Tây Tạng – Vùng đất thiêng đang mất dần đi bản sắc

11/02/17, 08:53 Trung Quốc

Tây Tạng, vùng đất được coi là thánh địa của Phật giáo, đã trải qua rất nhiều những thăng trầm khi nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc. Nơi đây đang dần mất đi bản sắc văn hóa vốn có, và có nguy cơ bị những người Hán “xâm chiếm” triệt để.

Tây Tạng, vùng đất thiêng đang dần bị mất đi bản sắc. (Ảnh: Internet)
Tây Tạng, vùng đất thiêng đang dần bị mất đi bản sắc. (Ảnh: Internet)

Vào một buổi bình minh ở Lhassa, Tây Tạng, sự tĩnh lặng xen lẫn tiếng cầu kinh của Phật tử. Họ cầu nguyện bên ngoài ngôi đền Jokhang, ngôi đền linh thiêng nhất đối với các Phật tử nơi đây.

Một số người thực hiện nghi thức bái lạy ngũ thể nhập địa, trong khi những người khác tuần tự đi dạo quanh ngôi đền, tay xoay chiếc kinh luân.

Khói hương nghi ngút. Họ lặng thầm quan sát mọi hoạt động diễn ra của một tín ngưỡng đã trải dài hàng trăm năm lịch sử.

Có khắc nghiệt hơn Bắc Triều Tiên?

Buổi sáng bình yên này khiến nhiều người không thể hình dung được rằng nơi đây đã trải qua một thời kì lịch sử đầy biến động.

Chính quyền Cộng sản Bắc Kinh kiểm soát Tây Tạng kể từ 1951. Sau thất bại trong cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Trung Quốc, vị Đạt Lai Lạc Ma thứ 14, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, đã lưu vong đến Ấn Độ.

Tinh thần phản kháng sôi sục tại Tây Tạng đôi khi đạt đỉnh điểm thông qua những cuộc nổi dậy quy mô lớn.

Các nhà hoạt động cho biết hơn 140 người đã tự thiêu để phản đối việc đàn áp văn hóa và tín ngưỡng, tính từ năm 2009.

Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc lại không muốn người ngoài chứng kiến điều này. Khách du lịch muốn đến thăm Tây Tạng phải có sự cho phép, thỉnh thoảng nơi này bị cấm lui tới. Và hiếm khi phóng viên được phép đến đây.

Tuy nhiên, tháng 9/2017, CNN cùng một nhóm nhà báo được chính phủ mời đến tham quan khu tự trị Tây Tạng.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2006, nhóm CNN được phép thăm lại Tây Tạng. Cũng trong thời gian này, họ đã nhiều lần có mặt tại Triều Tiên, đất nước được xem là bí ẩn nhất thế giới. Theo đó, họ có dịp đối chiếu với thực tế đang diễn ra tại khu vực này.

Chuyến tham quan được diễn ra dưới sự giám sát của người thuộc chính phủ, các hoạt động cũng gói gọn trong việc thăm lớp nghệ thuật, xem ca hát và triển lãm du lịch quốc tế.

Một sinh viên đang vẽ tranh truyền thống thangka tại một lớp học nghệ thuật.
Một sinh viên đang vẽ tranh truyền thống thangka tại một lớp học nghệ thuật.

Những điều thấy và không thấy

Trong chuyến đi này, tuyệt nhiên bạn không được hỏi các câu hỏi gây tranh cãi, hoặc các câu hỏi có trọng tâm.

Quan chức cấp cao nhất mà nhóm phóng viên được gặp là Phó Thị trưởng Tây Tạng Penpa Tashi. Trước khi gặp ông, họ hy vọng được đặt ra những câu hỏi sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, cuộc gặp mặt diễn ra trong lặng thầm và người duy nhất được nói suốt 80 phút không ngừng, chính là ông Phó Thị trưởng. Ông nói về niềm hạnh phúc của người dân Tây Tạng, một bức tranh tươi đẹp hoàn toàn khác với những gì các nhà hoạt động nhân quyền vẽ nên.

