Tác giả “Lục chỉ cầm ma”: Tuổi trẻ ôm mộng làm cảnh sát, cuối đời viết sách ở Hồng Kông

25/10/19, 17:47 Trung Quốc

Nghê Khuông, một trong 4 tác giả viết tiểu thuyết nổi tiếng của Hồng Kông, với những tác phẩm như ‘Lục chỉ cầm ma’, ‘Kỳ nhân lòng đất’, ‘Vệ tư lý’,… nhưng có lẽ ít người biết rằng để có thể có những tác phẩm làm say đắm lòng người như bây giờ ông đã từng có lúc sống giữa bầy sói tru.

Nghê Khuông, một trong 4 tác giả viết tiểu thuyết nổi tiếng của Hồng Kông
Nghê Khuông, một trong 4 tác giả viết tiểu thuyết nổi tiếng của Hồng Kông. (Ảnh: Mingpao)

Quê của Nghê Khuông là Trấn Hải, Chiết Giang, ông là con thứ tư, sinh vào ngày 30/5/1935 ở Thượng Hải trong một gia đình trí thức, vốn có tên là Nghê Thông. Khi còn nhỏ, ông từng xem người ta xử bắn các phần tử “phản cách mạng”, nó đã để lại những ấn tượng khó phai trong ông, cũng khiến ông về nhà “ăn chẳng còn thấy ngon miệng”.

Tuổi trẻ ôm mộng làm cảnh sát, công an

Năm 1951, khi đó được 16 tuổi, ông theo đuổi lý tưởng “xã hội không tưởng”, bỏ học rồi ghi danh vào Đại học Nhân dân Cách mạng Hoa Đông, sau 3 tháng huấn luyện đã trở thành “công an cảnh sát”.

Từ năm 1952 – 1953, ông tham gia phong trào cải cách ruộng đất ở Tô Nam, đấu tố địa chủ, lùng bắt phần tử “phản cách mạng”. Vào thời điểm tử hình những địa chủ bị đấu tố, người chỉ huy bảo Nghê Khuông ghi bố cáo, Nghê Khuông bèn hỏi lý do xử tử hình, người chỉ huy bảo ông ghi “địa chủ”. “Tôi mới nói là địa chủ không thể cấu thành lý do tử hình. Người chỉ huy nói: ‘Bảo ghi thì ghi đi, đừng có lôi thôi'”.

Nghê Khuông cũng tham gia xây dựng công trình “Kênh đào dẫn nước Song Câu” ở Tô Bắc, khai khẩn đất nhiễm mặn, cải tạo nông trường (nơi đây hiện là nhà giam Hồng Trạch ở Giang Tô).

Năm 1955, Nghê Khuông đăng ký đi sông Chaor, Jalaid Qi, Hulun Buir ở Nội Mông, mục đích là mở nông trường cải tạo lao động, cũng là Đại đội quản lý cải tạo lao động đệ tứ Nội Mông (hiện nay là nhà tù Bảo An Trảo Nội Mông), chịu trách nhiệm trông coi tù nhân ở nông trường cải tạo lao động Bảo An Trảo (Security Guard Zhao).

Khốn đốn chạy trốn đến Hồng Kông

Vào thời gian đó, con chó săn do Nghê Khuông nuôi đã cắn Bí thư trung đoàn thị sát, vì vậy ông nhiều lần trở thành đối tượng bị phê phán và đấu tố. Nghê Khuông buộc phải tự kiểm điểm và thừa nhận có “mầm mống tư tưởng phản cách mạng”.

Nghê Khuông kể về một đoạn đời của mình, ông nói: “Mùa đông năm 1956, do gió tuyết lớn quá, xe vận chuyển than không thể đưa than đến được. Trời đông giá rét, rất nhiều người cóng đến chết. Tôi bèn phá một cây cầu đang lung lay sắp đổ để làm củi đốt. Tôi nghĩ là sông đã đóng băng hết rồi, muốn tan hết băng thì cũng phải đến cuối tháng 6, khi đó tôi sẽ chặt cây làm một cây cầu mới cũng được.

