Thảm họa liên tiếp khắp Trung Quốc: Đêm không dám ngủ vì sợ lũ, ngày lo dịch bệnh tìm đến nơi

10/07/20, 14:17 Trung Quốc

Trung Quốc hiện tại không chỉ đang gồng mình chống chọi với đại dịch bùng phát lần 2, mà còn phải đối mặt với thiên tai liên tiếp trên khắp cả nước. Người dân hứng đủ mọi đau khổ.

Trung Quốc gồng mình trước thiên tai, người dân đêm không dám ngủ vì sợ lũ, ngày lo dịch bệnh tìm đến nơi. (Ảnh: Twitter)

Nhiều tuần mưa lớn đã khiến một số khu vực lâm vào tình trạng ngập lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua, tàn phá 26 tỉnh thành miền Trung và miền Nam Trung Quốc, là điêu đứng cuộc sống của hơn 19 triệu người dân.

Thời gian gần đây, mưa đá và động đất cũng xảy ra ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Nạn châu chấu tràn lan, các bệnh truyền nhiễm qua động vật là những tai ương mới liên tục xuất hiện “tại Trung Quốc”.

Theo các cơ quan quản lý khẩn cấp, có đến gần 50 triệu người dân Trung Quốc đã phải hứng chịu tác động từ các thảm họa tự nhiên chỉ trong nửa đầu năm 2020. Theo thống kê, các thảm họa đã khiến 271 người mất tích, thiệt mạng, và 914.000 người phải sơ tán khẩn cấp, tuy nhiên con số thực tế có thể cao hơn nhiều, vì chính quyền Trung Quốc thường hay che đậy thông tin. 

 

Chứng kiến “Đại dương” tại Vũ Hán

Kể từ tháng 6, lượng mưa hàng ngày đã khiến khoảng 300 con sông có mực nước vượt quá mức cảnh báo, làm hàng chục thành phố phải gửi cảnh báo khẩn cấp. Người dân kể lại, đã có nhiều ngôi nhà và ô tô bị nước lũ cuốn trôi. 

Hồ Bắc – tỉnh trung tâm của Trung Quốc, là nơi bùng phát dịch bệnh Vũ Hán  đầu tiên, cũng đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi những trận mưa lớn. Theo chính quyền địa phương, lượng mưa lớn chưa từng thấy đã làm tê liệt hàng trăm con đường, ngập úng quá mức 5 hồ lớn trong khu vực, và gần 1.100 hồ chứa nước bị tràn

Trong một đoạn video ghi lại cảnh tượng đường xá ngập úng, người dân chia sẻ, “hãy đến chứng kiến đại dương ngay tại Vũ Hán”. 

 

Ngày 6/7, Thượng Hải phải hứng chịu một trận bão lớn với mưa lũ, gió lốc và sấm chớp ầm ầm. Theo người dân địa phương và các đoạn video chia sẻ trên mạng, lượng nước mưa tích tụ quá nhiều trên tầng thượng của một trung tâm thương mại bắt đầu bị tràn ra, lượng nước tại các nắp cống cũng bị phun trào lên trên đường. Tại siêu đô thị Trùng Khánh phía Tây Nam Trung Quốc, nước bùn chảy qua cửa sổ tầng 3 của một tòa nhà dân cư tạo thành một “thác nước nhân tạo”.

Các chuyên gia và cư dân địa phương lo ngại rằng nếu tình trạng này tiếp tục, thì đập Tam Hiệp – một trong những con đập lớn nhất thế giới có thể bị vỡ do áp lực từ lượng nước quá lớn, điều này vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của hàng trăm triệu người dân sống 2 bên bờ sông Dương Tử.

Lũ lụt nghiêm trọng tại một quận thuộc phía Đông tỉnh An Huy đã khiến kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia tiếp tục bị trì hoãn sau khi đã trễ một tháng do ảnh hưởng bởi COVID-19, trong tổng số 2000 thí sinh đăng ký thi tại khu vực thì chỉ có 25% số học sinh đến tham dự, và một số thí sinh phải chèo thuyền đến thi. 

