Tại sao có một số người không bị muỗi đốt?

23/05/17, 16:56 Tri thức

Rất nhiều người đã phàn nàn cùng ngồi trong đám đông nhưng họ thường xuyên bị muỗi đốt trong khi những người khác thậm chí không biết có muỗi bên cạnh. Vậy nguyên do là gì?

Kết quả hình ảnh cho mosquito close up
Một số người da mỏng hay sở hữu nhóm máu O sẽ trở thành mục tiêu ưu thích của muỗi. (Ảnh: Steam Register)

Tại sao bạn bị muỗi đốt nhiều hơn người khác?

Trong một cuộc thảo luận tại hội nghị TED 2014 (hội nghị về công nghệ, giải trí và thiết kế) diễn ra tại Vancouver, Canada hôm 19/3, nhà vi sinh vật học Rob Knight đã giải thích rằng vi khuẩn, hoặc vi trùng trên da sản sinh ra các hóa chất khác nhau, một số trong đó có một số mùi hấp dẫn hơn với muỗi.

Tất cả những con muỗi cái đều cần hút máu để nuôi dưỡng trứng trong thời kì sinh sản. Một số loài sẽ chỉ hút máu động vật, một số loài nhỏ hơn nhắm vào con người. Rất khó để có thể xác định được tại sao muỗi đánh hơi ra máu của con người và phân biệt các mùi riêng biệt. Chúng ta chỉ biết rằng khi tìm kiếm bữa ăn của mình, chúng sẽ sử dụng một loạt các giác quan đặc biệt có chức năng như một máy dò độ ẩm và nồng độ CO2.

Muỗi có khả năng nhận diện được tới 300 hóa chất khác nhau mà hàng ngày chúng ta phát tán vào không khí. Bởi có tới hơn 3.000 loài muỗi khác nhau, mỗi loài lại có một khuynh hướng bẩm sinh được định sẵn. Ví dụ, một số loài tỏ ra khá hung hăng trong khi số khác có vẻ hiền lành hơn. Có những loài muỗi thậm chí chỉ chọn chân chúng ta làm vị trí để “ăn tối”.

Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng đa phần các loài muỗi thích bóng tối, những nơi ấm áp hay có nồng độ CO2 cao. Chúng bị hấp dẫn bởi chuyển động và hơi cồn khi chúng ta uống rượu. Một số người da mỏng hay sở hữu nhóm máu O sẽ trở thành mục tiêu ưu thích của muỗi. Và điều đặc biệt, chúng thích mồ hôi.

Hàng tỷ hoặc khoảng chừng đó vi khuẩn sống trên da chỉ là tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số đến 100 tỷ vi khuẩn sống trên và trong cơ thể người. Tuy nhiên, chúng lại đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra mùi cơ thể. Không có những vi khuẩn này, mồ hôi con người không thể phát ra bất cứ mùi gì.

Tuy nhiên, những vi khuẩn khác nhau này trên người này lại rất khác với người kia. Ông Knight giải thích rằng, trong khi DNA của chúng ta đến 99,9% như nhau thì hầu hết mọi người chỉ có khoảng 10% vi khuẩn là tương tự.

Tại sao lúc nào muỗi cũng đốt bạn thay vì người bên cạnh? - Ảnh 1.
Một số người có mùi hấp dẫn với muỗi hơn người khác. (Ảnh: Star2.com)

Để minh họa cho việc muỗi bị thu hút bởi những dạng vi khuẩn trên da nhất định, các nhà nghiên cứu đã đề nghị 48 tình nguyện viên nam giới kiêng cữ rượu, tỏi, thức ăn cay và tắm trong hai ngày. Những người này đi tất nilon trong vòng 24 giờ để thu thập một bộ sưu tập các vi khuẩn trên da đặc biệt.

Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng hạt thủy tinh đã cọ sát ở dưới chân những người tình nguyện để lấy mùi làm mồi nhử muỗi.

Kết quả là 9 trong số 48 người tình nguyện đặc biệt hấp dẫn với muỗi, trong khi mùi của 7 tình nguyện viên may mắn khác bị muỗi phớt lờ hoàn toàn. Nhóm “hấp dẫn muỗi cao độ” có nồng độ vi khuẩn da thông thường cao gấp 2,62 lần; và nồng độ vi khuẩn thông thường khác gấp 3,11 lần so với nhóm “không hấp dẫn muỗi”. Nhóm kém hấp dẫn muỗi có số vi khuẩn lưu trú trên da đa dạng hơn.

