Tạc tượng Phật công đức vô lượng, vì sao người thợ lại bị đá đè chết?

26/08/21, 15:12 Thế giới tâm linh

Những bức tượng Phật nổi tiếng ở hang đá Vân Cương là một trong những kiệt tác của nghệ thuật tạc tượng Phật. Những người thợ mang trong mình tấm lòng vô cùng thành kính đến đúc tượng Phật. Tuy nhiên, có một điều lạ là một người trong khi tạc tượng lại bị đá đè chết. Vì sao lại xảy ra cớ sự này?

Tượng Phật trong hang đá Vân Cương. (Ảnh qua Wikipedia)

Hang đá Vân Cương là một quần thể đền thờ hang động nằm ở ngoại ô thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Tại đây có 53 hang đá lớn và 1.100 khám động cùng 51.000 hốc đá chứa các tượng Phật. Những bức tượng được chạm khắc tinh xảo khiến người xem không khỏi cảm thán, trầm trồ. 

Nhìn thấy cảnh tạc tượng Phật cách đây hơn 1000 năm

Theo Chánh Kiến, một người tu luyện khai mở thiên mục (con mắt thứ 3) từng nhìn thấy cảnh những người thợ tạc tượng Phật ở hang đá Vân Cương cách đây hơn 1.000 năm. Đó là vào thời Bắc Ngụy. Trong không gian, anh đã nghe thấy những âm thanh vang vọng của một nhóm thợ đang chạm khắc trong các hang đá.

Vào thời điểm đó, điều kiện, công cụ để chạm khắc còn thô sơ, nơi đây lại hoang vu, hẻo lánh, thế nhưng bằng lòng kính Phật, những người thợ này vẫn miệt mài dùng đôi bàn tay thô ráp khéo léo làm từng chút một, tạc nên cảnh tượng uy nghiêm nơi thế giới Phật quốc.

Bầu không khí thần thánh trang nghiêm bao trùm khắp các hang đá. Tiếng chạm khắc đá “đinh đinh đang đang” vang vọng một vùng. 

Thế nhưng một ngày nọ, khi mọi người đang làm việc bình thường thì bỗng xuất hiện một tiếng “ầm” lớn vang lên. Một tảng đá lớn ở bức tượng đang được điêu khắc đã rơi xuống dưới, nơi những người thợ đá đang làm việc. 

Khung cảnh khi đó vô cùng hỗn loạn, tiếng la hét cùng bụi đất bay mù mịt. Từ trong lớp bụi có vài người thợ đá từ từ đứng dậy. Những người này chỉ bị bám bụi trên người, không hề bị thương tổn chút nào. 

Chưa kịp cảm ân sự phù hộ của Thần Phật thì họ phát hiện ra tảng đá đã rơi trúng ngay một người đang điêu khắc tượng Phật. Người này hấp hối chỉ được một lúc liền qua đời.

Cái chết của người thợ đá khiến tất cả rơi vào tĩnh lặng. Tất cả mọi người đều tự hỏi tại sao họ không quản đường xá xa xôi, đem tâm kính Phật tới đây tạc tượng mà lại xảy ra sự việc này?

Tảng đá lớn rơi xuống mà chỉ có một người bị nạn

Rất nhiều người đều cảm thấy có chút khó hiểu trong tâm, vì sao Thần Phật bảo hộ những người khác mà lại không bảo hộ người này? 

Tượng Phật cao 17 mét ở hang động số 5. Để tạc được những bức tượng Phật này, những người thợ thực sự có tín tâm vào Phật và lòng kiên trì. (Ảnh qua Wikipedia)

Ba ngày sau, một trận mưa phùn xảy ra ở dưới núi. Trong cơn mưa, một bức tượng Phật đã được chạm khắc xong bỗng phát ra ánh hào quang. Tất cả những người thợ đứng đó đều rất kinh ngạc. Mọi người cùng quỳ rạp xuống cung kính lạy tượng Phật.

Một lát sau tại nơi xảy ra tai nạn, hình ảnh người thợ đã mất do bị đá đè mơ hồ hiện ra. Lúc này, tượng Phật trở nên sống động như thật, giơ tay lên và chỉ vào hình ảnh người thợ bị đá đè chết. Đầu của người này liền được phóng to lên hơn mười lần.

Phật triển hiện thần thông để cho mọi người biết lý do người thợ gặp nạn. Đó là trong lúc đang tạc tượng Phật, trong đầu người này xuất hiện rất nhiều tà niệm. Anh ta đang có mâu thuẫn lớn với người khác, nên mục đích tạc tượng Phật là để nhờ Phật giúp hại chết người kia.

Không chỉ vậy, anh ta còn có dục vọng không đúng đắn với mấy tiểu thư xinh đẹp nhà giàu có. Đã nhiều lần Phật điểm hóa cho anh ta, tuy nhiên người này lại nhất niệm u mê, không chịu tỉnh ngộ hối cải nên đã phải nhận lấy nghiệp báo của chính mình.

Ngay tại thời điểm trước khi xảy ra sự cố, Phật vẫn không muốn bỏ rơi anh ta. Tiếc rằng ác tâm của người này quá sâu, Phật cũng không thể giúp anh ta thoát khỏi kiếp nạn.

Ngược lại, tâm của những người thợ đá khác rất thuần chính, họ một lòng kính Phật, ngay thẳng, thiện lương, chính vì vậy họ đã nhận được sự bảo hộ của Thần Phật.

Yên Yên (t/h)

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết canh Mạnh Bà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

    Nói điều thị phi nhận Quả báo khốn cùng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Truyền thuyết canh Mạnh Bà

    Truyền thuyết canh Mạnh Bà

x