Tôi cho là mình đã làm được việc để cứu mạng các đồng chí của mình, kết quả là bị gán tội ‘phá hủy giao thông’, mà ‘phá hủy giao thông’ là tội ‘phản cách mạng’, tội rất nặng. Nên sau đó, nông trường thành lập một tiểu tổ công tác điều tra bối cảnh ‘phản cách mạng’ của tôi. Tôi bị nhốt trong một phòng giam không có lấy bóng người, gió lùa qua cửa, bên trong cũng chỉ có độc một cái giường, mỗi lúc trời tối là sói vây quanh căn phòng và tru lên, tiếng sói tru rất kinh sợ”.

Mỗi ngày phải làm báo cáo tư tưởng, họp kiểm điểm, nghe trộm được là bị phạt với hai tội danh đủ để tuyên phạt 10 năm giam cầm. Nghê Khuông không chịu nổi, vì vậy ông nghe lời một người bạn, cuối năm 1956, ông chạy trốn, cưỡi ngựa ròng rã suốt ngày đêm lên phương Bắc, muốn chạy khỏi Nội Mông để tị nạn.

Ít người biết rằng để có thể có những tác phẩm làm say đắm lòng người như bây giờ ông đã từng có lúc sống giữa bầy sói tru
Ít người biết rằng để có thể có những tác phẩm làm say đắm lòng người như bây giờ ông đã từng có lúc sống giữa bầy sói tru. (Ảnh: Bastillepost)

Ông cưỡi ngựa đi đến ga tàu hỏa, bắt một chuyến tàu đến phía Nam Đại Liên, rồi đi thuyền đến Thượng Hải, bạn bè thân quyến ở Thượng Hải cũng không dám giữ ông ở lại lâu, nên ông tìm cơ hội để “vượt biên” sang Hồng Kông. Thế rồi, ông cùng mười mấy người bị nhét vào khoang dưới thuyền di cư, cả đám chen chúc nhau trong một cái không gian chật hẹp, hễ lúc nào không có lính tuần tra hàng hải quốc tế là họ được lên boong tàu hít thở và nghỉ ngơi.

Một ngày mưa tháng 7/1957, với chi phí bỏ ra là 150 tệ, Nghê Khuông đã đến được Hồng Kông dù là theo dạng nhập cư trái phép. Sau khi đến nơi, ông được đưa đến cơ quan chính phủ để đăng ký chứng minh thư, điền thông tin, chụp ảnh, trở thành công dân thuộc sự quản lý của Anh Quốc. Lúc đó, ông Nghê 22 tuổi.

Nhiều năm về sau, Nghê Khuông nói: “Nếu không thoát khỏi Đại lục để đến Hồng Kông thì chắc không có cơ hội để sáng tác, không có cả cơ hội sống sót, nếu gặp ‘phản hủ’ thì khẳng định là không qua nổi, tới Cách mạng Văn hóa cũng chẳng khá hơn. Thật may khi đã đến Hồng Kông”.

Dấn thân vào văn đàn trở thành một trong tứ đại tài tử Hồng Kông

Khi mới đến Hồng Kông, Nghê Khuông không có bằng cấp, cũng không biết nói tiếng Quảng Đông, nên chỉ có thể làm việc lao động chân tay, công việc tạp nham gì cũng nhận làm, nhưng lại rất vui vẻ, bởi ông có thể ăn no cơm thịt, hơn nữa lại được tự do tự tại.

Sau ba tháng làm việc cật lực, Nghê Khuông quyết định dấn thân vào văn đàn. Tháng 10/1957, Nghê Khuông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên với tiêu đề “Chôn sống”, kể lại câu chuyện một bà địa chủ ôm đứa cháu của mình lúc bị chôn sống trong thời kỳ cải cách ruộng đất, trong đó có đoạn: “Lúc đất đã lấp ngang ngực, người bà vỗ lưng cháu trai nói ‘chút nữa là ổn thôi’, không có khó chịu nữa đâu”. Từng câu chữ khiến nỗi lòng người đọc dường như bị dồn nén.

