kỳ liên tiếp gật đầu. Sau khi tôn sư Huệ Trì tọa hóa, Ca Kỳ vẫn ở trong chùa, chết rồi lại chuyển sinh, luân hồi chuyển sinh tám lần, đều làm hòa thượng, ở trong chùa đời này nối tiếp đời trước tu hành, đến năm 1997, thì chuyển sinh trong người thường.
Huệ Trì chính là Lộ Tây công chúa đã nhắc đến ở trên, đến ngày nay khi Đại Pháp hồng truyền, ông trở thành đệ tử của Phật Chủ. Ca Kỳ và Lộ Tây trong đời này có quan hệ chú cháu. Cả hai đều đắc được Đại Pháp và gặp được Kim Phật như thệ nguyện
Lời cuối:
Giữa thế giới người cá họ cũng có thông tin với nhau, khi đưa tin họ đều phái đi người cá dũng cảm nhất để hoàn thành nhiệm vụ này. Người cá có thể tránh được một số con cá hung ác, và một số nguy hiểm khác, nhưng đáng sợ nhất chính là lưới. Trong lịch sử từng có người vớt lên người cá, có những ngư dân nhân từ, thả người cá trở về biển, có nhiều người lại không như vậy.
Ở Trung Quốc thời nhà Tấn, có ngư dân vớt lên được một người cá, và bán cho một phú hộ với giá cao, phú hộ sửa một cái hồ nước, rồi thả người cá xuống đó để tự mình thưởng thức, còn mời cả quan to chức cao đến xem. Sau khi người cá múa cho họ xem, và thỉnh cầu họ thả mình về biển, người phú hộ kia không đồng ý.
Người cá còn thường bị những người hiếu kỳ hoặc những người có ý bất hảo đến sờ một cái, cấu bóp một cái. Người cá nhớ con mình, nhưng không có hy vọng trở về nhà, cuối cùng tuyệt thực mà chết. Khi muốn chết mà chưa chết, gia đình nhà phú hộ này liền nhanh chóng mổ bụng, họ muốn thưởng thức hương vị của thịt người cá. Chút hồn phách của người cá kia liền mộng báo cho phù thủy của thế giới người cá, thế giới người cá đều biết việc này, nên vô cùng căm giận con người. Khi tôi làm người cá, cũng biết đến việc này, “Con người quá ác!”, nhớ lại khi đó tôi nói câu nói này, quả thật là tức giận đến nỗi nghiến răng nghiến lợi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà người cá không hay hiển hiện.
Đến thời cận đại, giữa thế giới người cá với nhau đã liên hệ ít đi, bởi vì thế gian con người càng ngày càng trở nên hiểm ác, các loại bảo vật cũng mất đi linh tính và ánh quang vốn có ban đầu, cũng đã không thể ‘thần’ lên được nữa rồi.
Theo Chánh Kiến