Tại sao một công ty Trung Quốc đã quyết định di chuyển cơ sở sản xuất tới Mỹ

02/11/15, 13:45 Tin Tổng Hợp

Một doanh nhân giấu tên tại Trung Quốc đã so sánh chi phí đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và tại Mỹ để xem nơi nào có giá rẻ hơn. Những chỉ số liệt kê dưới đây có lẽ sẽ khiến chúng ta ngạc nhiên.

Công nhân Trung Quốc sơn nhân vật hoạt hình ‘Smurf’ bằng gốm vẫn chưa được cấp phép tại nhà máy Shunmei Group (SMG) trong chuyến công du vào ngày 7 tháng 12 năm 2014 ở Dehua, Trung Quốc. (Kevin Frayer/Getty Image)

Lưu ý của người dịch: Sản xuất tại Trung Quốc có vẻ như không còn lợi thế giống như trước kia nữa. Ngoài một môi trường chính trị phức tạp, nhiều khía cạnh của ngành sản xuất đã trở nên đắt đỏ hơn ở Hoa Kỳ, một doanh nhân ở tỉnh Triết Giang cho biết. Sau khi so sánh một loạt các chi phí liên quan, công ty Trung Quốc này đã chọn Mỹ quốc để đặt cơ sở sản xuất. Bài viết gốc là bằng tiếng Trung, do một doanh nhân giấu tên tại tỉnh Triết Giang (một tỉnh phát triển thịnh vượng) viết, nó đã được lưu hành rộng rãi trên mạng Internet của Trung Quốc.

Công ty TNHH Sợi hóa học Giang Nam, tại thành phố Từ Khê, tỉnh Chiết Giang là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp khảo sát thị trường nước ngoài. Được thành lập vào năm 2000, nó là một trong hai nhà xuất khẩu hàng đầu của các đối tác Trung Quốc.

Năm ngoái, Công ty Sợi hóa học Giang Nam đã quyết định xây dựng một nhà máy ở Nam Carolina với số tiền 25 triệu USD ở giai đoạn đầu tiên và 20 triệu USD đầu tư giai đoạn thứ hai, và đã trở thành doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên xây dựng một nhà máy sản xuất tái chế sợi hóa học polyester trên đất Mỹ. Công ty này cho biết rằng chi phí sản xuất gia tăng ở Trung Quốc là lý do chính để họ chọn đầu tư tại Mỹ.

Dưới đây là một danh sách được Công ty Hóa chất Giang Nam tạo ra để đánh giá sự khác biệt chi phí giữa Mỹ và Trung Quốc:

Đất: Trung Quốc đắt gấp 9 lần Mỹ

Chi phí đất đai ở Trung Quốc cao gấp 9 lần so với Mỹ. Ngoài ra, tại Mỹ, người mua đất có quyền sở hữu vĩnh viễn. Ở Trung Quốc, bạn chỉ có 50 năm quyền sử dụng đất.

Ví dụ, vào năm 2000, giá đất công nghiệp tại thành phố Từ Khê, tỉnh Chiết Giang là 180.000 nhân dân tệ mỗi mu (đơn vị đo lường tại Trung Quốc bằng một phần sáu mẫu Anh – 0.4ha). Mức giá hiện tại của Mỹ chỉ là 20.000 USD cho mỗi mẫu Anh, tương đương với 20.000 nhân dân tệ cho mỗi mu.

Giá đất công nghiệp hiện tại ở nhiều quận của Trung Quốc là 1 triệu nhân dân tệ mỗi mu, cao hơn Mỹ gấp 50 lần.

Chi phí hậu cần: Trung Quốc cao gấp hai lần

Tại Hoa Kỳ, chi phí hậu cần bao gồm ba chi phí chính: hàng tồn kho, chi phí vận chuyển và chi phí quản lý.

Chi phí Logistic ở Trung Quốc cao gấp hai lần ở Mỹ. Giá xăng là một ví dụ. Giá xăng của Trung Quốc cao gấp đôi Mỹ dẫn đến chi phí logistic cao.

Hơn nữa, Trung Quốc thu phí đường cao tốc và cầu đường thường xuyên.

Những chi phí vận chuyển vẫn còn duy trì cùng GDP trong 20 năm qua. Hàng tồn kho giảm gây giảm chi phí logistic tổng thể.

Chi phí vay ngân hàng: Trung Quốc cao gấp 2,4 lần

Ở Trung Quốc, các khoản vay rẻ nhất có lãi xuất 6 phần trăm trên năm, cao 2,4 lần so với mức 2,5 phần trăm của Hoa Kỳ.

Ví dụ: một sản phẩm trị giá 7.000 nhân dân tệ (1.000 USD) mỗi tấn, với thời gian hoàn vốn 4 tháng, chi phí trả lãi cho khoản vay tại Trung Quốc là 22 USD. Chi phí trả lãi tại Hoa Kỳ là 9 USD. Do đó, chi phí vay ngân hàng ở Trung Quốc cao hơn 1,9 lần so với Mỹ.

Đây là một ví dụ về một khoản vay ngân hàng thông thường. Khoản tiền từ sản phẩm tài chính ngân hàng có lãi suất 10%, quỹ cổ phần tư nhân là 15%, hay thậm chí các ngân hàng ngầm là 20%, các doanh nghiệp đều bị choáng ngợp.

Điện và khí thiên nhiên: Trung Quốc đắt gấp đôi

Chi phi năng lượng ở Trung Quốc là cao gấp đôi Mỹ

Ngoại trừ Hawaii, chi phí điện năng ở Mỹ không cao. Lấy Texas làm ví dụ. Giá điện chỉ có 20 cent mỗi KWh.

