Tận thấy hoạt động trên tàu sân bay khổng lồ của Mỹ
Tàu sân bay lớn nhất của Mỹ USS Theodore Roosevelt có thể dự trữ đủ lương thực để duy trì hoạt động trong 90 ngày, phục vụ trên 18.000 suất ăn mỗi ngày.
Luồng lửa phụt từ động cơ đốt sau của “ong bắp cày” F/A-18C Hornet khi nó chuẩn bị rời tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) ở Vịnh Ba Tư, ngày 18/6. Mỹ triển khai F/A-18C Hornet tới khu vực nhằm hỗ trợ các cuộc tấn công Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria. Các thành viên đội chuyên tháo gỡ vật liệu nổ (EOD) thuộc Hải quân Mỹ chuyển vũ khí trên sàn tàu sân bay hôm 18/6. Với chiều dài gần 332,8 m, boong tàu rộng hơn 1,8 hecta và là nơi cất cánh của hơn 60 máy bay chiến đấu, USS Theodore Roosevelt là một trong những tàu sân bay hiện đại và lớn nhất của Mỹ. Các phi công của Hải quân Mỹ di chuyển lên máy bay để thực hiện nhiệm vụ. USS Theodore Roosevelt có thể chở khoảng 5.600 người, gồm 3.200 thủy thủ và 2.480 phi công. Một nhân viên trên tàu sân bay đeo những sợi dây móc trên vai. Họ dùng chúng để cố định vị trí các tiêm kích trên sàn tàu. Các nhân viên của tàu lau chùi và kiểm tra chiến đấu cơ trên tàu. USS Theodore Roosevelt mang theo lương thực đủ để hoạt động trong 90 ngày, mỗi ngày phục vụ 18.150 suất ăn. Nhà máy chưng cất nước ngọt trên tàu cung cấp 1,5 triệu lít nước một ngày, tương đương lượng nước dành cho 200 gia đình. Thủy thủ của Hải quân Mỹ làm việc trên trung tâm chỉ huy của USS Theodore Roosevelt hôm 18/6. Khói bay xung quanh tàu sân bay sau khi một chiến đấu cơ cất cánh khỏi sàn đáp. Chuẩn Đô đốc Andrew Lewis dùng ống nhòm để quan sát hoạt động trên tàu sân bay từ trung tâm chỉ huy. Dàn chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornets xếp hàng trên sàn tàu sân bay. Một tiêm kích F/A-18C Hornet cất cánh ngày 18/6. Luồng lửa phụt từ động cơ đốt sau của “ong bắp cày” F/A-18C Hornet khi nó chuẩn bị rời tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) ở Vịnh Ba Tư, ngày 18/6. Mỹ triển khai F/A-18C Hornet tới khu vực nhằm hỗ trợ các cuộc tấn công Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria. Các thành viên đội chuyên tháo gỡ vật liệu nổ (EOD) thuộc Hải quân Mỹ chuyển vũ khí trên sàn tàu sân bay hôm 18/6. Với chiều dài gần 332,8 m, boong tàu rộng hơn 1,8 hecta và là nơi cất cánh của hơn 60 máy bay chiến đấu, USS Theodore Roosevelt là một trong những tàu sân bay hiện đại và lớn nhất của Mỹ. Các phi công của Hải quân Mỹ di chuyển lên máy bay để thực hiện nhiệm vụ. USS Theodore Roosevelt có thể chở khoảng 5.600 người, gồm 3.200 thủy thủ và 2.480 phi công. Một nhân viên trên tàu sân bay đeo những sợi dây móc trên vai. Họ dùng chúng để cố định vị trí các tiêm kích trên sàn tàu. Các nhân viên của tàu lau chùi và kiểm tra chiến đấu cơ trên tàu. USS Theodore Roosevelt mang theo lương thực đủ để hoạt động trong 90 ngày, mỗi ngày phục vụ 18.150 suất ăn. Nhà máy chưng cất nước ngọt trên tàu cung cấp 1,5 triệu lít nước một ngày, tương đương lượng nước dành cho 200 gia đình. Thủy thủ của Hải quân Mỹ làm việc trên trung tâm chỉ huy của USS Theodore Roosevelt hôm 18/6. Khói bay xung quanh tàu sân bay sau khi một chiến đấu cơ cất cánh khỏi sàn đáp. Chuẩn Đô đốc Andrew Lewis dùng ống nhòm để quan sát hoạt động trên tàu sân bay từ trung tâm chỉ huy. Dàn chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornets xếp hàng trên sàn tàu sân bay. Một tiêm kích F/A-18C Hornet cất cánh ngày 18/6. |
Theo Tiền Phong