Tác dụng tinh tế ẩn sau nụ cười, bạn có nhận ra nó?
Tin rằng ai cũng từng trải nghiệm một trận cười thật lớn khi chúng ta nghe được câu chuyện hài hước, hay lúc nhìn thấy một cảnh diễn thú vị, thường sẽ không thể nhịn được mà cười lớn. Nhưng nụ cười không chỉ đơn giản như vậy, sâu trong nó còn tiềm ẩn rất nhiều cảm xúc và bí mật.
Tiếng cười là một phần hành vi của con người, theo điều khiển của bộ não, giúp con người làm rõ ý định trong tương tác xã hội và cung cấp cảm xúc cho các cuộc trò chuyện. Đối với mọi người mà nói, nụ cười biểu đạt cho tính tự phát của phi ngôn ngữ, giống như la hét hay là khóc lóc. Chỉ là không giống với ngôn ngữ bình thường ở chỗ, khi cười không cần phải sử dụng các chức năng phối hợp như vận dụng đôi môi, lưỡi, cằm…
Nguồn gốc của nụ cười
Cho đến hôm nay, các nhà khoa học vẫn không rõ tại sao con người lại biết cười, nhưng không thể phủ nhận rằng, từ trước đến này, nụ cười chính là phương thức quan trọng để biểu đạt tình cảm và giao tiếp. Hơn nữa, các nhà khoa học còn phát hiện, không chỉ có con người mới biết cười, mà có một vài loại động vật, như loài vượn hay loài chuột cũng biết cười.
Cười là một hiệu ứng dễ lây lan. Khi bạn cười, những người xung quanh có khuynh hướng cười cùng bạn (điều tương tự hiếm xảy ra khi bạn khóc). Nụ cười thân thiện sẽ giúp mọi người dễ kết thân và giao tiếp với nhau hơn, càng cảm thấy thoải mái khi ở bên cạnh ai đó, bạn sẽ càng cười nhiều hơn. Cười là một ngôn ngữ quốc tế vô cùng đơn giản, giúp mọi người trong một cộng đồng có thể giao tiếp với nhau nhiều hơn.
Tùy theo sự phát triển của xã hội, tiếng cười cũng có rất nhiều ý nghĩa bao hàm trong đó. Con người dùng tiếng cười để khít chặt mối quan hệ xã hội, thể hiện sự hiểu rõ lẫn nhau, có lúc thậm chí còn dùng để loại bỏ người đối lập.
Nụ cười thủ đoạn chính trị
Chính vì nụ cười có thể trở thành một thủ đoạn hiệu quả trong việc thể hiện giao tiếp xã hội và tình cảm, vì vậy các nhà chính trị gia thường lợi dụng nụ cười để biểu đạt mục đích chính trị của họ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cập trong một bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc rằng, ông đã được bầu chọn trong khoảng thời gian chưa đến 2 năm, và chuyện này vượt trội hơn cả những vị Tổng thống Mỹ trong các nhiệm kỳ trước.
Tuy nhiên câu nói này của ông Trump đã bị “cười mỉa” bởi các quan chức trong Liên Hợp Quốc. Mặc dù đây là phản ứng nằm ngoài dự đoán của Trump, nhưng tính cách ông ấy không để tâm đến chuyện nhỏ nhặt như vậy.
Sử dụng tiếng cười trong chính trị đến mức cao nhất có lẽ thuộc về Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Một lần nọ, khi Yeltsin – vị Tổng thống đương nhiệm của nước Nga phát biểu, với tính khí táo bạo, Clinton lúc đó đã bật ra tiếng cười lớn không thể nào khống chế để hóa giải bầu không khí đang căng thẳng.
Nhưng nụ cười của Clinton rất khéo léo, nó không chỉ khiến mọi người cảm nhận được rằng Yeltsin cố ý dùng phương thức gắt gỏng của mình để biểu đạt sự hài hước, hay hơn nữa là có thể khiến cho bản thân cùng chia sẻ cảnh tượng thú vị đó với Yeltsin.
Cựu Thị trưởng London – ông Boris Johnson, luôn là đối tượng mọi người lấy ra làm trò đùa, nhưng ông ấy lại không xấu hổ vì điều đó, trái lại còn mượn điều đó để xây dựng tính cách gây hài chọc cười trước mặt mọi người. Đây là phương thức thành công trong việc sử dụng sự hài hước hóa thành những lời phê bình một cách vô hình, nó không chỉ nâng cao sức hấp dẫn của ông ấy, mà còn giúp giải quyết những thái độ thù địch của đối phương.
Nụ cười biến chiến tranh thành hòa bình
Vì sự độc đáo của nụ cười, nó không chỉ giúp người khác hóa giải hiểu lầm, còn có thể biến chiến tranh thành hòa bình.
Ví dụ như hai người đi đường không cẩn thận va vào nhau, nếu như không ai bảo ai mà cùng nhau cười, không chỉ hóa giải được bầu không khí căng thẳng, mà còn giải thích rõ đôi bên đều ổn, cũng không có ý muốn hãm hại đối phương. Và khi mọi người đến với nhau, sẽ dễ cười hơn, vì đó là cách đôi bên kéo khoảng cách lại gần nhau hơn.
Những người có khả năng mắc bệnh tâm lý, số lần cười thấp hơn người khác. Cặp vợ chồng không hòa thuận với nhau, nếu như có thể dùng những cảm xúc tích cực để đối mặt với các mâu thuẫn do đôi bên gây ra, ví dụ như nụ cười, thì cũng sẽ lập tức cảm thấy áp lực giảm đi rất nhiều, hôn nhân cũng sẽ duy trì càng lâu và càng hạnh phúc. Đương nhiên là đôi bên cần phải có tính hài hước mới có hiệu quả như vậy.
Khi chúng ta cùng hòa đồng được với người khác, thì mới có thể phát ra tiếng cười một cách tự nhiên, phát triển cảm xúc của bản thân, tiến bộ trong việc khắc phục hoàn cảnh khó khăn, làm dịu tâm trạng căng thẳng.
Nụ cười xóa tan phiền muộn
Dr. William Fry, giáo sư tâm thần học ở trường đại học y Stanford, chuyên gia về sức khoẻ và tiếng cười, cho biết một học sinh trường mẫu giáo trung bình cười 300 lần một ngày. Tuy nhiên, người lớn trung bình cười chỉ 17 lần một ngày.
Tại sao có sự khác biệt đó? Có phải chúng ta quá bực dọc, quá căng thẳng không? Có phải chúng ta xem cuộc sống này quá nặng nề không? Có phải là lúc chúng ta nên biết cách để thư giãn không? Chúng ta ngày một già đi vì chúng ta không còn cười nữa, vậy tại sao chúng ta lại không sớm nở nụ cười “trẻ” trên môi chứ?
Nụ cười giống như chiếc chìa khóa mở cửa những trái tim dù là xa lạ, nụ cười ấy sẽ soi chiếu đến những góc vắng ẩn khuất trong tâm hồn và làm bừng sáng cả những nơi tăm tối nhất. Nếu có thể, hãy cười thật lớn nhé, không cần phải quá nghiêm túc đâu, bạn sẽ phát hiện rằng thế giới cũng sẽ đáp lại bạn bằng một nụ cười.
Tuệ Tâm, theo Secret China