Vì chính phủ Trung Quốc trực tiếp kiểm soát giá năng lượng, do đó giá điện, khí đốt tự nhiên và dầu vẫn ở mức cao cho các doanh nghiệp. Lấy ví dụ: với mỗi tấn sản phẩm sản xuất ra cần 450kWh điện với giá 0.76 tệ trên một kWh, chi phí sản xuất lên đến 342 nhân dân tệ (55,16 USD)

Mỹ có các thiết bị tự động hóa cao hơn và do đó việc tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn 10 phần trăm, ở mức khoảng 500kWh cho mỗi tấn sản phẩm. Nhưng với giá điện là 0,05 USD mỗi kWh, chi phí sản xuất chỉ là 25 USD. Chi phí điện năng ở Trung Quốc cao hơn 1,2 lần so với Hoa Kỳ.

Năng lượng hơi nước [dùng trong công nghiệp]: Trung Quốc đắt hơn gấp 1,2 lần

Trung Quốc sử dụng những thiết bị điện hơi nước. Nếu mỗi tấn sản phẩm tiêu thụ 1,6 tấn hơi nước với giá 190 nhân dân tệ mỗi tấn hơi nước, chi phí sản xuất cho phần này là 304 nhân dân tệ (49 USD).

Tại Mỹ, họ dùng nồi hơi khí đốt tự nhiên. Với giá khí đốt tự nhiên là 0,48 USD trên một đơn vị, và có giá 14,52 USD mỗi tấn, chi phí sản xuất cho phần này là 23,23 USD.

Giá của Trung Quốc vượt hơn gấp đôi giá của Mỹ.

Phụ kiện: Trung Quốc gấp 3,2 lần Mỹ

Chi phí của các phụ kiện tại Trung Quốc cao gấp 3,2 lần sao với Mỹ. Hiệu suất của thiết bị ở Trung Quốc cũng không tốt bằng Mỹ. Những thói quen xấu của công nhân khi sử dụng thiết bị cũng được tính thêm vào chi phí. Chi phí sản xuất cho phần này khoảng 100 tệ (16,13 USD) một tấn.

Hiệu suất thiết bị ở Mỹ là tương đối tốt hơn và thói quen của người lao động cũng tốt hơn. Chi phí sản xuất cho phần này khoảng 5 USD mỗi tấn.

Chi phí cho phụ kiện ở Trung Quốc cao gấp 3,2 lần Mỹ.

Thuế: Mỹ có trợ cấp tốt hơn

Trung Quốc có rất nhiều các loại thế làm các doanh nghiệp choáng váng. Ví dụ, một công ty logistic cần vận chuyển hàng hóa từ Quảng Châu đến Hải Nam, sẽ mang lại thu nhập 19.000 nhân dân tệ. Nhưng chỉ có 216 nhân dân tệ là lợi nhuận và 1.260 tệ là chi phí nộp thuế.

Tại Mỹ, chính quyền các bang xem việc làm như là một ưu tiên hàng đầu và cung cấp các chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp, chẳng hạn như 30 năm ưu đãi thuế bất động sản.

Thủ tục hải quan: Ở Mỹ không nhiều

Không có chi phí thủ tục hải quan khi bắt đầu một nhà máy tại Mỹ.

Khi nhập khẩu vào Trung Quốc, bên cạnh phí vận tải, còn có chi phí nhập khẩu khác như thuế hải quan, thuế giá trị gia tăng, và các loại chi phí khác do thủ tục quan liêu mà lên đến 3.500 nhân dân tệ mỗi 20 tấn container hay 175 nhân dân tệ (22,58 USD) mỗi tấn.

Khi xuất khẩu, ngoài tiền vận tải hàng hóa trên mặt đất, bạn còn các chi phí thủ tục mà lên đến khoảng 1,600 nhân dân tệ mỗi 20 tấn container, hay 80 nhân dân tệ (12,9 USD) mỗi tấn.

Các chi phí nhân công lao động: Lợi thế của Trung Quốc đang giảm xuống

Mặc dù chi phí thuê nhân công ở Mỹ gấp 2,57 lần Trung Quốc, Mỹ có một mức độ tự động hóa cao. Ở Trung Quốc, một dây chuyền sản xuất trong hai tháng với tổng sản lượng đạt 4,500 tấn yêu cầu cần có 250 công nhân. Tại Mỹ, với thiết bị được cải tiến, nó chỉ cần 180 công nhân.

Với xu hướng tăng lương hiện tại ở Trung Quốc, chi phí lao động sẽ tăng gấp đôi trong năm năm và sẽ tăng tiếp trong vòng 10 năm sau. Như vậy, chi phí lao động không phải là một lợi thế cho Trung Quốc.

Xây dựng nhà máy: Trung Quốc gấp 4 lần Mỹ

Tại Hoa Kỳ, chi phí xây dựng nhà máy gấp bốn lần Trung Quốc. Tuy nhiên, những nhà máy cũ hơn 10 năm chỉ có giá bằng một phần tám đến một nửa nhà máy mới và đó là một sự lựa chọn tốt.

Kết hợp tất cả những điều trên, cùng với sự gia tăng chi phí môi trường và chi phí lao động, chi phí sản xuất ở Trung Quốc tương tương như ở Mỹ và có thể vượt Mỹ trong một số ngành công nghiệp. Công ty sợi hóa chất Giang Nam là một ví dụ.

Đây là bản dịch tóm tắt một bài viết của một người vô danh từ tỉnh Chiết Giang xuất bản lần đầu vào 22 tháng 10 năm 2015 trên web J Media, jiemian.com.

Thanh Phong dịch từ Epoch Times

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện về một người hùng và người cha mafia

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

    Tinh Hoa kể chuyện: Thánh khổ linh hoa

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Chuyện về một người hùng và người cha mafia

    Chuyện về một người hùng và người cha mafia

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x