Thăm núi tiên Phạm Tịnh – Đạo tràng cổ Phật, nơi thần tích hiển linh

25/09/17, 00:06 Khám phá sinh mệnh

Núi Phạm Tịnh thuộc thành phố Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), là ngọn núi cao và hùng vĩ bậc nhất tại Quý Châu. Nơi đây được coi là đạo tràng của Phật Di Lặc, với rất nhiều truyền thuyết thần kỳ.

Núi Phạm Tịnh, tiên cảnh chốn nhân gian. (Ảnh: )
Núi Phạm Tịnh, tiên cảnh chốn nhân gian. (Ảnh: Sohu)

Núi Phạm Tịnh trước đây được gọi là Tam Sơn Cốc, sau lại gọi là núi Cửu Long, núi Nguyệt Kính… Từ nhà Minh trở về sau gọi là núi Phạm Tịnh, nguyên lấy từ câu “Phạm thiên tịnh thổ” trong Phật giáo, ý rằng đây là mảnh đất thanh tịnh thoát tục. Phạm Tịnh sơn cũng giống như Nga Mi sơn, Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Cửu Hoa sơn, đều là danh sơn của Phật giáo, còn được biết đến là đạo tràng của Phật Di Lặc.

Trong “Kinh Du Hành” có ghi lại, trước khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, Ngài đã nói với A Nan: “Ngươi hãy sửa soạn chỗ giữa hai gốc cây một chiếc giường cho ta nằm, đầu xoay về hướng Bắc, mặt hướng phía Tây. Sở dĩ như thế, vì giáo pháp của ta sẽ lưu truyền lâu dài ở phương Bắc”.

Trong “Kinh Niết Bàn” có nói, lúc Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, “Trái đất rung chuyển, trống trời rền vang, tứ hải dậy sóng, núi Tu Di đột nhiên rung động, cuồng phong cuồn cuộn, cây cối ngã đổ, cảnh vật trông thật điêu tàn”.

Tương tự núi Tu Di, núi Phạm Tịnh cũng có sự tương thông với Thiên giới. Tại Kim Đỉnh của núi Phạm Tịnh mưa rơi như đổ lệ, đất rung núi chuyển, sau một tiếng nổ thật lớn, trong nháy mắt ngọn Kim Đỉnh khổng lồ phân thành hai, từ trong khe núi phun ra những tia sáng xuyên tận vào mây xanh, sáng rực cả một vùng trời.

Kim Đỉnh tách làm hai, nối nhau bởi chiếc cầu Thiên Tiên. (Ảnh: )
Kim Đỉnh tách làm hai, nối nhau bởi chiếc cầu Thiên Tiên. (Ảnh: Sohu)

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, Phật giáo tại Ấn Độ cũng bắt đầu được truyền vào Trung Quốc, và ngày càng trở nên hưng thịnh, ứng nghiệm với lời tiên đoán trước khi Niết bàn của Phật Thích Ca.

Tại núi Phạm Tịnh, nơi có sự cảm ứng với quá trình niết bàn của Phật Thích Ca Mâu Ni, về sau đã trở thành thánh địa Phật giáo. Cũng cho thấy, Phật Pháp diệu kỳ không phải là chỗ người thường có thể biết được.

Vậy núi Phạm Tịnh vì sao lại trở thành đạo tràng của Phật Di Lặc?

Truyền thuyết kể rằng, sau khi ngọn Kim Đỉnh tại núi Phạm Tịnh bị tách làm hai, có người đã nghe thấy tiếng nhạc trời, còn trông thấy một vị hòa thượng ngồi ngay ngắn trên đỉnh núi, toàn thân phát ra ánh vàng kim rực rỡ, tay trái làm thế hoa sen, tay phải chỉ lên bầu trời.

Viên đá hình nấm, trên to dưới nhỏ, được coi là thần tích tại núi Phạm tịnh. (Ảnh: Sohu)
Viên đá hình nấm, trên to dưới nhỏ, được coi là thần tích tại núi Phạm Tịnh. (Ảnh: Sohu)

Mọi người không hiểu vì sao ông ta có thể leo lên được đỉnh núi cao như vậy, liền bắc một cây cầu nối hai đỉnh núi với nhau. Thế nhưng, cầu vừa bắc xong thì hòa thượng lại biến mất. Mọi người tìm kiếm khắp nơi, thì phát hiện ông ấy đã ngồi ở trên ngọn núi khác, hơn nữa thân thể dần dần biến thành to lớn, cuối cùng biến thành một tảng đá khổng lồ.

Có người ngộ rằng đây chính là Phật Di Lặc hiện thế, vì vậy tại đỉnh núi nơi vị hòa thượng ngồi đã cho xây dựng một điện Di Lặc, cung phụng Phật Di Lặc. Từ đó trở về sau, núi Phạm Tịnh trở thành đạo tràng của Phật Di Lặc.

Từ sau triều đại nhà Minh, tại núi Phạm Tịnh xuất hiện hàng loạt chùa miếu, am ni cô. Phía chân núi có đến 48 am lớn, như Thừa Ân tự, Chung Linh tự, Thái Bình tự, Thích Ca điện, Di Lặc điện… Trong điện Thích Ca và điện Di Lặc khác nhau ở 2 bức tượng thờ phụng. Tại bốn con đường lên núi có sự phân bố của “Tứ đại hoàng am”, gồm Thiên Mã tự, Khảm Mai tự, Hộ Quốc tự, Thiên Khánh tự.

