Tác dụng chữa bệnh của rượu trong nền y học cổ đại

29/11/14, 16:22 Tri thức

Trong khi chưa ai biết chính xác thời điểm rượu ra đời thì rất có khả năng thứ đồ uống có cồn này là kết quả từ một sự cố tình cờ xảy ra ít nhất cách nay hàng chục nghìn năm. 

z3
Hình tượng khắc Ai Cập với thứ thức uống có cồn được lên men.

Sự phát hiện những bình rượu bia từ thời kỳ Đồ đá muộn đã cho thấy một thực tế rằng thứ đồ uống được lên men có chủ ý đã tồn tại ít nhất từ thời Đồ đá khoảng 10.000 năm trước và bia đã có mặt như một sản phẩm thiết yếu trước cả bánh mì.

Rượu đã là một loại thức uống hoàn thiện hiện diện trong những bức vẽ của người Ai Cập từ khoảng 4.000 năm TCN và trong những mẫu rượu còn sót lại ở Hy Lạp cùng thời kỳ.

Nhưng rượu không được sử dụng theo cách như ngày nay. Thực tế, trong thời cổ đại, rượu được xem là một thành phần dược liệu quan trọng và là một phần thiết yếu của bữa ăn.

Từ thời điểm xuất hiện đầu tiên , đồ uống có cồn đã được sử dụng như thuốc. Ngoài khả năng giảm bớt căng thẳng, xoa dịu cơ thể và tâm trí một cách tự nhiên, rượu còn là chất khử trùng, và tạo cảm giác hưng phấn với liều lượng cao. Nhưng sự kết hợp giữa rượu với thực vật thiên nhiên cho hiệu quả tốt hơn nhiều và đã được sử dụng trong hàng ngàn năm. Đó cũng là nguồn gốc nổi tiếng của việc nâng cốc chúc mừng “Uống vì sức khỏe” đã tồn tại ở nhiều nền ngôn ngữ trên khắp thế giới.

Một trong những dấu hiệu cho thấy rượu được dùng như thuốc trong thời gian khoảng 5.000 năm trước, đó là một bình rượu trong lăng mộ của Scorpion I, một trong những vị vua đầu tiên của Ai Cập. Với kỹ thuật hóa học tiên tiến, các nhà khảo cổ sinh học đã xác định được những hợp chất khác nhau trong phần còn sót lưu lại trong bình, theo đó chúng gồm rượu và một số thảo mộc có đặc tính chữa bệnh.

Rượu cũng là một thành phần phổ biến trong nền y học La Mã cổ đại. Người ngày nay cũng đã biết, rượu là dung môi khai thác hữu hiệu các đặc tính tích cực từ dược liệu.

Rượu vang là loại rượu duy nhất của người La Mã cổ đại vì phương pháp chưng cất chỉ được phát hiện mãi cho đến thời Trung Cổ.

Một trong những thầy thuốc nổi tiếng nhất với phương pháp này là Hippocrates, cha đẻ của y học hiện đại, người sở hữu công thức đặc trị ký sinh trùng đường ruột có tên là Hippocraticum Vinum. Hippocrates đã tạo một dạng rượu vermouth thô gần giống với loại rượu 400 TCN bằng cách trộn các loại thảo mộc địa phương với rượu vang. Nhưng pha chế thảo dược đã đạt đến một trình độ hoàn toàn mới khi phương pháp chưng cất ra đời.

Sự truyền bá của đạo Kitô và các cuộc thập tự chinh năm 1095, đã đem đến đây kiến thức về thuật giả kim và phương thức chưng cất của các học giả Ả Rập. ‘Water of Life’ (Nước của sự sống) đã được chưng cất khắp châu Âu (có tên như vậy vì nó đem lại an toàn hơn so với nước bị ô nhiễm).

Trong suốt thời cổ đại, nguồn nước sẵn có đã nhiễm vi khuẩn nguy hiểm nên uống rượu, những chất lỏng đã qua đun sôi hoặc xử lý tiệt trùng tương tự được xem là an toàn và có lợi cho sức khỏe hơn.

Một trong những báo cáo y học về rượu sớm nhất là của Roger Bacon, một triết học gia kiêm nhà văn người Anh chuyên về giả kim thuật và y học sống ở TK 13. Theo một bản dịch (được công bố năm 1683), Bacon nói rượu có công dụng: “Bảo vệ dạ dày, giữ ấm cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ cơ thể khỏi sự thoái hóa, phân rã thức ăn cho đến khi hòa tan vào máu”. Ông cũng chỉ ra những tác hại khi sử dụng quá mức: “Nếu quá lạm dụng rượu ngược lại sẽ gây nên nhiều tác hại: ảnh hưởng đến não… dẫn đến run tay chân và làm mờ mắt”.

Trong suốt TK 15 và 16, thực dân châu Âu đã đem đến cho những người bào chế thuốc vô số thảo mộc, gia vị, vỏ cây, vỏ trái cây và quả mọng kỳ lạ, do đó phần lớn thuốc chữa bệnh đều được bào chế trên nền rượu.

Tuy nhiên, đến TK 18, người ta ngày càng lo lắng về những ảnh hưởng nguy hại của rượu như nghiện rượu, tội phạm và nghèo đói.

TK 19, phong trào vận động hạn chế rượu mạnh bắt đầu xuất hiện ở Anh nhưng theo thời gian phong trào đã chuyển thành kêu gọi cai rượu hoàn toàn.

Điều trớ trêu là chúng ta hiện đang sống trong thời đại rượu được xã hội chấp nhận nhưng quan điểm rượu “tốt cho bạn” không được chấp nhận và là một quan điểm dường như được sinh ra từ sự phát triển của nền y học hiện đại thay vì cổ đại như trên.

Hàn Mai, Hồ Duyên – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x