Hoàng đế còn có tam cung lục viện, phải chăng nam nhân có 3, 4 vợ cũng là chuyện thường?

14/12/19, 08:08 Đọc & Suy ngẫm

Tại sao vua có tam cung lục viện? Rất nhiều người cho rằng chuyện này giống như việc ngoại tình ngày nay, đơn thuần chỉ vì thỏa mãn dục vọng cá nhân, nhưng đây có phải là sự thật lịch sử không?

Hoàng đế còn có tam cung lục viện, phải chăng nam nhân có 3, 4 vợ cũng là chuyện thường? - ảnh 1
Hoàng đế có tam cung lục viện chỉ để thỏa mãn dục vọng? (Ảnh: sohu) 

Để giải đáp câu hỏi tại sao thiên tử phải có tam cung lục viện, chúng ta hãy cùng so sánh 2 quốc gia cổ đại tương tự nhau là triều Hán và đế chế La Mã.

Triều Hán và La Mã

Trong giới sử học, rất nhiều người đều so sánh nhà Hán với đế quốc La Mã. Sau khi chinh phục vương quốc Macedonia trong chiến tranh Macedonian lần 4 năm 146 TCN, La Mã liền trở thành một quốc gia rộng lớn trải dài từ châu Âu đến châu Á qua châu Phi, xưng bá Địa Trung Hải. Sau đó, trải qua các cuộc nội chiến liên tiếp, qua các thời kì Lucius Cornelius Sulla độc tài và Julius Caesar, cuối cùng La Mã trở thành đế quốc khổng lồ vào thời Hoàng đế Augustus.

Đế quốc La Mã và triều Hán có rất nhiều điểm tương đồng, ngoại trừ quân sự đều vô cùng hùng mạnh, 2 quốc gia này còn có điểm chung là nền văn minh, nghệ thuật và văn hóa rất phong phú. Ngoài ra, hai quốc gia cổ đại này đều có dân phong rất kiên nghị, chính trị có tính bình dân nhất định, đều có chế độ luật pháp tương đối hoàn chỉnh.

Dù 2 đế quốc này khá giống nhau nhưng lại có một điểm khác biệt rất lớn. Khi lật trang sử La Mã, điều đầu tiên chúng ta cảm nhận được chính là các trận chiến đẫm máu vì nước này trường kỳ bị vây trong chiến loạn. Trái lại, triều Hán nổi bật với chế độ toàn diện trưng binh, ngay cả con trai Tể tướng cũng phải tòng quân, nhưng trên phương diện văn hóa lại thể hiện trạng thái ôn hòa bình thản, khiêm tốn nhã nhặn.

Hoàng đế còn có tam cung lục viện, phải chăng nam nhân có 3, 4 vợ cũng là chuyện thường? - ảnh 2
Trong lịch sử đế quốc La Mã tràn ngập các trận chiến đẫm máu. (Ảnh: Pinterest)

Vì sao người La Mã lại hay phát động chiến tranh như vậy? Mọi người thường nghĩ rằng nguyên nhân chính là vì các cuộc xâm lược, nhưng thực tế lý do chủ yếu là vì La Mã không giải quyết được vần đề kế thừa đế vị.

Trong lịch sử đế quốc La Mã, nhiều lần xảy ra chuyện vệ binh giết vua, tùy ý ủng hộ lập tân đế, hay người thừa kế không thể phục chúng, dẫn đến nội chiến. Vì vậy các bậc đế vương thường nhận tướng lãnh hung hãn làm con nuôi để xoa dịu bất mãn của quân đội. Từ đó, đa phần chính quyền do kiêu binh hãn tướng thao túng, hoặc có thể chính đế vương ham chiến khiến chủ nghĩa quân sự tràn ngập La Mã, mà mỗi lần chính quyền thay vua thì càng khó tránh khỏi xuất hiện một trận phong ba.

Quy chế đích trưởng tử kế thừa của trung Quốc

Trung Quốc giải quyết phân tranh kế vị như thế nào đây? Đó chính là dựa vào quy chế đích trưởng tử kế thừa được sáng lập vào đời Chu. Người Chu rất coi trọng việc tế tự đối với tổ tiên, người tế tổ phải là gia trưởng trong một gia tộc. Người kế thừa tế tự gọi là “đích”, xác lập người kế thừa tế tự gọi là “lập đích” và chỉ có thể lập một người.

Biện pháp lập đích tử là lập con trưởng của đích thê sinh ra. Nếu đích thê không có con, thì sẽ từ trong số những thứ tử lập người con trưởng mà mẹ có địa vị tương đối cao quý hơn cả, điều đó gọi là “Lập thích dĩ trưởng bất dĩ hiền, lập tử dĩ quý bất dĩ trưởng“. Tức là lập đích kế thừa vương vị thì chọn trưởng không phải chọn hiền, nếu vương hậu không con, lập thái tử thì chọn người nào mà mẹ có địa vị tôn quý không chọn tuổi lớn.

