Thần thoại Hy Lạp: Narcissus ‘yêu mình thái quá’, còn chúng ta đang rơi vào bẫy ‘tự kỷ’ mà không hay

23/06/20, 08:58 Góc Nhìn

Eric Bess là một nghệ sĩ trường phái tả thực người Mỹ và hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (IDSVA), anh vẫn thường trăn trở về chứng ‘tự luyến’ (tự kỷ, tính tự yêu mình) của bản thân, và cuối cùng anh đã có thể tìm thấy lời giải cho chính mình thông qua câu chuyện về nhân vật Narcissus trong thần thoại Hy Lạp.

Eric Bess, một nghệ sĩ trường phái tả thực người Mỹ, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu Tiến sĩ về Nghệ thuật Thị giác (IDSVA). (Ảnh: TH)

Dưới đây là những chia sẻ của anh về nhân vật Narcissus trong thần thoại Hy Lạp và những điều ẩn chứa trong tác phẩm hội họa “Narcissus” của Caravaggio:

Tôi phải thừa nhận rằng tự luyến (tự kỷ, tính tự yêu mình) là một trong những vấn đề trong cuộc sống của tôi. Tôi là một họa sĩ, tôi hy vọng mọi người ngắm nhìn tác phẩm của tôi, không chỉ ngắm nhìn chúng, mà tôi còn hy vọng họ sẽ thích chúng. 

Tôi chia sẻ công việc của mình trên trang web cộng đồng, ngoài ra, tôi rất mong muốn được người khác ấn nút “thích” để cổ vũ bản thân. Thành thật mà nói, tôi càng nhận được nhiều lời khen ngợi từ việc đăng bài, sự hài lòng của tôi với bản thân càng cao. Nhưng những lời khen ngợi này và mong muốn của tôi về điều đó thực sự có ý nghĩa như thế nào?

Narcissus nhìn thấy chính mình

Trong thần thoại Hy Lạp, câu chuyện về Narcissus có thể giải thích rõ nhất mong muốn của tôi khi muốn nhận được sự công nhận từ người khác.

Theo cuốn Metamorphoses của Ovid, Narcissus là con trai của thần sông Cephissus và nữ thần Liriope. Vẻ đẹp của chàng khiến tất cả những người đã nhìn thấy đều đem lòng yêu mến chàng. Khi Narcissus được sinh ra, một thầy tu khi được hỏi liệu chàng có sống thọ hay không thì trả lời rằng: “Miễn là chàng không nhìn thấy chính mình là được”.

Thật vậy, mọi người đều ngưỡng mộ Narcissus, nhưng chàng kiêu ngạo từ chối tất cả những người ngưỡng mộ và thậm chí chế giễu họ. Một trong những người ngưỡng mộ không thể chịu được phản ứng này của chàng, vì vậy người này cầu nguyện rằng: “Nguyện cho chàng ta sẽ mãi chìm đắm trong biển tình như thế này, nhưng lại không thể nắm giữ được tình cảm của mình”. Nemesis – nữ thần báo thù đã nghe thấy lời cầu nguyện của người này.

Một ngày nọ, Narcissus đến một nguồn nước tách biệt và yên tĩnh, quyết định nghỉ ngơi ở đó, Hồ nước tĩnh lặng và trong vắt. Chàng cúi xuống bên dòng nước và muốn uống nước để giải khát. Lúc này, chàng nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong nước và đem lòng yêu chính bản thân mình.

Chàng bị cuốn hút bởi chính mình đến nỗi chàng đã không màng đến việc ăn uống. Chàng muốn chạm vào hình ảnh phản chiếu của mình nhưng không thể làm được, vì vậy chàng rất thất vọng. Chàng nhìn chằm chằm vào mình cho đến khi kiệt sức. Câu cuối cùng của chàng là: “Ah, vô dụng, người yêu dấu! … tạm biệt!”

Tác phẩm “Narcissus” của Caravaggio, vào khoảng giữa năm 1598-1599. Chất liệu sơn dầu, vải bạt, kích cỡ 110 x 92 cm. Bảo tàng nghệ thuật cổ đại quốc gia, Rome. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

“Narcissus” của Caravaggio

Theo trang web Caravaggio.org, trong bức tranh Narcissus, Caravaggio đã giải thích câu chuyện về Narcissus theo phiên bản Ovid. Họa sĩ trường phái Baroque người Ý này đã sử dụng đến tenebristic, đó là thủ pháp tương phản mạnh mẽ giữa ánh sáng và bóng tối để mô tả Narcissus. Đó là sự tương phản giữa nhân vật với hình sáng và bối cảnh màu tối, từ đó làm chúng nổi bật hơn.

Các cạnh của hồ bơi chia bức tranh ra làm hai phần. Narcissus ngồi bên dòng nước, khao khát nhìn vào hình ảnh phản chiếu của chàng. Tay phải chống xuống đỡ cơ thể chàng trên mặt đất, trong khi tay trái duỗi xuống nước, như thể chàng muốn nắm giữ lấy hình bóng của mình. Đôi tay của Narcissus và đôi tay của cái bóng liên kết với nhau, tạo thành một hình bầu dục trên bức tranh.

Có phải tông màu tối thể hiện cho thái độ của Narcissus đối với thế giới? Có phải chàng đã quên thế giới vì khao khát mãnh liệt của mình đối với bản thân? Hay là tông màu tối cho thấy việc chàng quá yêu bản thân sẽ đem lại hậu quả đáng lo ngại?

