Tập Cận Bình có học được gì từ Ung Chính trong chiến dịch chống tham nhũng

04/09/15, 23:40 Tri thức

Ông Tập Cận Bình đang tích cực triển khai chiến dịch chống tham nhũng tạo thành cuộc chiến phe phái lộ rõ trên chính trường Trung Quốc thông qua vụ nổ Thiên Tân và buổi duyệt binh ngày 3/9 vừa qua. Trong lịch sử nước này không ít các vị vua cũng thực hiện việc bài trừ tham nhũng khi lên nối ngôi, nhưng người ta không biết ông Tập có học được gì từ họ.

Tranh trong album Phục trang của Hoàng đế Ung Chính, của một họa sỹ vô danh trong triều nhà Thanh (1723-35) (theo Wikimedia)

Tập Cận Bình, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận trong suốt 2 năm qua do chiến dịch chống tham nhũng của mình. Chiến dịch này đã kỷ luật hàng chục nghìn cán bộ Trung Quốc, trong đó có rất nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng. Ngay cả khi Đảng CSTQ đã tự khiển trách sau khi những thừa nhận sai phạm của cựu quan chức, thì những cuộc truy bắt cùng tra tấn hàng loạt vẫn diễn ra, và nó trở thành giải pháp bất biến trước những vấn đề sâu sắc liên quan đến đặc trưng chính trị của quốc gia này.

Khi nhìn vào cách xử lý của ông Tập Cận Bình, người ta bắt đầu so sánh ông với hoàng đế Ung Chính trong triều nhà Thanh (1644-1911) từ những năm 1722 đến 1735, người đã sử dụng một phương pháp kiện toàn và thiết thực hơn. Ông nhắm thẳng vào toàn thể xã hội để nghiên cứu vấn đề và thực hiện cải cách sâu rộng để có thể cải tiến chính sách tại tất cả giai tầng.

Khi Ung Chính lên nắm quyền, vị hoàng đế tiền nhiệm Khang Hy đã để lại cho ông một đế quốc phồn thịnh. Tuy nhiên, nó chịu sự chi phối của nhiều nhóm lợi ích với nhiều đặc quyền lớn, đặc biệt là người Mãn, những người có công dựng nước và thiết lập vương triều.

Khang Hy là vị hoàng đế có năng lực lãnh đạo phi thường. Ông đã thi hành rất nhiều chính sách hiệu quả trong 60 năm cầm quyền. Tuy nhiên, những người trong hoàng tộc không hề tôn trọng những nỗ lực tập trung quyền lực của ông. Nhiều người không hài lòng khi phải chia sẻ quyền lực và họ muốn kích động một cuộc đảo chính. Để hiểu hơn về cách thức mà Ung Chính đã giải quyết được vấn đề này và tiếp tục kế thừa sự nghiệp của Khang Hy, chúng ta phải nhìn vào việc ông áp dụng những nguyên lý triết học trong chính sách trị vì của mình.

Sự cần cù đã được chuẩn mực hóa

Khi còn là một hoàng tử, Ung Chính đã rất chăm chỉ, yêu đọc sách và luôn quan tâm đến tình trạng đạo đức của đất nước. Ông đặc biệt quan tâm đến triết học Trung Quốc, truyền thống tín ngưỡng và sử dụng chúng như kim chỉ nam để thiết lập chính sách trị vì của mình.

Đối với Ung Chính, việc rèn luyện bản thân để trở thành người xem trọng nguyên tắc và chữ tín, không chỉ là vấn đề sở thích cá nhân mà còn là yếu tố then chốt trong trị quốc an bang. Ung Chính là một trong 24 người con của Khang Hy. Việc nối ngôi của ông đã gây tranh cãi trong giới hoàng tộc người Mãn.

Vào thời đó, người Hán đông hơn rất nhiều so với các dân tộc khác, bao gồm cả người Mãn. Họ không bao giờ tin tưởng vào sự cầm quyền của ngoại tộc. Tuy nhiên, những lời dạy trong học thuyết Nho Giáo về gia đình, đạo đức và cách trị vì đã là điều quen thuộc với toàn thể dân tộc Trung Hoa, giúp họ gìn giữ khối đại đoàn kết. Hơn thế nữa, việc Ung Chính có tín ngưỡng Phật Giáo cũng phù hợp với truyền thống tâm linh Trung Quốc thời bấy giờ.

Chân dung hoàng đế Ung Chính mặc long bào, của một họa sỹ vô danh trong triều nhà Thanh (1723-35) (theo Wikimedia)

Bằng cách tôn vinh những giá trị truyền thống này, hoàng đế Ung Chính đã thu hẹp khoảng cách giữa người Mãn và người Hán. Trong 13 năm trị vì, ông cũng viết rất nhiều bài luận nhấn mạnh tầm quan trọng của học thuyết Nho Giáo và giá trị đạo đức. Điều này được miêu tả trong cuôn “Định hướng lại Mãn Châu” của tác giả Hoàng Bồi. Những tác phẩm do hoàng đế Ung Chính viết được tuyển trọn trong cuốn “Thánh dụ quảng huấn” và trở thành tài liệu học tập bắt buộc cho giới hoàng tộc và các quan viên trong hết thảy các dân tộc.