Cách kế vị này khiến toàn dân, quan viên và nhà vua không còn phân vân về người thừa kế, vì vậy trong quá trình truyền ngôi tương đối ít xảy ra nội loạn quy mô lớn, mà việc lập thái tử sớm cũng có lợi cho chuyện rèn luyện bậc đế vương tương lai.

Điển hình là Hán Tuyên Đế và con trai Hán Nguyên đế. Theo sử sách ghi lại, Tuyên Đế thường thảo luận chủ trương chính trị với Nguyên Đế, không chỉ thế ông còn xác lập Thành Đế làm đích hoàng tôn từ rất sớm, vì vậy Tuyên Đế cũng thường xuyên dạy bảo Thành Đế đọc sách mới là Vương đạo (đạo trị quốc).

Đích trưởng tử kế thừa là một quy chế nguyên vẹn, giúp giữ lễ tiết trật tự đích thứ. Nói chung, khi hoàng đế có con nối dõi đầy đủ, quy chế này sẽ bảo đảm có người kế thừa vương vị. Quy chế đích trưởng tử kế thừa là một trong những điểm quan trọng duy trì chính trị Trung Quốc cổ đại.

Như vậy, nếu hoàng đế khuyết thiếu con nối dõi thì sẽ thế nào? Nhiều người sẽ nghĩ, hoàng đế có nhiều thê thiếp như vậy làm sao có thể xảy ra chuyện này, nhưng thực tế nó đã trở thành nguy cơ cho nhà Hán.

Cả Đông Hán và Tây Hán đều diệt vong vì hoàng đế không có con nối dõi. Hán Thành Đế nhiều năm không có con trai, cuối đời đành phải lập Lưu Hân là con của Định Đào Cung vương Lưu Khang, con trai Hán Nguyên đế, làm thái tử. Tuy nhiên, sau khi kế vị trở thành Hán Ai Đế, Lưu Hân lại sủng ái một mỹ nam tên Đổng Hiền. Đến năm 24 tuổi thì qua đời mà không có con nối dõi, tạo cơ hội cho ngoại thích Vương Mãng lộng quyền, cuối cùng soán ngôi.

Tình huống Đông Hán càng xấu hơn, đây là triều đại nhiều tiểu hoàng đế nhất lịch sử Trung Quốc. Rất nhiều hoàng đế chưa đầy 10 tuổi đã băng hà, người tại vị lâu dài hơn như Hán Hoàn Đế cũng không có con nối dõi. Vì thế, Đậu hoàng hậu đành phải lập cháu 5 đời của Hán Chương Đế lên ngôi trở thành Hán Linh Đế. Vì tân đế còn nhỏ tuổi nên Đậu thái hậu lâm triều nhiếp chính, từ đó ngoại thích nắm quyền hành, sau khi Đậu thái hậu rút lui, nhà mẹ đẻ của Linh Đế lộng hành, cuối cùng cũng là ngoại thích mới làm hỏng chính sự, đẩy Đông Hán vào đường diệt vong.

Thiên tử tại sao phải có tam cung lục viện?

Hoàng đế còn có tam cung lục viện, phải chăng nam nhân có 3, 4 vợ cũng là chuyện thường? - ảnh 3
Hoàng đế thời xưa thường có nhiều phi tử. (Ảnh: Flickr)

Từ những phân tích trên, chúng ta phải thừa nhận rằng quy chế đích trưởng tử thừa kế của Trung Quốc cổ đại xác thực giúp giảm bớt nhiều nhiễu nhương cho quốc gia và gian khổ cho dân chúng. Mà để đảm bảo có đầy đủ “người ứng cử hoàng đế” thì nhà vua phải có nhiều thê thiếp.

Hậu phi có phải là để thỏa mãn dục vọng của hoàng đế? Kỳ thực không hẳn như thế, vì việc hoàng đế sủng hạnh phi tần nào cũng bị quản lý. Đương nhiên chúng ta không biết rõ toàn bộ lịch sử cổ đại, nhưng ít nhất sử sách cho thấy hoàng đế triều Minh – Thanh đều bị hạn chế về phương diện này. Tương truyền, vua Khang Hi đã thiết lập “Kính sự đình”, lại cho thái giám ghi chép lại những lần sủng hạnh hậu phi của hoàng đế, một mặt là bảo đảm hậu phi mang thai đúng con của hoàng đế, mặt khác là để ước thúc hoàng đế.

Đương nhiên, Trung Quốc cũng có một số triều đại hỗn loạn, hoàng đế hoang dâm vô độ, nhưng phần lớn thời gian, quy chế hậu cung vẫn rất nghiêm cẩn. Vì thế, những ai lấy cớ hoàng đế còn có tới tam cung lục viện thì nam nhân có ba vợ bốn nàng hầu là bình thường cũng nên suy nghĩ lại rồi!

Tú Văn biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x