Tôi nghĩ tất cả những điều trên đều đúng. Narcissus quên đi thế giới xung quanh, vì chàng chỉ chìm đắm vào hình ảnh của bản thân. Chàng quên mất những người yêu thương chàng, gia đình chàng, cây cỏ hoa lá động vật bên cạnh chàng. Chàng khao khát bản thân, khiến chàng quên đi sự tồn tại của người khác, nỗi đau, sự chịu đựng, cuộc sống, tình yêu và tiếng cười của họ. Sự tự luyến và lòng trắc ẩn của chàng không thể dung hòa làm một.

Điều gì có thể hắc ám hơn khi thiếu đi lòng trắc ẩn? Bóng tối bao trùm lấy chàng, bóng tối và trái tim tự phụ của chàng hòa hợp với nhau. Thiếu đi lòng trắc ẩn và việc khao khát bản thân quá mức cuối cùng đã nhấn chìm chàng trong bóng tối và giết chết cuộc đời chàng.

Câu nói cuối cùng trước khi chết cho thấy việc chàng đi tìm kiếm hình ảnh của bản thân là “vô ích”, mọi nỗ lực đều thất bại. Có hai tầng ý nghĩa ở đây: niềm đam mê của chàng dành cho bản thân sở dĩ là vô dụng, không phải là liệu cuối cùng chàng có thành công hay không, mà là bởi vì khát vọng về ảo ảnh của bản thân đã thể hiện sự tự phụ của chàng, mà sự tự phụ này là vô dụng.

Vậy tại sao Caravaggio sử dụng các yếu tố bố cục hình elip trong bức vẽ? Cánh tay và sự phản chiếu của Narcissus được kết nối để tạo thành một bố cục hình elip, nó khiến ánh mắt của người xem phải nhìn đi nhìn lại bố cục của bức tranh.

Theo cách hiểu của tôi là hình elip này đại diện cho sự can thiệp của Nemesis – nữ thần báo thù. Sự phản chiếu của Narcissus chính xác là hình tượng của chàng khi đối diện với người khác: chàng nhận được sự ngưỡng mộ và yêu mến của mọi người, nhưng chọn cách đáp lại bằng khoảng cách, sự thờ ơ, thậm chí là khinh bỉ và tự kiêu. Để trừng phạt Narcissus, Nemesis đã khiến chàng chìm đắm vào một tình yêu không thể tự thoát ra. Đây là chiêu “gậy ông đập lưng ông” của Thần.

Kẻ thù lớn nhất của bản thân

Câu chuyện “Narcissus” của Caravaggio truyền cảm hứng cho tôi của ngày hôm nay là gì? Có phải sự khao khát được người khác ấn nút “thích” của tôi cũng là một sự tự luyến? Tôi thường nói với bản thân mình: “Tôi chia sẻ những bức tranh của mình trên phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá bản thân, bán các tác phẩm của mình để hỗ trợ gia đình”. Điều này tất nhiên là đúng, nhưng không phải là tất cả.

Đối với các nghệ sĩ truyền thống, các tác phẩm nghệ thuật phản ánh giá trị trong nội tâm người sáng tạo và thế giới thị giác mà họ miêu tả, bức tranh thể hiện các giá trị mà người nghệ sĩ ngưỡng mộ, khát vọng hay trân trọng thông qua biểu tượng có tính truyền đạt cao. Trong mỗi quá trình sáng tạo, nghệ sĩ có cơ hội hiểu sâu hơn về một khía cạnh nào đó của bản thân. Khi mọi người đánh giá cao một tác phẩm, họ cũng đánh giá cao người sáng tạo và giá trị mà anh ta tôn thờ.

Là một nghệ sĩ, tôi luôn phải đối mặt với nguy cơ rơi vào tình yêu với tác phẩm của mình. Nếu chia sẻ nghệ thuật chỉ là để nhận được lời khen, thì lòng trắc ẩn của tôi với người khác là gì? Chỉ cần trở thành một nghệ sĩ đáng được người khác ngưỡng mộ? Mục đích chia sẻ về việc tự yêu thích này phải chăng là mang tác phẩm đặt lên trên những người mà được tôi chia sẻ? Đây có phải là lợi dụng người khác để làm cho mình cảm thấy tốt hơn? Sự tự luyến này liệu có bị Chúa trừng phạt? Tôi sẽ phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ vì điều đó?

Các nghệ sĩ hoặc chia sẻ sáng tạo của họ để đạt được sự tán thưởng, hoặc thông qua các tác phẩm thể hiện giá trị quan của họ và khơi gợi cuộc đối thoại nội tâm của người xem. Những bức tranh của Caravaggio khiến tôi suy ngẫm về giá trị của mình như một nghệ sĩ và một con người. Hôm nay, tôi nghiêm túc tự hỏi: “Những tác phẩm tôi chia sẻ để tạo ra giá trị cho người khác, hay cho chính mình?”

Các tác phẩm nghệ thuật truyền thống có một sức mạnh đáng kinh ngạc, có thể chỉ ra những thứ vô hình không thể nhìn thấy bằng mắt thường, khiến chúng ta phải suy nghĩ: “Điều này có ý nghĩa gì với tôi và với mỗi người xem?” “Nó ảnh hưởng đến quá khứ và tương lai như thế nào?” “Nó sẽ khai sáng cho kinh nghiệm của chúng ta như thế nào?”.

Minh Huy (Theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

Ad will display in 09 seconds

10 điều cần làm để được may mắn, bình an

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

  • Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

    Mẹ ở lại chỉ mình con chịu lạnh, mẹ đi rồi cả ba đứa rét sương

  • 10 điều cần làm để được may mắn, bình an

    10 điều cần làm để được may mắn, bình an

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

    Trừ vong báo oán và lời dạy của Đức Phật

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

x