Thảm sát Đại Hưng: Cuộc thanh trừng tàn bạo đối với cả trẻ em và người già
“Có nhiều cách giết chóc khác nhau, bao gồm dùng gậy đánh đến chết, dùng liềm cắt và dùng dây thừng thắt cổ cho đến chết… Cách giết trẻ em là tàn bạo nhất: kẻ giết người giẫm lên một chân đứa trẻ và giật chân kia, xé thân thể ra làm hai nửa”, trích đoạn trong “Điều tra về cuộc thảm sát Đại Hưng”.
Một đêm năm 1966, ngay sau khi cuộc Cách mạng Văn hóa được khởi động, Hồng vệ binh Cộng sản được trang bị dùi cui, công cụ thô dùng để đánh và bóp chết hàng trăm dân làng ngay bên ngoài Bắc Kinh. Cuộc cách mạng văn hóa kéo dài từ năm 1966 đến năm 1976 do Mao Trạch Đông phát động, đã tuyên án cuộc đời hàng triệu người dân thông qua những vụ giết người hàng loạt. Theo Hồ Diệu Bang, cựu Tổng bí thư, “Gần 100 triệu người bị ảnh hưởng, bằng 1/10 số dân Trung Quốc”.
Tại quận Đại Hưng, khoảng 324 người đã bị sát hại vào tháng 8/1966. Trong một bài báo được đăng trên Economist cách đây hơn một thập niên, bà Phong Nhạc Dinh kể lại, người dân địa phương đã bị Hồng vệ binh gọi là “nhân tố tà ác” bởi vì họ thuộc những gia đình địa chủ. Bà Phong nói rằng, bà đã được đám đông cứu thoát vì “lớp học” của bà được cho là phù hợp.
Mao đã cố gắng thay đổi hoàn toàn xã hội và văn hóa Trung Quốc, Mao và đồng minh đã kêu gọi tầng lớp thanh thiếu niên phá trừ “Tứ cựu: suy nghĩ, thói quen, văn hóa và phong tục”.
Xét về đàn áp, gần một thập kỷ sau, các cuộc điều tra nội bộ của Đảng đã xác định có 4,2 triệu người bị bắt giam và hơn 1,7 triệu người đã chết vì những nguyên nhân không tự nhiên. Tuy các số liệu thống kê không được công bố ra bên ngoài, nhưng ước tính có khoảng 7,73 triệu người đã chết.
Vụ thảm sát Đại Hưng chắc chắn là một hỗn loạn, không loại trừ trẻ em hay người già: Người nhiều tuổi nhất bị giết chết là 80 tuổi, và người ít tuổi nhất bị giết chết chỉ mới có 38 ngày tuổi. Hai mươi hai gia đình đã bị giết chết không còn ai sống sót.
Ngộ La Văn trong “Điều tra về cuộc thảm sát Đại Hưng”, đã viết:
“Đánh đập một người đến chết là một cảnh thường thấy. Trên đường phố Sa Than, một nhóm thanh niên thuộc lực lượng “hồng vệ binh” đã tra tấn một bà già bằng xích sắt và thắt lưng da cho đến khi bà không thể cử động được nữa, nhưng một nữ “hồng vệ binh” vẫn nhảy lên người bà và dẫm đạp lên bụng bà. Bà già đã chết ngay tại chỗ…
Gần Sùng Vân Môn, khi “hồng vệ binh” lục soát nhà của một “vợ địa chủ” (một góa phụ sống một mình), chúng bắt buộc mỗi nhà hàng xóm phải mang đến một nồi nước sôi và chúng đã đổ nước sôi lên người bà từ cổ trở xuống cho đến khi người bà bị nấu chín. Vài ngày sau, người ta đã tìm thấy bà bị chết ở trong phòng, người bà đã bị giòi bâu kín…
Có nhiều cách giết chóc khác nhau, bao gồm dùng gậy đánh đến chết, dùng liềm cắt và dùng dây thừng thắt cổ cho đến chết… Cách giết trẻ em là tàn bạo nhất: Kẻ giết người giẫm lên một chân đứa trẻ và giật chân kia, xé thân thể ra làm hai nửa”.
Theo Vương Hữu Cầm thuộc Đại học Chicago, vụ thảm sát Đại Hưng là một phần của những vụ giết người hàng loạt trong Cách mạng văn hóa. Chỉ trong 2 tuần, Hồng vệ binh đã giết chết 2.000 người dân.
Sau 3 thập kỷ Washington Post đưa tin về Đại thảm sát Đại Hưng, Lâm Bưu trong một bài phát biểu năm 1966, đã kêu gọi người dân nắm bắt nguồn sản xuất từ “địa chủ”, mặc dù trước đó ĐCSTQ đã tịch thu nhiều mảnh đất nông nghiệp tư nhân trong các chiến dịch trước đó.
“Tất nhiên, chúng tôi không tán thành người dân tấn công và giết người. Nếu dân chúng cảm thấy căm phẫn sâu sắc kẻ ác và chúng tôi không thể kiềm chế chúng bằng cách thuyết phục, chúng tôi sẽ không dùng vũ lực đối với vấn đề này”, Bộ trưởng Công an Tạ Phú Trị nói với cảnh sát năm 1966.
Chủ nghĩa Cộng sản ước tính đã giết chết khoảng 100 triệu người, nhưng tội ác của nó chưa bao giờ được phơi bày đầy đủ và hệ tư tưởng của nó vẫn mãi còn. Trên đài tưởng niệm tại Washington của Mỹ, người dân nước này đã khắc cốt dòng chữ: “Để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản dạy cho các thế hệ tương lai… để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân…”
Theo Epoch Times