Triều đại nhà Thanh, việc xây dựng miếu thờ ngày càng ồ ạt, có thể nói “mở cửa có thể nghe chuông trống, lên đường liền gặp được tăng ni”.

Ngoài ra, ở giữa Kim Đỉnh, có động Quan Âm, trong động có thờ tượng Quan Âm Bồ Tát. Bên cạnh có Hộ Quốc tự, được xây dựng vào triều đại nhà Đường, ban đầu gọi là Thiên Trì viện, đến thời nhà Minh đổi thành Hộ Quốc tự, kiến trúc rộng đến 20 ngàn m2, thời kỳ thịnh vượng nơi này có đến mấy trăm tăng nhân cư ngụ, nhưng về sau đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn.

(Ảnh: Sohu)
Núi Phạm Tịnh nhìn từ trên cao. (Ảnh: Sohu)

Trên núi Phạm Tịnh, người ta có thể thấy thần tích xuất hiện khắp nơi, chẳng hạn như mỏm núi đá hình nấm trên to dưới nhỏ, “vạn quyển sách” mọc tới mây xanh, “cầu Thiên Tiên” bắc ngang giữa trời, “đá Thái tử” hiên ngang bất khuất, cùng với Phật quang, Nguyệt kính, Vân thác nước, Đài thuyết pháp, Đài lư hương, Đài luyện đan, Động Cửu hoàng, Kim bồn…

Liên quan đến “vạn quyển sách”, truyền thuyết kể rằng, năm đó khi Đường Tăng trên đường từ Tây Thiên trở về, trong lúc vận chuyển kinh sách xuyên qua màn sương, không may chạm phải núi Phạm Tịnh, một chồng kinh Phật đã bị rớt. Từ đó về sau, núi Phạm Tịnh xuất hiện những lớp đá xếp chồng lên nhau mà thành, nó giống như những trang sách được xếp lại.

Cầu Thiên Tiên bắc giữa trời, tựa như một chiếc cầu vồng. Cổ nhân cho rằng, cầu này không phải sức người có thể làm được, mà là có sự trợ giúp của Thần. Trước đây, cầu này được gọi là cầu “Thiên Sinh”. Truyền thuyết kể rằng chiếc cầu này chính là cây gậy của Thiết Quải Lý, một trong Bát tiên.

Sau khi chiếc cầu được tạo thành, chư Phật, Thần tới đây đứng trên cầu chúc mừng, khung cảnh vô cùng náo nhiệt, vậy nên người đời sau mới gọi cầu này là “Thiên Tiên”. Cầu Thiên Tiên nối liền hai điện Thích Ca và Di Lặc với nhau, mọi người đi từ trên xuống, đầu tiên là sẽ vào điện Thích Ca, sau mới tới điện Di Lặc. Thích Ca là Phật hiện tại, Di Lặc là Phật tương lai, bố trí như vậy quả thực rất hợp lý.

Phật quang thường xuyên hiển linh tại núi Phạm Tịnh. (Ảnh: Pinterest)
Phật quang thường xuyên xuất hiện tại núi Phạm Tịnh. (Ảnh: Pinterest)

Còn về “Đá Thái tử”, tương truyền rằng vào những năm Vạn Lịch triều Minh, Lý Thái hậu đã vào núi tu hành, con trai của bà vì lo lắng cho mẹ, nên đã cất công đến núi Phạm Tịnh để tìm kiếm, hơn nữa còn lớn tiếng gọi mẹ. Thái hậu vì mong muốn cầu pháp, không muốn lưu luyến thế tục, liền thi triển thần thông, định trụ thái tử ở bên trong khe núi, cuối cùng biến thành tảng đá.

Sau khi Lý Thái hậu thành tiên, động “Cửu Hoàng” dựa theo vách đá mà xây dựng, trên vách đá có khắc 4 chữ lớn “Động Thiên Phật Địa”. Địa danh “Kim bồn” là chỗ Lý Thái hậu rửa tay trước khi tham thiền bái Phật, “Ngọc lô” là nơi bà thắp hương mỗi ngày.

Còn kỳ diệu hơn, tại núi Phạm Tịnh thường xuyên xuất hiện “Phật quang”, được cho là điềm lành, chỉ những vùng đất thanh tịnh linh thiêng mới có thể xuất hiện dị tượng như vậy. Ngoài ra, còn một hiện tượng đặc biệt khác thường nữa, chính là “Nguyệt kính”. Căn cứ vào các tư liệu lịch sử, tại khu vực Kim Đỉnh, chỉ cần nhặt một viên đá bất kỳ, cũng có thể nhìn thấy hình ảnh bản thân mình trong đó.

Núi Phạm Tịnh quả không hổ danh là miền đất thanh tịnh thoát tục, một danh sơn thắng cảnh tuyệt đẹp, một vùng đất tịnh độ, rất phù hợp cho những ai muốn rời xa thế gian ồn áo nào nhiệt, tìm đến con đường tu hành giải thoát.

Tuệ Tâm biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x