Cải thiện hệ thống tài chính

Hoàng đế Ung Chính luôn biến lời nói của mình thành hành động thiết thực. Để đảm bảo sự thanh bạch trong giới quan viên và hoàng tộc, ông thực thi nghiêm ngặt những quy định về thuế để chấm dứt thậm hụt ngân sách và đảm bảo các khoản nợ luôn được thu về đúng thời hạn. Tới khi triều đại của ông kết thúc, ngân khố quốc gia đã được nâng lên tới hơn 60 triệu lượng.

Điều khiến người ta giảm bớt đi sự khâm phục đối với vị hoàng đế này là việc ông trừng phạt những người anh em của mình khi họ bất bình trước việc ông lên nối ngôi, theo đó Ung chính cho người tịch thu gia sản và lưu đày biệt xứ hoặc quản thúc họ tại nhà. Tuy nhiên, nhờ việc này mà ông đã khiến hệ thống quan viên trở nên thanh sạch cũng như dễ dàng đối phó nạn tham nhũng. Những sự kiện này đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện đời sống của giới trung lưu tại Trung Quốc.

Cải thiện đời sống nhân dân

Những cải thiện trong chính sách thuế đã giúp hoàng đế Ung Chính mang thịnh vượng đến cho toàn thể xã hội. Ông cũng để lại dấu ấn tốt đẹp ở vùng nông thôn khi thay đổi hệ thống thu thuế tính trên đầu người bằng mức thuế mới dựa trên giá trị đất đai, từ đó hỗ trợ phần nào đời sống của những người nông dân nghèo sở hữu rất ít hoặc không có đất. Cùng lúc, ông cũng mở ngân sách đầu tư xây dựng lại các nông thôn nghèo bị tàn phá trong những cuộc phản động vào triều đại trước.

“Hoàng đế Ung Chính được biết đến thông qua việc trừng phạt nạn tham nhũng và làm trong sạch bộ máy nhà nước góp phần nâng cao đời sống giới trung lưu thời bấy giờ”.

Ngoài ra, hoàng đế Ung Chính cũng loại bỏ tầng lớp xã hội được coi là thấp hèn, giống với những “tiện dân” ở Ấn Độ. Những người này từng bị coi như công dân cấp thấp và không được xã hội thừa nhận. Họ nay được phục hồi danh phẩm như những công dân bình thường khác. Mặc dù trong thực tế sẽ cần một khoảng thời gian dài mới xóa bỏ được hoàn toàn việc phân biệt đối xử, nhưng điều luật này đã giúp họ có nhiều cơ hội để kiếm việc và hòa nhập với xã hội mà trước đó đây vốn là điều không thể.

Tổ chức bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh

Hoàng tộc Mãn Thanh dưới thời hoàng đế Ung Chính và Khang Hy có rất nhiều đặc quyền. Vào thời Ung Chính, triều đại nhà Thanh đã tồn tại được khoảng 8 thập kỷ, tầng lớp quý tộc đã phình to và rất phức tạp. Sự việc Ung Chính có mối hiềm khích với anh em của mình cho thấy sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này. Ông đã thiết lập bộ máy hành chính bền vững, đảm bảo các thành viên trong hoàng tộc phải thực hiện theo những quy định được đề ra. Bằng cách này, Ung Chính có thể cai trị đất nước hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, thông qua việc tăng cường sức mạnh cho bộ máy quan lại, các điều luật sẽ được các quan viên đích thực (người có chức tước thông qua thi cử) đảm đương và củng cố chứ không phải giới hoàng tộc.

Mấu chốt quan trọng nhất trong chính sách cải cách của hoàng đế Ung Chính là đảm bảo sự công bằng giữa người Hán và người Mãn trước pháp luật. Hoàng Bồi cho rằng hoàng đế Ung Chính “đã giới hạn đặc quyền của giới hoàng tộc cùng hệ thống Bát kì quan liêu, từ đó hạn chế đặc quyền hành pháp của người Mãn, đồng thời thiết lập trật tự hành chính cấp tỉnh để trừng phạt những kẻ phạm pháp bất kể họ thuộc dân tộc nào”.

Tại thời điểm đó, giới hoàng tộc cũng dần hòa nhập với thời cuộc và Hoàng đế Ung Chính đã luôn khuyến khích họ tu học Nho Giáo. Điều này đã giúp họ giữ vững vị trí như những lãnh chúa nhỏ của đế quốc nhà Thanh trong vòng gần 200 năm sau khi ông qua đời.

Tận nhổ gốc rễ của tham nhũng và xây dựng đế quốc bền vững đòi hỏi quá trình nỗ lực thực sự trong việc cải tổ xuyên suốt xã hội. Như chúng ta đã thấy, hoàng đế Ung Chính đã làm được điều đó. Ông cai trị giữa thời kì của 2 vị hoàng đế tuyệt vời nhất của Trung Hoa, nhận ngai vàng từ Khang Hy vào năm 1662 và được Càn Long nối ngôi và trở thành người trị vì trong vòng 64 năm. 140 năm này được biết đến là thời kỳ hoàng kim của triều đại nhà Thanh.

Nhìn lại Trung Quốc ngày nay, ông Tập Cận Bình cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự, khi một lực lượng trong nội bộ Đảng luôn muốn nổi loạn vì miếng bánh quyền lợi bị đụng chạm, cùng các vấn nạn kinh tế và đời sống. Liệu ông Tập có thể học tập Ung Chính để phục hưng một Trung Quốc tôn trọng đạo đức truyền thống và phát triển thực sự phồn thịnh?

An Bình, theo Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x