Tàu cá Trung Quốc vét cá Tây Phi
(PL)- Tổ chức Hòa bình xanh châu Phi vạch trần hoạt động của các tàu cá Trung Quốc.
Sau khi chú ý đến hoạt động của các tàu cá Liên minh châu Âu và tàu cá của Nga trong năm 2010 và năm 2012, tổ chức Hòa bình xanh châu Phi ở Dakar (Senegal) đã khoanh vùng điều tra đối với các tàu cá Trung Quốc. Ngày 6-5, tổ chức Hòa bình xanh châu Phi ở Senegal đã công bố báo cáo với tiêu đề “Cướp trên vùng biển châu Phi: Bộ mặt che giấu của các tàu cá Trung Quốc và các công ty hợp doanh ở Senegal, Guinea-Bissau và Guinea”. Báo cáo nêu rõ: “Trong năm 2013, chúng tôi đã nhận diện 462tàu mang cờ Trung Quốc hoặc thuộc sở hữu của chủ người Trung Quốc hoạt động tại 13quốc gia ở châu Phi, trong đó có 407 tàu hoạt động ở các bờ biển Đại Tây Dương”. Báo cáo ghi nhận rất nhiều tàu cá Trung Quốc đã ngang nhiên đánh bắt vượt sản lượng cho phép ở vùng biển Tây Phi mà không bị phạt. Trước nay các tàu đánh bắt trộm thường hoạt động về đêm trong tình trạng tắt hết đèn. Trên thành tàu không có ký hiệu nhận biết lai lịch.
Hoạt động đánh bắt cá ở Senegal. Ảnh: GLOBAL INITIATIVE Lần này các tàu đánh bắt trộm có chiêu mới là khai gian trọng tải tàu để có thể đánh bắt với số lượng nhiều hơn. Báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh châu Phi nhận xét trong hơn 30 năm qua, Tập đoàn Nghề cá quốc gia Trung Quốc (công ty đánh bắt xa bờ lớn nhất Trung Quốc) vẫn thường xuyên khai gian trọng tải tàu cá. Theo báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh châu Phi, Tập đoàn Nghề cá quốc gia Trung Quốc đã đưa 59 tàu đánh cá đến ba nước Senegal, Guinea-Bissau và Guinea trong năm 2014. Chỉ trong năm nay, số tấn mà đơn vị này khai giảm của tối thiểu 44 tàu đã bằng 22 tàu kéo lưới rê lớn. Ví dụ Tập đoàn Nghề cá quốc gia Trung Quốc có 12 tàu đánh bắt thoải mái trong vùng biển Senegal nhờ lập công ty liên doanh với người bản địa. Báo cáo ghi nhận trường hợp đầu tiên bị phát hiện khai gian trọng tải tàu ở Senegal xảy ra vào năm 1988. Giữa năm 2000 và năm 2014, đơn vị này đã khai gian với chính quyền Senegal trung bình mỗi năm 43% công suất dự trữ cá. Riêng năm 2014, sản lượng khai gian tương đương sản lượng khai thác từ sáu tàu đánh bắt cá công nghiệp lớn thực hiện. Tính ra số sản lượng khai gian tương đương 566.000 euro chi phí đánh bắt cá phải nộp cho Senegal. Để dẫn đến kết luận như trong báo cáo, tổ chức Hòa bình xanh châu Phi đã đi điều tra tại các công ty đánh cá, lấy danh sách các tàu đánh cá do các cơ quan chức năng Trung Quốc lập. Tổ chức này cũng thu thập các số liệu từ các cơ quan hàng hải có uy tín như Lloyd’s,MarineTraffic.com, GrossTonnage.com hay các báo cáo với nhiều số liệu mâu thuẫn ở nhiều nước. Báo Le Monde (Pháp) ghi nhận báo cáo nêu trên của tổ chức Hòa bình xanh châu Phi đã đi sâu vào thế giới hỗn loạn của ngành đánh bắt cá công nghiệp tại châu Phi, nơi mà chuyện tàu thay đổi cờ và tên tàu xảy ra như cơm bữa.
HOÀNG DUY Theo Pháp luật TPHCM Ad will display in 09 seconds
Hạt giốngAd will display in 09 seconds
14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống TrumpAd will display in 09 seconds
Bài học về chiếc giỏ than đựng nướcAd will display in 09 seconds
Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?Ad will display in 09 seconds
Vén màn vở kịch được diễn suốt 20 năm tại Trung QuốcAd will display in 09 seconds
Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi saoAd will display in 09 seconds
Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đấtAd will display in 09 seconds
Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọAd will display in 09 seconds
Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ PhậtAd will display in 09 seconds
Cả đời bái Phật nhưng vì sao vẫn không toại nguyện |