Ông nói, cuốn sách viết trong một buổi chiều là xong vậy mà kiếm được tận 90 tệ tiền nhuận bút, cao hơn cả lương một tháng, hơn nữa truyện còn được đón nhận nồng nhiệt. Từ đó về sau, Nghê Khuông chuyên tâm sáng tác, chưa bao giờ bị từ chối, càng về sau thì tiền nhuận bút của ông đã ở ngưỡng không ai với tới.

Về sự chăm chỉ viết có lẽ không ai bằng Nghê Khuông, năng lực sáng tác của ông cũng đáng kinh ngạc, ông tự nhận mình là người có tốc độ viết chữ hán nhanh nhất thế giới. Có một đoạn thời gian, mỗi ngày ông có thể viết ra đến 20.000 chữ, 3 đến 4 ngày là viết xong một kịch bản, thậm chí là viết liên tiếp các bộ tiểu thuyết nhiều tập. Ông hợp tác cung cấp bài viết cho 12 tòa soạn, thời gian hoàn thành không bị chậm, nên được mệnh danh “người nhanh nhẹn nhất thiên hạ”.

Một cảnh sát Trung Quốc Đại lục, bôn ba trốn đến Hồng Kông tự học thành tài, đặt bút xuống là chữ bay lên, tựa hồ như “thiên mã hành không”. Nghê Khuông từng vì Cổ Long mà viết “Xạ thủ”, cũng nhân lúc Kim Dung viết loạt truyện “Thiên long bát bộ” mà xuất bản bộ tiểu thuyết “Vệ tư lý” và rất nhiều tác phẩm khác.

Thành tựu của Nghê Khuông hiện giờ là 400 – 500 bản thảo, 300 kịch bản phim. Ông từng tham gia biên kịch phim võ thuật “Tinh võ môn”, nhân vật Trần Chân là một hình tượng kinh điển trong làng điện ảnh, chính là do ông lấy hình tượng Lý Tiểu Long để miêu tả.

Danh hiệu cho Nghê Khuông cũng rất nhiều: Tứ đại tài tử Hồng Kông, ông tổ tiểu thuyết Hán ngữ khoa học viễn tưởng, tác giả võ hiệp, từng nhận giải thưởng Kim Tượng, giải thành tựu trọn đời, …

Kim Dung từng khen Nghê Khuông: “Vô cùng vũ trụ, vô tận thời không, vô hạn khả năng, cùng mâu thuẫn vĩnh hằng giữa vô thường nhân sinh, từ trong cái đầu này mà xuất ra”.

Yêu nước là không đứng chung hàng ngũ với ĐCSTQ

Đối với ĐCSTQ, Nghê Khuông cho rằng đó là một tổ chức hoàn toàn đi ngược với nền văn minh nhân loại.
Đối với ĐCSTQ, Nghê Khuông cho rằng đó là một tổ chức hoàn toàn đi ngược với nền văn minh nhân loại. (Ảnh: Myradio)

50 năm rời khỏi Trung Quốc đại lục, bên tòa soạn Asia Weekly từng ngỏ ý giúp Nghê Khuông trở về Trung Quốc Đại lục, nhưng ông đã cự tuyệt mà rằng, năm ấy ông vì là một cảnh sát mang tiếng phản bội mà chạy trốn đến Hồng Kông, giờ mà trở về thì cũng bị ĐCSTQ bắt. Khi bạn thân của mình quay về Trung Quốc Đại lục, ông thường mắng: “Không có được chút khí tiết nào của một phần tử trí thức, chẳng có khí khái”.

Năm 1992, Nghê Khuông chuyển đến San Francisco sinh sống. Vào thời điểm đó, ông lo lắng ĐCSTQ sẽ tiếp quản Hồng Kông sau năm 1997. Ông nói: “Tôi tuyệt đối sẽ không ở nơi mà người Trung Quốc làm ông hoàng”.

Hiện tại do vợ ông không quen với nếp sống sinh hoạt ở Mỹ nên ông buộc phải trở lại Hồng Kông, ông tự giễu mình: “Già rồi không còn giữ được khí tiết! Chí khí anh hùng cũng không vượt nổi nhi nữ tình trường”.