 

Bà Deng – cư dân tại thành phố Hoàng Sơn, một điểm thu hút khách du lịch miền núi An Huy chia sẻ: “Gia đình chúng tôi có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào”

Bà Deng đã không dám ngủ vào ban đêm vì lo sợ lũ tràn vào nhà. Hiện tại nước lũ địa phương đã khiến một con đường đến địa điểm du lịch bị sập, đồng thời đánh sập một đường hầm phía bên dưới, tạo ra một lỗ hổng sâu hơn 7m.

Một cư dân khác cho biết, bà luôn phải theo dõi chặt chẽ tình hình các lỗ thoát nước: “Trận mưa quá lớn, chỉ cần mất cảnh giác khoảng 10 phút thôi là nhà cũng có thể ngập trong nước”. Bà rất lo lắng vì có dự báo mưa sẽ lớn hơn vào những ngày tới. 

Nhiều thảm họa khác

Kể từ tháng 6, nạn châu chấu đã phá hủy hàng loạt cây lương thực tại nhiều tỉnh nông nghiệp. Một số tỉnh thì cây trồng bị chết bởi ngập úng do mưa gây ra.

Tại Tuyền Châu – huyện nông nghiệp phía Nam thành phố Quế Lâm là khu vực chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, hơn nữa chỉ trong 10 ngày hoành hành, châu chấu đã “chén sạch” những cánh đồng ngô và ngũ cốc, các cây trồng như cam và liễu được đặt dọc theo bờ sông để ngăn chặn lũ lụt cũng trơ trụi, người dân cho biết.

Ông Zhao – một nông dân địa phương chia sẻ với Epoch Times: “Đến một chiếc lá cũng không còn”. Nạn châu chấu hoành hành ở tỉnh Hồ Nam đã khiến cư dân phải trốn trong nhà, và đóng chặt cửa sổ sau khi loài côn trùng tràn ngập vào sân trước nhà của họ. 

 

Trong khi nhà nông học hàng đầu Trung Quốc – Viên Long Bình bác bỏ nguy cơ khủng hoảng lương thực, thì các nhà phê bình và người dân địa phương lại thể hiện mối quan ngại về vấn đề sau khi xảy ra các thảm họa trong thời gian gần đây. Các quan chức thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã đưa ra thông báo, khuyến khích người dân đổi từ trồng cây ăn quả sang trồng lúa. Động thái này “ngầm” cho thấy tình trạng thiếu lương thực tại khu vực.

Cùng thời điểm, dịch tả lợn châu Phi lại một lần nữa xuất hiện ở 9 tỉnh của quốc gia này bao gồm Hồ Bắc, Vân Nam và Giang Tô. 

Ngày 29/6, trên một tạp chí, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng xác định ra một chủng virus cúm lợn có thể lây lan ở người với tên gọi G4. Virus phát triển từ chủng cúm H1N1 – từng gây ra đại dịch cúm toàn cầu năm 2009, và đã được phát hiện ở hơn 30.000 con lợn tại 10 tỉnh Trung Quốc trong những năm gần đây.

Nhà chức trách tại khu tự trị Nội Mông cũng đã đưa ra cảnh báo, sau khi một người dân nhập viện và bị nghi ngờ mắc dịch hạch, căn bệnh gây ra đại dịch “Cái chết đen” cách đây hơn 670 năm.

Ngày 2/7, một thành phố phía Tây Nam tỉnh Quý Châu cũng ghi nhận lượng mưa lớn, cùng 2 trận động đất quy mô nhỏ.

Ngày 1 và 5/7, các thành phố phía Bắc bao gồm Bắc Kinh và Bảo Định đã xuất hiện mưa đá. Cuối tháng 6, một trận mưa đá tại Bắc Kinh đã kéo dài trong 7 giờ với những viên đá có kích cỡ ngang một quả trứng, hình thù giống một con virus. 

Việt Anh (theo Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

    Cây liễu vì sao đã cứu được mạng 2 người ?

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • 12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

    12 năm lưu lạc hồng trần của chiếc thiền trượng

x