Thăm học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất hành tinh qua ảnh
24/04/15, 22:16Chưa phân loại
Nằm gần như biệt lập khỏi thế giới hiện đại, Larung Gar hiện là học viện Phật giáo Tây Tạng đồ sộ nhất và có tầm ảnh hưởng rộng khắp hành tinh. Với hơn 40.000 tăng ni Phật tử, cộng thêm tín đồ từ nhiều quốc gia thường đến tham gia các khóa học ngắn hạn, nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa hiếm có và hết sức thú vị.
Nếu không phải là người sùng đạo, thì có lẽ đây không phải là một điểm du lịch dành cho bạn, vì để đến được đây bạn phải bắt được chuyến xe buýt duy nhất từ Thành Đô đến Tứ Xuyên lên, rồi phải mất 15 – 16 tiếng đồng hồ băng qua các nẻo đường gập ghềnh, và lang quê nghèo khó để đến được thung lũng.
Tuy nhiên cũng không dễ để đi bằng đường bộ lên đây, vì đường xá vào mùa mưa thường rất lầy lội, đất lại hay sạt lở, mùa đông tuyết rơi dầy và trời rét buốt, cộng thêm chính sách hà khắc hay kiềm kẹp và đàn áp tín ngưỡng, thế nên đường lên Tây Tạng càng trở nên “gập ghềnh lắt lẻo” hơn bao giờ hết.
Đời sống hàng ngày nơi đây xoay quanh tu luyện và bảo trì giới luật Phật giáo, cư dân giữ đời sống đơn sơ qua nhiều thế hệ, không tivi, nước nóng và các phương tiện giải trí ồn ào khác.
Những ngôi nhà gỗ màu nâu và đỏ giống hệt nhau tạo thành một khối khổng lồ, tựa vào sườn đồi. Mỗi ngôi nhà có 3 phòng, không hề có toilet hay nước nóng.
Điều kiện sống ở Học viện Phật giáo Larung Gar chỉ ở mức cơ bản. Tăng ni Phật tử phải dùng chung toilet. Điện thoại được sử dụng, nhưng TV thì không. Các sư sãi sống gần các Phật tử đến tu tập, phân chia phòng theo tuổi tác và giới tính. Một bức tường lớn ngăn cách khu tu thiền của sư sãi và ni cô. Giới luật ở đây vô cùng nghiêm ngặt.
Học viện được Jigme Phuntsok, một Lạt ma viện theo hệ Nyingma (phái Nyingma thuộc Phật giáo Tây Tạng), thành lập vào năm 1980 trong một thung lũng xa xôi hẻo lánh không có người ở.
Nhiếp ảnh gia 34 tuổi Wanson Luk đến Larung Gar sau hành trình 20 tiếng đồng hồ từ Thành Đô (Trung Quốc). Anh cho biết, nơi đây có 2 nhà khách nhỏ nhưng đã kín chỗ, vì vậy anh phải ở gần cổng vào. Luk cho biết, học viện mở cửa cho mọi người, và duy trì cuộc sống bằng tiền quyên góp và các mối làm ăn nhỏ như nhà khách hoặc cửa hàng tạp hóa.
Luk chia sẻ: “Người ở đây có phong tục đám ma kỳ lạ theo phương thức Thiên táng. Hôm đó, hàng trăm, thậm chí hàng nghìn con kền kền đợi ăn 7 xác chết. Một nhà sư cầu nguyện trong buổi lễ, sau đó người chủ lễ bắt đầu cắt những xác chết ra. Khi ông làm xong, tất cả lũ kền kền lao vào. Họ cho rằng càng có nhiều kền kền càng tốt vì kền kền không ăn những xác không tốt”.
Thánh đường trung tâm
Mọi người thường tụ tập ở đây để tụng niệm và ca hát.