Đối với ĐCSTQ, Nghê Khuông cho rằng đó là một tổ chức hoàn toàn đi ngược với nền văn minh nhân loại: “Điều đáng sợ nhất của ĐCSTQ là việc muốn tẩy não, muốn khống chế tư tưởng và ý chí của người ta, những người bên trong chế độ ĐCS sẽ đều bị biến thành những cỗ máy phục tùng”.

Từng trải qua thời kỳ cải cách ruộng đất tại Quảng Đông, Nghê Khuông nói rằng vẫn còn rất nhiều người đến khi nhắm mắt vẫn còn ảo tưởng về những người lãnh đạo ĐCSTQ: “Chẳng có một đảng viên ĐCSTQ nào là vô tội cả”. Khi đề cập đến sự tiến bộ của ĐCSTQ, ông nói: “Người ta hỏi tộc trưởng bộ tộc ăn thịt người hiện tại tình hình thế nào? Người tộc trưởng trả lời ‘chúng tao giờ tiến bộ lắm, biết dùng dao nĩa để ăn thịt người’. Cái gọi là tiến bộ của ĐCSTQ cũng là kiểu ‘dùng dao nĩa mà ăn thịt người'”.

Một cuốn tiểu thuyết của Nghê Khuông có tên “Chuyển thế ám hiệu” từng đề cập đến cực quyền, Tây Tạng xuất hiện “Lạt Ma” giả, không ngờ vào những năm 90, chuyện này lại trở thành sự thật.

Tiểu thuyết “Truy long” 30 năm trước từng có lời tiên đoán một thành phố lớn ở phương Đông sẽ bị hủy diệt, “Chỉ mấy kẻ vô tri quyết định thì một thành phố lớn rồi sẽ bị hủy”. Nguyên nhân bị hủy diệt không phải do thiên tai, mà là vì mọi ưu điểm đều mất hết. Về sau, Nghê Khuông nói rằng đó chính là Hồng Kông. Hồng Kông nếu mất đi những ưu điểm như “tự do” mà chủ yếu là tự do ngôn luận, tự do ngôn luận là cái tự do sinh ra những cái tự do khác, không có tự do ngôn luận thì không có cái tự do nào nữa.

Đối với “một quốc gia, hai chế độ”, ông nói: “Tôi căn bản là không tin tưởng cái gì là ‘một quốc gia, hai chế độ'”, “ĐCSTQ định đoạt cái gì là ‘một quốc gia, hai chế độ’? Đều là họ nói, mà lời họ nói thì đáng tin sao? Mấy chục năm qua rồi, có câu nào là thành hiện thực đâu”.

Tuy vậy, Nghê Khuông nói rằng ông rất yêu nước, “yêu vô cùng”. Ông từng viết ra hai câu khẩu hiệu: “Yêu nước phải phản cộng, phản cộng mới là yêu nước”.

Năm 2014, Nghê Khuông ủng hộ phong trào “Chiếm trung tâm” ở Hồng Kông. Đối với phong trào biểu tình Hồng Kông năm nay, ông bày tỏ sự bội phục từ đáy lòng: “Hơn 1 triệu người xuống đường, đây là kỳ tích trên thế giới, lịch sử từ xưa đến nay chưa có ai dấy lên một sự kiện phản đối mà thu hút được nhiều người đến vậy”. Ông chỉ trích những cảnh sát Hồng Kông đã bị biến thành công cụ của cực quyền mà trấn áp những người biểu tình quả cảm ở tuyến đầu.

Đối với phong trào biểu tình ở Hồng Kông, Nghê Khuông nói: "Tôi dù sao cũng là kẻ chạy trốn, nhưng tuổi trẻ Hồng Kông không chọn trốn chạy, mà lựa chọn đối đầu, tôi bội phục họ".
Đối với phong trào biểu tình ở Hồng Kông, Nghê Khuông nói: “Tôi dù sao cũng là kẻ chạy trốn, nhưng tuổi trẻ Hồng Kông không chọn trốn chạy, mà lựa chọn đối đầu, tôi bội phục họ”. (Ảnh: Corriere)

Nghê Khuông nói: “Tôi dù sao cũng là kẻ chạy trốn, nhưng tuổi trẻ Hồng Kông không chọn trốn chạy, mà lựa chọn đối đầu, tôi bội phục họ… Sự chèn ép càng gia tăng, thì sự phản kháng càng lớn”. 

