Tạo tác vượt thời không: Trứng đá bí ẩn của hồ Winnipesaukee
Năm 1812, những công nhân xây dựng đang đào lỗ tại một hàng rào gần bờ hồ Winnipesaukee ở New English thì vô tìm tìm thấy một cục đất sét cách mặt đất khoảng, bên trong là hiện vật hình quả trứng. Nó được gọi là ‘Trứng Đá’, một trong những hiện vật kỳ lạ và ít được biết đến của New Hampshire. Các nhà khảo cổ học đã tìm hiểu nguồn gốc của chúng trong hơn một trăm năm qua mà không có bất kỳ câu trả lời nào.
Loại đá này không thuộc về New Hampshire và không có hiện vật khác mang dấu hiệu hay thiết kế tương tự ở Hoa Kỳ. Nó có thể là thành quả của một người nào đó sống ở nơi xa xôi nào đó, bởi nó không giống như những hiện vật được các bộ lạc người Mỹ bản địa sinh sống ở địa phương làm ra.
Hình dạng trứng đá
Trứng đá dài 4 inch (10.2 cm), dày 2,5 inch (6,4 cm), nặng 18 aoxơ (510,3 gram) và có màu tối. Nó cứng như đá granit, với kích cỡ và hình dạng của một quả trứng ngỗng. Đó là một loại đá thạch anh, có nguồn gốc từ đá sa thạch, hay mylonite, một loại đá mịn được hình thành ở những tầng đá dọc theo đứt gãy. Có những lỗ hổng ở cả hai đầu trứng đá, cho thấy nó được khoan xuyên qua hai đầu bằng các công cụ có kích thước khác nhau, và được đánh bóng dọc theo bề mặt của nó.
Ngoài cấu trúc và thiết kế kỳ lạ, hòn đá cũng được chạm khắc hình thù kỳ lạ khác nhau, gồm những biểu tượng thiên văn đến một khuôn mặt người dọc theo mặt mịn của trứng đá. Trên một mặt, nó chạm khắc một ký hiệu giống như mũi tên bị đảo ngược, một mặt trăng với vài dấu chấm và một hình xoắn ốc. Mặc khác có hình một trái bắp với 17 hạt thẳng hàng. Bên dưới là một vòng tròn với ba ký hiệu, một trong số đó trông giống như chân của một con nai cùng với một loài vật có đôi tai lớn. Mặt thứ “ba” cho thấy một lều vải với bốn cột, một có hình bầu dục và một có khuôn mặt người. Khuôn mặt được khắc chìm với một cái mũi không vượt qua khỏi bề mặt của quả trứng cùng đôi môi trông như thể hiện sự quả quyết.
Lịch sử trứng đá hồ Winnipesaukee
Seneca A.Ladd, một doanh nhân địa phương, người đã thuê công nhân đào hàng rào đã được ghi nhận là người phát hiện ra hiện vật này. Khi nó được công bố lần đầu tiên, tạp chí American Naturalist (Khoa học gia Hoa Kỳ) đã mô tả nó như “một di tích đáng ghi nhận ở Ấn Độ. Các tài liệu và báo cáo cho thấy rằng vào năm 1972 quả trứng thuộc quyền sở hữu của Seneca Ladd và vào năm 1885, nó đáng chú ý đến độ được đưa vào cuốn sách lịch sử của quận. Ladd đã qua đời vào năm 1892, và vào năm 1927, một cô con gái của ông là Frances Ladd Coe của Trung tâm Harbor, đã tặng đá cho New Hampshire Historical Society ở thủ phủ bang Concord. Ở đó, nó được phân loại vào những hiện vật thuộc nền văn hóa của thổ dân châu Mỹ bản địa vào những năm 1800 được quan tâm.
Các lý thuyết gây tranh cãi về nguồn gốc của trứng đá
Về mục đích của trứng đá, nhiều nhà sử học đã nỗ lực những năm qua để đưa ra lời giải thích nhưng không có câu trả lời rõ ràng nào được đưa ra cho đến nay.
Những giải thích ban đầu là những câu trả lời đơn giản nhất. Vào Tháng 10/1872, Tạp chí American Naturalist (Khoa học gia Hoa Kỳ) cho rằng viên đá này là “kỷ vật của một thỏa thuận giữ hai bộ tộc”. Tuy nhiên, ý tưởng này không đứng vững được lâu và sau đó có giả thuyết cho rằng nó là một loại công cụ cổ xưa.
Cũng có những ý kiến cho rằng trứng đá có thể là của người Celtic hay Inuit, và vào năm 1931 một lá thư được gửi đến New Hampshire Historical Society cho rằng nó là một “hòn đá sấm sét”. Cũng còn được gọi là “Sấm sét” hay “rìu sấm set”, đá sấm sét là một vật thể đá, thường có hình dạng giống như một lưỡi rìu, người ta xem nó là một hòn đá rớt xuống từ bầu trời. Những câu chuyện về đá sấm sét được tìm thấy ở những nền văn hóa trên toàn thế giới, và thường liên quan tới một vị thần sấm sét. Các nhà văn nói rằng những vật thể này “luôn có thể cho thấy chúng được làm bởi máy móc hay làm thủ công bằng tay: chúng thường đến từ dưới lòng đất sâu thẳm, lẫn trong đất sét, hay thậm chí được đá rắn hay san hô bao quanh“, ông nói.
Boisvert tiếp tục nói rằng các lỗ hổng được khoan bằng công cụ tạo lực chứ không phải là những kỹ thuật truyền thống được người Mỹ bản địa sử dụng. Ông nói thêm rằng rất có thể các lỗ hổng được tạo ra vào thế kỷ 19, điều này có nghĩa vật thể là giả mạo. Nó khiến một số người tin rằng hòn đá Winnipesaukee bí ẩn chỉ đơn giản là một trò chơi khăm công phu.
Điều duy nhất dường như chắc chắn hay đạt được sự đồng thuận là nó đã được tạo ra bằng máy móc. Tuy nhiên, sự thật là vẫn không ai biết rõ người đã làm ra vật thể này, khi nào hay lý do tại sao. Vào một khoảng thời gian hòn đá này đã thu hút được sự quan tâm của giới khoa học tại Viện Smithsonian ở thủ đô Washington, họ đã gửi một bản đồ đến Seneca A.Ladd để làm một đúc khuôn quả trứng đá. Ngay nay, quả trứng đá này được trưng bày trong một cái hộp tại Bảo tàng Lịch sử New Hampshire, nó được đặt trong lồng kính để người ta dễ quan sát các chi tiết.
Thanh Phong dịch từ Ancient Origins