Một số loài muỗi sẽ thích mùi mồ hôi tươi. Số khác lại thích những mùi ủ lâu ngày do vi khuẩn tạo ra trên cơ thể. Tựu chung lại, khi bạn đổ mồ hôi và trong tình trạng không được sạch sẽ, bạn chính là mục tiêu lớn hơn bao giờ hết với muỗi.

Các nhà nghiên cứu nói rằng có thể một số người có mùi như là cách ngăn ngừa muỗi tự nhiên. Tuy nhiên, vẫn có giải pháp cho những người có sức hút tự nhiên đối với muỗi, như uống bia ít đi chẳng hạn. Những người uống bia rất hấp dẫn đối với loài côn trùng, theo các nhà nghiên cứu. Nhưng có một thứ họ không thể thay đổi, đó là gen di truyền.

85% lí do cho việc ai đó bị muỗi đốt nhiều hơn liên quan đến tính trạng di truyền.
85% lí do cho việc ai đó bị muỗi đốt nhiều hơn liên quan đến tính trạng di truyền. (Ảnh: Laborjournal)

Nghe có vẻ vô lý nhưng đó chính là kết quả của những nghiên cứu được xác nhận nhiều lần bởi các nhà khoa học. 85% lí do cho việc ai đó bị muỗi đốt nhiều hơn liên quan đến tính trạng di truyền của họ. Nghiên cứu mới nhất về điều này được thực hiện và công bố trong tháng 4 bởi các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Vệ sinh và Y học nhiệt đới London.

Họ đã chọn 18 cặp sinh đôi cùng trứng giống hệt nhau và 19 cặp sinh đôi khác trứng tham gia nghiên cứu. Điều này sẽ giúp mọi điều kiện được chuẩn hóa cho các nhóm đối chứng, chỉ để lại một khả năng cho sự hấp dẫn đối với muỗi đến từ gen di truyền.
Kết quả không ngoài dự đoán. Jame Logan, nhà côn trùng học dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết “Các cặp sinh đôi cùng trứng có mức độ hấp dẫn muỗi tương ứng nhau. Tuy nhiên, điều này lại rất khác nhau ở những cặp song sinh khác trứng. Vì vậy, câu trả lời cho việc ai đó hấp dẫn hay không hấp dẫn với muỗi đến từ mặt di truyền”.

Tại sao một số người không bị muỗi đốt?
Muỗi chính là sát thủ hàng đầu đối với con người. (Ảnh: Pinterest)

Có lẽ kết luận này sẽ khiến mọi nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp phòng tránh muỗi rẽ sang một hướng khác. “Nếu có thể hiểu cách các gen ảnh hưởng đến việc này, chúng ta có thể phát triển các chất đuổi muỗi mới”, Logan nói. Đây có thể là cơ sở để giải quyết rất nhiều dịch bệnh khủng khiếp mà muỗi đóng vai trò là sát thủ hàng đầu đối với con người.

Công cụ tốt nhất mà chúng ta có ngày nay để phòng tránh muỗi là DEET, một hợp chất được phát triển bởi quân đội từ năm 1952. Tuy nhiên, đáng buồn nó lại được liệt vào danh sách các độc tố thần kinh, mặc dù chỉ ở mức độ nhẹ. Permethrin, chất diệt côn trùng được sử dụng để đối phó với các dịch bệnh gây ra bởi muỗi còn tệ hại hơn nữa. Một số báo cáo mới đây khẳng định nó tiềm ẩn khả năng gây ung thư.

Chính vì vậy, những nghiên cứu về sự thiên vị của muỗi đối với một số người không chỉ để trả lời cho thắc mắc đơn giản của bạn. Nó sẽ là cơ hội để chúng ta vượt qua những rào cản trong cuộc chiến với những dịch bệnh gây ra bởi muỗi. Hơn nửa thập kỉ sử dụng DEET và Permethrin, chúng đã lộ diện là những giải pháp không hoàn hảo. “Càng tìm hiểu rõ hơn về những gì đằng sau nguyên nhân sự thiên vị của muỗi, chúng ta càng có cơ hội thiết kế những chiến lược tốt hơn để bảo vệ người dân”, Richard Pollack, nhà côn trung học, đồng thời là chuyên gia Y tế cộng đồng tại Đại học Harvard kết luận.

Theo KH

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x