Nhóm phóng viên muốn được thăm tu viện Phật giáo khi dừng chân tại Nyingchi, một thị trấn gần biên giới Ấn Độ, nhưng người hướng dẫn bảo rằng nơi đó rất xa.

Tìm kiếm trên Google, họ phát hiện nơi đó chỉ cách chỗ họ đang có mặt khoảng 24 km. Họ liền hỏi lại người hướng dẫn, anh này chỉ đơn giản là nhúng vai rồi lờ đi.

Nói chung, Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, chẳng khác mấy so với những thành phố Trung Quốc khác, an toàn, tấp nập và được kiểm soát chặt chẽ.

Âm ỉ

Người nắm bắt được cuộc sống thường nhật tại Tây Tạng sẽ hiểu rằng, sự phản kháng chỉ là ngọn lửa âm ỉ chưa có cơ hội bùng phát.

“Tây Tạng là một trong những khu vực thuộc Trung Quốc bị đàn áp chính trị và tôn giáo mạnh mẽ nhất”, Nicholas Bequelin, Giám đốc khu vực Đông Nam Á tại Viện Ân xá Quốc tế

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những căng thẳng xuất phát từ mối lo xâm lấn của dòng văn hóa Hán địa.

Năm 1964, chỉ có 39.500 người dân tộc Hán, chiếm 3% dân số khu vực, theo thống kê của các học giả. Và hiện kết quả điều tra dân số năm 2010 cho thấy, con số này hiện nay là 245.000.

Trong khi người Hán chỉ chiếm khoảng 10% dân số, thì các thương gia, công nhân và nhà đầu tư thuộc tộc người này chủ yếu định cư tại Lhasa, lại kiểm soát hoạt động kinh doanh và được trả công cao hơn so với người bản địa. Điều này càng làm sâu sắc hơn mâu thuẫn tại Tây Tạng.

Hầu như tất cả các cửa hàng buôn bán mà nhóm phóng viên ghé thăm đều thuộc về người Hán.

Một tấm áp-phích in hình 5 nhà lãnh đạo Trung Quốc, tại sân bay Lhasa. Các tấm biển tương tự như thế này rải khắp Tây Tạng.
Một tấm áp-phích in hình 5 nhà lãnh đạo Trung Quốc, tại sân bay Lhasa. Các tấm biển tương tự như thế này rải khắp Tây Tạng.

Bất bình đẳng kinh tế

Chính phủ đã đầu tư hàng tỉ USD vào việc chuyển hóa khu vực này, họ xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, trung tâm y tế hiện đại.

Những làn xe cao tốc được dựng lên nối liền Lhasa và Nyingchi.

Khi chiếc xe bus chở nhóm phóng viên dằn sốc trên con đường gồ ghề lầy lội, họ nghĩ về tương lai với những tuyến cao tốc có thể giảm thời gian di chuyển xuống còn một nửa.

Nhiều người Tây Tạng sống cực kì nghèo khổ, họ chào đón những bước cải tiến. Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Lối sống du cư truyền thống dần biến mất.

Số người khác bất bình về việc người Tây Tạng thiểu số không được hưởng bình đẳng về lợi ích.

Một buổi trưa tại Lhasa, nhóm phóng viên bỏ mặc người hướng dẫn ăn trưa tại khách sạn, họ dạo quanh những con phố gần đó.

Họ gặp một người lao động Tây Tạng 29 tuổi, chưa từng đến trường học. Anh bảo rằng anh kiếm được nhiều tiền hơn mức chi tiêu. Tuy nhiên, anh cũng thấy phiền lòng khi người Hán làm việc giống anh lại được trả công cao hơn.

“Chúng tôi thật sự là làm công việc chẳng khác gì nhau, vậy mà người Hán được trả 300 kuai, còn tôi chỉ nhận được 200 kuai”.

Đó chỉ là ví dụ cho thấy người Tây Tạng đang phải đối mặt với sự phân biệt khi những cơ sở hạ tầng được dựng lên, và thông qua đó sự cai trị của Trung Quốc hòa vào ước vọng một cuộc sống tiện nghi hơn.

