Sự thật ghê rợn về mỏ “vàng máu” bên trong Indonesia

01/07/20, 11:17 Góc Nhìn

Nếu bạn cần tìm bằng chứng cho thấy các nhà chính trị, và giới truyền thông chọn những cuộc xung đột áp bức nào để vạch trần, và những cuộc áp bức nào họ cố tình che đậy để thực hiện tham vọng “địa chính trị”. Bạn chỉ cần tìm kiếm trên Google cụm từ “Tây Papua” thì sẽ rõ.

Các binh sĩ Indonesia được triển khai đến Sorong và Manokwari sau các cuộc biểu tình ở Sorong, West Papua, Indonesia, ngày 20 tháng 8 năm 2019. (Ảnh qua Reuters)

Liệu bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ này chưa? Đã bao giờ bạn ngồi ở nhà, xem các kênh tin tức CNN, BBC hay Fox News và thấy các phóng viên đề cập đến Tây Papua hay không?

Điều kỳ lạ là tình trạng đàn áp tại Tây Papua gần như không được giới truyền thông lên tiếng vạch trần, theo cuộc thăm dò gần đây do Ủy ban Công lý và Hòa bình của Tổng giáo phận Brisbane thực hiện, Tây Papua đang đối mặt với “một cuộc diệt chủng diễn ra chậm rãi”, cảnh báo rằng người dân bản địa Tây Papua có nguy cơ trở thành “vật triển lãm nhân học của một nền văn hóa đã qua”.

Khi hiểu rõ được điều gì đã gây nên những xung đột tại Tây Papua, bạn mới biết được tại sao vấn đề tại khu vực này lại khó lọt vào mắt xanh của các chính trị gia yêu hòa bình, cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng.

Tây Papua là nơi sở hữu một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới (và mỏ đồng lớn thứ 3 ) – còn được gọi là Mỏ Grasberg. Một phần lớn mỏ Grasberg thuộc sở hữu của công ty khai thác khoáng sản Mỹ – Freeport McMoRan. Công ty đã thu được trữ lượng trị giá ước tính 100 tỷ đô la, và là đối tượng đóng thuế lớn nhất tại Indonesia.

Tài chính và địa chính trị thường là những yếu tố làm lu mờ nhân quyền. Kể từ khi chính quyền độc tài của cựu Tổng thống Suharto tại Indonesia thôn tính Tây Papua, trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1969, sự việc này đa phần được nhìn nhận là một cuộc chiếm hữu đất đai, ước tính đã có 500.000 người Tây Papua “bị giết chết vì cố gắng chiến đấu giành độc lập”.

Tây Papua là nơi sở hữu một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới – mỏ Grasberg, phần lớn mỏ Grasberg thuộc sở hữu của công ty khai thác khoáng sản Mỹ – Freeport McMoRan. (Ảnh qua Reuters)

Năm 1967, công ty Freeport McMoRan được trao quyền khai thác Mỏ Grasberg, khi chính phủ Indonesia ký kết quyền khai thác tài nguyên khoáng sản tại địa điểm này. Để bảo tồn mỏ vàng thuần khiết này, quân đội Indonesia đã sử dụng vũ lực để chống lại người dân bản địa. Benny Wenda – một người bản địa Tây Papua dành cả đời để chiến đấu vì độc lập, đã kể lại chi tiết về những trải nghiệm mà người dân địa phương phải chịu đựng dưới tay quân đội Indonesia.

“Giờ đây, cứ mỗi sáng trên đường đi ra vườn của mình, Benny cùng cô và mẹ sẽ bị quân đội Indonesia chặn lại và kiểm tra. Những tay lính thường bắt phụ nữ vệ sinh thân thể bên sông, sau đó cưỡng hiếp họ một cách tàn nhẫn ngay trước mặt con cái nhỏ của họ. Nhiều phụ nữ trẻ, bao gồm cô của Benny đã thiệt mạng trong rừng do những chấn thương, và khủng hoảng gây ra bởi những cuộc cưỡng hiếp và tấn công này, trong đó thường bao gồm việc cắt âm vật. Hàng ngày, những phụ nữ Tây Papua phải báo cáo với quân đội để cống nạp thực phẩm từ vườn nhà họ, cũng như để dọn dẹp và nấu ăn cho binh lính. Nạn bạo hành, phân biệt chủng tộc và phục tùng ép buộc đã trở thành một phần trong đời sống thường nhật tại đây”. 

Úc – một quốc gia có mối quan hệ vừa thân thiết vừa khó hiểu với Indonesia, cũng góp phần trong công cuộc “thủ tiêu” mọi cuộc thảo luận nghiêm túc về vấn nạn kinh hoàng này. 

Tháng 11/2019, chính phủ Indonesia đã yêu cầu chính quyền Úc gây sức ép lên các quốc gia khu vực Thái Bình Dương, những quốc gia mà có động thái thể hiện sự ủng hộ cho chiến dịch giành lại độc lập cho người dân Tây Papua, nhằm ngăn chặn hiệu quả những quốc đảo nhỏ bé này can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Indonesia. Cho đến nay, Úc đã nhúng tay khá sâu trong vấn đề này, thậm chí còn cung cấp cho quân đội Indonesia các trang bị cần thiết để tiêu diệt người dân địa phương.

Tuy nhiên, gần đây đã có một vài tín hiệu tích cực. “Đôi bạn” trên đã gặp trục trặc trong mối quan hệ quân sự, sau khi quan chức quân đội Indonesia tìm thấy những tài liệu mang tính “công kích” tại một căn cứ quân sự của Úc, trong đó bao gồm những tài liệu cho rằng Tây Papua là một phần của khu vực Melanesia, và nên được trả lại nền độc lập. 

Tây Papua vẫn là khu vực có tỷ lệ nghèo cao nhất, cũng có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ em và bà mẹ mang thai cao nhất tại Indonesia. (Ảnh qua Reuters)

Dù vậy, Tây Papua vẫn là khu vực có tỷ lệ nghèo cao nhất tại Indonesia, gần gấp ba lần mức trung bình quốc gia. Khu vực cũng có tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, trẻ em và bà mẹ mang thai cao nhất tại Indonesia, cũng như các chỉ số sức khỏe tồi tệ nhất và tỷ lệ biết chữ thấp nhất quốc gia.

Hãy thử tưởng tượng xem, nếu người dân Tây Papua được phép kiểm soát các nguồn tài nguyên của họ và không phải chịu sự đàn áp, hủy hoại đời sống của lực lượng quân đội Indonesia, thì họ đã có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nhiều đến nhường nào. 

Nhưng trên thực tế, công ty khai thác khoáng sản Freeport McMoRan vẫn đang tiếp tục thu về hàng trăm tỷ đô, điều này khiến cho đời sống của những người dân bản địa tại khu vực lâm vào cảnh nghèo túng cùng cực.

Việt Anh (theo Last American Vagabond)

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của BBT Tinhhoa.net

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao hòa thượng cướp dâu?

Ad will display in 09 seconds

Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

Ad will display in 09 seconds

Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

    Các nhà khoa học vĩ đại nói gì về tôn giáo và Thần học?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Vì sao hòa thượng cướp dâu?

    Vì sao hòa thượng cướp dâu?

  • Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

    Tội ác này đã gây diệt vong cả một thành phố cổ đại

  • Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

    Những linh hồn ở Đại Kim Tự Tháp Giza tiết lộ điều gì?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

x