Tài liệu cổ Ipuwer Papyrus miêu tả về sự kiện Exodus?
Ipuwer Papyrus là một tài liệu cổ gây tranh cãi trên thế giới, một số người tin rằng nó là bằng chứng về sự kiện Exodus, trong khi các nhà sử học khó có thể đưa ra kết luận cuối cùng về sự kiện mà nó mô tả.
Tài liệu bằng giấy cói
Ipuwer Papyrus, hay còn được biết đến với cái tên “Những lời cảnh báo của Ipuwer”, được viết trên một tờ giấy cói duy nhất mô tả về nạn đói, hạn hán, bệnh dịch, và bạo loạn ở Ai Cập cổ đại. Người ta tin rằng nó được viết trong thời kỳ Ai Cập Trung vương quốc, tương ứng với giai đoạn từ năm 2050 TCN – 1652 TCN.
Nguồn gốc của việc tìm thấy tài liệu này là một ẩn số. Nó thuộc sở hữu của một nhà ngoại giao và thương gia Hy Lạp tên là Yianni Anastasiou, ông tuyên bố rằng bản giấy cói được phát hiện tại Memphis, nằm trong khu vực Saqqara. Hiện tài liệu bí ẩn này đang được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Leiden, Hà Lan.
Bản giấy cói được viết kín cả cả hai mặt gồm 17 cột được viết hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh. Mặt sau của tờ giấy cói ghi lại thánh ca gửi đến vị thần Amun nhưng đã bị hư hại nặng, khiến việc bảo quản trở nên khó khăn hơn và do đó làm mất nhiều nội dung ghi chép.
Bản giấy cói Ipuwer nổi tiếng trong các nhà Ai Cập học, họ đã biết về sự tồn tại của nó trong một thời gian dài. Nhiều người cũng được khuyến khích tham gia vào các nghiên cứu sâu hơn về bộ tài liệu này do ngôn ngữ của nó khá phức tạp, trong khi lại bị hư hỏng và thiếu nhiều mảnh rất quan trọng để có thể hiểu nó hoàn chỉnh. Mặc dù bản giấy cói này được đưa ra khỏi nơi cất giấu vào năm 1828, nhưng mãi đến năm 1909 Alan Gardiner mới bắt đầu thách thức bộ tài liệu này và nghiên cứu nội dung của nó.
Câu chuyện
Nội dung tài liệu Ipuwer mô tả bạo lực và hỗn loạn ở Ai Cập cổ đại. Theo Tiến sĩ Lange, bản giấy cói này có thể được viết vào thời Trung Vương quốc, do phong cách ngôn ngữ tương ứng với cách sử dụng từ ngữ trong thời kỳ đó. Ông còn cho biết có dấu hiệu cho thấy bản thảo được sao chép từ một phiên bản cũ hơn, có lẽ nó có từ đầu Triều đại thứ 18 (khoảng năm 1550 TCN đến 1292 CN). Có một khoảng trống trong Ipuwer cho thấy bản gốc có thể bị mất một phần hoặc do người sao chép không đọc được phần đó.
Nhiều học giả ủng hộ lý thuyết của Tiến sĩ Lange, họ tin rằng tài liệu giấy Ipuwer chứa những lời tiên đoán của một nhà tiên tri Ai Cập:
Nó phải giải thích cho hoàn cảnh mà các nhân vật chính được nói đến, một ‘IPW’ hoặc ‘Opw-wr’, đứng ra tổ chức một buổi diễn thuyết dài và sôi nổi trước đám đông, với sự có mặt của đức vua và thần dân của ông. Theo Tiến sĩ Lange, những bài phát biểu này là lời tiên tri; một kỷ nguyên thiên tai được dự đoán sẽ xảy ra tại Ai Cập, và ngay cả hiện nay, như một đoạn tuyên bố, sắp tới; và bản thân đức vua là người chịu trách nhiệm cho những thảm họa cay đắng mà ông ta sớm nếm trải […] Tôi kết luận, nó đưa ra rằng cuốn sách có thể là một bối cảnh lịch sử, và người viết có thể đã nhận thức được một số tình hình chính trị trong thời loạn trước sự nổi lên của triều đại thứ 12″.
Theo quan điểm của Gardiner, “nếu chúng ta dám rút ra cốt lõi của dự ngôn Ipuwer, chúng ta sẽ thấy được 3 điều mà ông ta cho rằng sẽ đem lại hạnh phúc: thái độ yêu nước chống kẻ thù từ bên trong và bên ngoài; lòng mộ đạo với các vị thần; và bàn tay dẫn dắt của một người cai trị khôn ngoan và đầy năng lượng“. Gardiner giải thích thông điệp trong giấy cói của khác với Tiến sĩ Lange, khi cho rằng thiếu bằng chứng về lời tiên tri trong văn bản này.
Sự kiện Exodus
Tiến sĩ Immanuel Velikovsky đã đưa ra một giả thuyết gây tranh cãi rằng, tài liệu Ipuwer là bằng chứng về sự kiện Exodus, từ Kinh Cựu Ước. Các học giả thường đồng ý rằng sự kiện Exodus diễn ra vào thời Tân Vương quốc (vào khoảng năm 1573 TCN).
“Nội dung của tờ giấy cói này có một vòng lẩn quẩn kỳ quặc với những người biết Kinh Cựu Ước. ‘Bệnh dịch hạch tràn lan khắp đất. Máu ở khắp nơi… Dòng sông máu… Những cánh cổng, cột trụ và các bức tường được bao trùm bởi lửa …. Vật nuôi rên rỉ… Mặt đất không chút ánh sáng’“. Phân tích trên tài liệu gốc, bản giấy cói Leiden chỉ là bản sao, vào thời Trung Vương quốc và những ngày đầu của thời kỳ Hyksos hỗn loạn.
Sự tương hợp giữa các sự kiện
Gardiner đồng ý với Velikovsky về niên đại trong một câu văn kể về cuộc nội chiến và sự chiếm đóng của người châu Á trên vùng châu thổ sông Nile. Gardiner nghiêng về giả thuyết có sự xâm lược của Hyksos để giải thích cho các sự kiện mà tài liệu giấy cói này ám chỉ.
Gardiner không nghi ngờ về tính bi quan của Ipuwer và đã hiểu nó như sự ứng phó với một thảm họa quốc gia thực và có liên quan đến sự xâm lược của người châu Á trên vùng châu thổ sông Nile, cũng như sự tàn phá đất đai trong cuộc nội chiến để trả lời cho những câu hỏi trên quan điểm này.
Mặc dù tài liệu giấy cói Ipuwer có bối cảnh lịch sử không thể chối cãi, nhưng chúng ta có thể mắc sai lầm nếu cho rằng nó là tác phẩm biểu đạt cùng thời với những sự kiện được đề cập đến. Cho dù tài liệu này liên quan đến các thông điệp tiên tri, mô tả các sự kiện của Exodus, hay nó chỉ đơn giản là một văn bản pha trộn giữa các yếu tố lịch sử và hư cấu, nó vẫn còn là một bí ẩn với các nhà sử học mà có thể không bao giờ giải đáp được.
Tân Dân, theo Ancient Origins