Văn hóa Tây Tạng

Nhiều người Tây Tạng cũng nhìn thấy nguy cơ đe dọa nền văn hóa bản địa, khi đông đảo du khách Trung Quốc đến thăm thú vùng thảo nguyên của những đàn bò Tây Tạng và vô số đỉnh núi phủ tuyết trắng.

Trong năm 2016, theo thống kê của truyền thông nhà nước, khoảng 17 triệu lượt khách đã đến đây, tăng vọt so với tình trạng lác đác trước kia. Tuy nhiên, người ta cũng đặt ra câu hỏi liệu con số này có thực sự cao đến vậy. Theo tuyên bố của quan chức địa phương, con số dự kiến của họ vào năm 2020 là 35 triệu lượt du khách.

Các nhà hoạt động cho biết, người dân bản địa đang bị cho ra rìa, bởi để kiếm tiền chóng vánh, người Trung Quốc đang biến văn hóa Tây Tạng thành món hàng.

Các nhãn hiệu Tây phương cũng tranh thủ kiếm tiền dựa vào dòng du khách đố xô về, ví như khách sạn InterContinental ở Lhasa. Các khách sạn 5 sao từng bị tẩy chay, và họ sợ sự phản đối từ nhóm người ủng hộ Tây Tạng.

Người hành hương vừa bước đi vừa khấn nguyện gần ngôi đền Jokhang ở Lhasa, vào tháng 9/2017.
Người hành hương vừa bước đi vừa khấn nguyện gần ngôi đền Jokhang ở Lhasa, vào tháng 9/2017.

Tại Nyingchi, người hướng dẫn đưa nhóm phóng viên đến một ngôi làng mới xây, được tích hợp cửa hàng, nhà hàng phong cách Tây Tạng. Nó dự kiến sẽ mở cửa sớm để thu hút du khách.

Các công ty Trung Quốc phụ trách xây dựng công trình này, hầu hết các sạp hàng được cho thuê tại đây sẽ thuộc về người Trung Quốc.

Những người Tây Tạng định cư nhiều năm tại đây sẽ bị cưỡng chế di dời và được cấp cho nhà mới, theo lời quan chức địa phương trong chuyến đi.

Ông cũng nói thêm rằng dân làng sẽ được cho phép bán bánh và trà cho du khách nếu họ muốn.

Không có chỗ cho những bất bình

Nhóm CNN cũng nói chuyện với La Mu, một phụ nữ Tây Tạng vừa mới nâng cấp ngôi nhà nhỏ của mình thành nhà nghỉ phục vụ du khách, việc này được nhà nước hỗ trợ kinh phí. Những nhân viên chính phủ lượn lờ sau lưng chúng tôi và ghi lại câu trả lời của cô.

Khi được hỏi liệu cô ấy có nghĩ rằng liệu tất cả những thứ được phát triển tại đây và sự du nhập của người Hán, có tạo ra ảnh hưởng tiêu cực lên văn hóa Tây Tạng, cô chỉ cười gượng rồi bảo rằng mình không biết.

Sự dè dặt khi nói thẳng một vấn đề nào đó của cô khá bình thường tại một nơi mà theo các nhà hoạt động, cô ấy có thể sẽ bị hỏi cung hoặc tống giam vì nói lời chống phá.

Kể từ năm 2012, Bequelin cho biết có khoảng trên 400 người Tây Tạng bị bắt giữ vì phản đối tình trạng thiếu tự do tín ngưỡng và mất bình đẳng kinh tế, bao gồm việc khai thác khoáng sản bất hợp pháp tại vùng đất được xem là thánh địa của Phật giáo Tây Tạng

“Việc không có chỗ cho những phản kháng, thậm chí là phản kháng bình hòa, sẽ dẫn đến chất chứa nỗi phẫn uất sâu đậm trong cộng đồng Tây Tạng”, ông nói.

Theo Edition.cnn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x