“Lập trường của cá nhân tôi là dù cho có như thế nào thì tôi vẫn đứng về phía những người trẻ tuổi”, ông nói.

Nhận thức mới của Nghê Khuông vào sự tín Thần

Khi còn ở Trung Quốc Đại lục, Nghê Khuông từng gặp chuyện thoạt nghe rất ly kỳ, từ chuyện gặp người ngoài hành tinh, đến chuyện hồ ly thành tinh rồi hai lần gặp quỷ. Tác phẩm của ông có rất nhiều đoạn nói về luân hồi, nhân quả. Nghê Khuông tin rằng con người sau khi chết có linh hồn, con người cũng có thể thông qua tu luyện mà kết cấu thân thể phát sinh thay đổi.

Ông cũng tin rằng có người ngoài hành tinh tồn tại, ông nói: “Những gì chúng ta nhìn thấy đều là do dây thần kinh thị giác quyết định, mà đại não lại có những giới hạn, cho nên những gì mắt nhìn thấy được cũng chưa hẳn là thật, khoa học cũng là do con người tạo ra, cho nên các nhà khoa học có dùng thứ gì đi nữa không cũng thể phủ nhận, trong vũ trụ nhất định có người ngoài hành tinh”.

Trong cuộc sống, Nghê Khuông cũng có những đoạn thời gian bị danh lợi mê mờ, nhiễm phải thói quen nghiện hút, uống rượu. Ông cũng từng lâm vào cảnh cùng đường bí lối muốn nhảy lầu tự sát, “bởi vì thật sự không biết cuộc đời này là sống vì cái gì? Chỉ biết là chẳng được sung sướng, cũng chẳng có ý nghĩa gì mà tiếp tục sống”.

Năm 1986, Nghê Khuông trở thành tín đồ Cơ Đốc bởi sau nhiều năm cầu nguyện với cha xứ, ông đã không còn bị nghiện nữa. Ông thường trách bản thân, cả đời tự xưng là người hành hiệp trượng nghĩa nhưng lại chẳng màng đến người yêu mình, “chưa từng làm chuyện trái lương tâm, nhưng thật là đối xử với vợ chưa tốt”.

Hiện tại, vợ Nghê Khuông bị thoái hóa não, trước khi lâm bệnh, bà là người đã chăm sóc cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của ông, giờ ông cần phải quan tâm hơn đến bà, “Tình cảm vợ chồng tôi rất tốt, nhưng tôi đã làm nhiều chuyện không tốt, vậy mà bà ấy chẳng một câu nặng lời”.

Hiện người vợ không thể sống thiếu Nghê Khuông, nên ông cũng mong có được nhiều thời gian bên bà, cũng ít tham dự các sự kiện cộng đồng.

Đôi nét về tác phẩm “Lục chỉ cầm ma”

Lục chỉ cầm ma của tác giả Nghê Khuông thuộc thể loại truyện kiếm hiệp, với những màn đấu trí và tranh giành nhau nảy lửa giữa các môn phái. Thiên ma cầm – bảo vật trấn sơn của phái Thiên Long là một cây đàn ma quái đã tuyệt tích cùng cái chết thảm khốc của gia đình họ Dương. 16 năm sau, thiên ma cầm tái xuất giang hồ và mang theo mối thù sâu nặng của Dương Tuyết Mai để trả thù cho cha mẹ. Bộ tiểu thuyết đã từng chuyển thể thành bộ phim điện ảnh võ hiệp do Ngô Miễn Cần làm đạo diễn, với sự tham gia chủ diễn của Lâm Thanh Hà, Nguyên Bưu, Lưu Gia Linh… phim được công chiếu trên màn ảnh rộng Hồng Kông ngày 8/1/1994.

 

Khải Hoàn (Theo Secretchina)

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x