Tại sao bà ngoại đóng vai trò quan trọng với một đứa trẻ?
Nếu bà của bạn đã từng nuôi dạy bạn, những kỷ niệm thời thơ ấu của bạn chắc hẳn sẽ tràn đầy niềm vui, sự âu yếm và cảm giác an toàn. Rất ít người trong chúng ta từng nghĩ về sự khác biệt giữa cách mà bà nội và bà ngoại ảnh hưởng đến cháu của họ. Tuy nhiên, bà ngoại có một vai trò đặc biệt hơn cả.
Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số giả thuyết về vai trò của bà ngoại trong cuộc sống của đứa trẻ.
Ông bà đã truyền lại gì cho chúng ta?
Gen là những đơn vị cơ bản của di truyền được tạo thành từ DNA. Theo di truyền học, ông bà truyền lại trung bình 25% DNA của họ cho người cháu với tỷ lệ chính xác tùy thuộc vào sự trao đổi DNA. Tất nhiên chúng ta thừa hưởng gen từ cả ông và bà của mình, nhưng theo các nhà khoa học bà ngoại có mức độ ảnh hưởng cao hơn đối với con cháu.
Điều đặc biệt mà bà ngoại truyền lại cho chúng ta
Bà ngoại có mối liên hệ gần gũi hơn với những đứa cháu, bởi vì họ sinh ra các bà mẹ, rồi các bà mẹ sinh cháu. Trong nhiều gia đình, bà ngoại có xu hướng chịu trách nhiệm chăm sóc và dành nhiều thời gian hơn cho những đứa trẻ. Không chỉ mối liên hệ tâm lý khiến cho vai trò của bà ngoại trở nên quan trọng, một số giả thuyết còn cho rằng, về di truyền, giữa bà ngoại và bà nội có tỷ lệ di truyền cho những đứa cháu không giống nhau.
Các lý thuyết khoa học chứng minh rằng, bà ngoại và con cháu của họ có liên kết di truyền mạnh mẽ hơn.
Một trong những lý thuyết cho rằng, sự khác biệt về cách bà nội và bà ngoại gắn bó với cháu có thể được giải thích bởi kết nối nhiễm sắc thể X. Bà ngoại có 25% nhiễm sắc thể X có ở cả cháu trai và cháu gái, trong khi bà nội truyền một trong những nhiễm sắc thể X cho cháu gái của họ, mà không phải cho cháu trai. Điều này làm cho bà nội có 50% liên quan nhiễm sắc thể X với cháu gái của họ và 0% liên quan nhiễm sắc thể X với cháu trai.
Một giả thuyết khác cho rằng, cái gọi là “sự không chắc chắn của bên nội” có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc ông bà chăm sóc cháu của họ. Sự không chắc chắn của bên nội ngụ ý rằng, các thành viên nam của gia đình có thể không phải lúc nào cũng chắc chắn rằng, họ đang nuôi dưỡng con cái của họ, vì họ không tự sinh con. Về lâu dài, nó có thể làm giảm sự tham gia của người thân bên nội, bao gồm cả bà nội, vào việc chăm sóc con cái. Đồng thời, người phụ nữ luôn chắc chắn đó là đứa con mình sinh ra, điều này khiến cho các kết nối mẫu hệ trở nên mạnh nhất trong gia đình qua bao thế hệ.
Các lý thuyết khác cho thấy vai trò đặc biệt của bà ngoại
Lý thuyết này được phát triển bởi nhà tiểu thuyết gia người Chile – nhà viết tiểu luận và nhà viết kịch Alejandro Jodorowsky, ông cho thấy rằng trong tất cả ông bà, chúng ta thường có quan hệ thân thiết nhất với bà ngoại. Theo lý thuyết của ông, gen của chúng ta có thể “bỏ qua” một thế hệ và được truyền trực tiếp từ ông bà sang chúng ta, nhiều thực tế chứng minh rằng một số người giống ông bà hơn là bố mẹ. Jodorowsky tin rằng ngoài vật chất sinh học, các bà mẹ thường xuyên truyền cảm xúc cho con gái của mình, những người sau này sẽ truyền lại tiếp cho con cái họ.
Những lý thuyết trên nói về vai trò đặc biệt của bà ngoại trong cuộc đời của một đứa trẻ. Tuy nhiên, chúng ta đều khác nhau và chúng ta có các gia đình khác nhau với các mối quan hệ khác nhau. Vì vậy, chúng ta hãy biết ơn và trân trọng tình yêu, sự quan tâm và kiến thức mà ông bà truyền lại cho chúng ta, bất kể sự liên quan di truyền thế nào đi nữa.
Bạn nghĩ gì về những lý thuyết này? Giữa bạn và bà ngoại của mình có mối liên hệ đặc biệt nào không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn trong phần bình luận nhé!
Hồng Liên (Theo Bright Side)