Thái độ của Thiên binh Thiên tướng đối với Tôn Ngộ Không nhắn nhủ điều gì?

10/01/17, 08:18 Đọc & Suy ngẫm

Tôn Ngộ Không từng đại náo thiên cung. Trong hai lần Ngộ Không tiến vào Thiên Đình thì thái độ của Thiên binh Thiên tướng trông giữ Nam Thiên Môn có sự chuyển biến rõ rệt. Vậy chi tiết này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

1472116305_83527300
(Ảnh: Internet)

Tôn Ngộ Không sau khi bị Thiên Đình phát hiện, được Thái Bạch Kim Tinh dẫn lên Thiên Đình. Ngộ Không cùng với Thiên Đinh Thiên Tướng trông giữ Nam Thiên Môn phát sinh 2 lần trực tiếp chạm trán nhau. Ngô Thừa Ân vô cùng tinh tế khi miêu tả sự khác biệt của 2 lần này, qua đó giúp chúng ta minh bạch được một đạo lý.

Tôn Ngộ Không và Thiên binh Thiên tướng chạm mặt nhau

Ở đây có đạo lý gì? Trước hết hãy xem lại một chút hai lần Tôn Ngộ Không lên Thiên Đình chạm trán Thiên binh Thiên tướng trông giữ Nam Thiên Môn.

Lần thứ nhất:

Thái Bạch Kim Tinh cùng với Mỹ Hầu Vương rời khỏi động, nhất tề đáp mây bay lên. Tôn Ngộ Không dùng phép cân đẩu vân bay nhanh cơn gió, Thái Bạch đuổi theo nhưng không kịp. Vậy nên Ngộ Không bỏ lại Thái Bạch Kim Tinh lại phía sau, tới bên ngoài Nam Thiên Môn trước. Đang định đáp mây đi vào, bỗng có Tăng trưởng Thiên vương cùng tám vị Thiên Quân là: Ban Thiên Quân, Lưu Thiên Quân, Trương Thiên Quân, Ðào Thiên Quân, Tuân Thiên Quân, Ðặng Thiên Quân, Tân Thiên Quân và Tất Thiên Quân, dàn thiên binh đón lại, không chịu cho vào.

Lần thứ nhất, Tôn Ngộ Không trực tiếp bị ngăn lại ở bên ngoài, cho dù có tức giận hét to như thế nào, cũng chẳng thấm vào đâu.

Lần thứ hai:

Ngộ Không mừng rỡ, muốn mời Thái Bạch Kim Tinh dự yến, nhưng Thái Bạch tìm cách từ chối, rồi hai người cùng đằng vân, bay thẳng đến Thiên Đình. Ðến cửa Nam Thiên, các thiên tướng đều chắp tay nghênh tiếp, không hề ngăn giữ như lần trước.

Thái Bạch Kim Tinh đi thẳng vào bệ ngọc quỳ tâu: “Hạ thần vâng chỉ đòi Bật Mã Ôn về đến đây, xin Ngọc Hoàng dạy bảo”. Ngọc Hoàng nói: “Tôn Ngộ Không kia lại đây. Nay ta chiều theo ý muốn, phong cho ngươi chức Tề Thiên Ðại Thánh là tột bực rồi. Vậy từ nay đừng gây chiến mà phạm tội”. Tôn Ngộ Không cúi người chấp thuận nói: “Tạ ơn!”.

Lúc này đây, là Tôn Ngộ Không bằng bản sự đánh bại thiên binh thiên tướng sau đó lên Thiên Đình, thái độ của Thiên binh Thiên tướng cũng hoàn toàn chuyển biến, trở nên khách khí, hiền hòa.

Hai lần lên Thiên Đình, thái độ của Thiên binh Thiên tướng trông giữ Thiên môn đã có sự khác biệt. Điều này đã nói lên một điều: Danh dự, tôn trọng là như thế nào mà đến?

fetch
Thái Bạch Kim Tinh dẫn Ngộ Không lên trời nhận chức “Tề Thiên Đại Thánh”.

Danh dự và tôn trọng

Ở trong “Tây Du Kí”, Tôn Ngộ Không có danh dự và sự tôn nghiêm của mình, giành được sự tôn trọng của chúng thần tiên nơi Thiên Đình, là thông qua bản lĩnh của mình, là dựa vào chính mình sau khi đánh bại thiên binh thiên tướng mà có được.

Tôn Ngộ Không có thể làm tốt chức vụ Bật Mã Ôn ở Thiên Đình, nhưng bản tính lại khác thường nhân, nóng vội, chướng mắt với chức quan này. Cuối cùng, chỉ có thể thông qua một phen đánh nhau, mà đạt được sự tôn trọng.

Người đời cũng rất mực nhấn mạnh danh dự và tôn trọng. Một người nếu không có cái gì, cũng không thể có danh dự. Nhưng danh dự này là dựa vào chính mình mà có được. Còn tôn trọng thì sao? Tôn trọng là song phương. Có lãnh đạo nói, cấp dưới không tôn trọng mình, nhưng phải chăng là ông ấy chưa tôn trọng cấp dưới? Có nhân viên nói, lãnh đạo không tôn trọng mình, nhưng phải chăng là anh ta cũng không tôn trọng lãnh đạo? Cho nên nói, tôn trọng là phải đến từ hai phía.

Con người ngày nay, hầu như không có được bản sự, khí phách giống như Tôn Ngộ Không. Họ thông qua khóc lóc om sòm lăn lộn, cãi nhau ầm ĩ để đạt được danh dự, giành giật sự tôn trọng từ người khác. Con người nếu muốn có danh dự, giành được sự tôn trọng của mọi người, thì cách duy nhất chỉ có con đường công tác thực tế của mình, bằng bản sự của chính mình. Hết thảy đều cần phải dựa vào chính mình, chỉ là khởi điểm của mỗi người là khác nhau.

Tôn Ngộ Không học hành trở về, tựa như một sinh viên có thành tích xuất sắc nhất. Không chỉ có thành tích xuất sắc nhất mà Ngộ Không còn là một “cán bộ” xuất sắc. Một người học sinh khi vừa bước vào xã hội, nhất định sẽ cảm thấy sự ưu việt, nhưng loại ưu việt giống như Tôn Ngộ Không ở trên thì thật hiếm thấy. Trong trường học tất cả đều xán lạn, nhưng khoảnh khắc khi bạn bước vào xã hội, đã trở thành lịch sử, đã trở thành đơn vị tham chiếu. Liệu bạn đã vứt bỏ được toàn bộ huy hoàng trước đó, để nghênh đón thử thách mới hay chưa? Và bạn lấy thái độ như thế nào để nghênh đón nó đây?

Tôn trọng, bạn mong muốn được người khác tôn trọng, nhưng chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì mới được tôn trọng lại. Tôn trọng người khác là một loại mỹ đức cao thượng, là một biểu hiện trong tu dưỡng của mỗi người.

Danh dự, nhân phẩm, tính cách của con người, là cần được người khác tôn trọng. Tuy nhiên danh dự ấy, sự tôn nghiêm ấy phải là chính bản thân bạn vun trồng mà nên.

Trông chờ vào người khác, thì phải cúi đầu quỳ gối để sống; dựa vào chính mình, mới có thể có được tôn nghiêm và danh dự. Những thứ bên ngoài đều chỉ là hư không, bản lĩnh thật sự đến từ nội tại mới là điều quan trọng nhất.

Theo secretchina.com

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

    Vô lễ làm nhục Phật, quả báo 9 vạn năm

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

    Đã tìm ra lời giải của thuật trường sinh

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

x