Sự thật bất ngờ về các bộ phim hoạt hình kinh điển gắn liền với tuổi thơ chúng ta
Có những bộ phim hoạt hình kinh điển bạn có thể bạn đã xem hàng chục lần từ khi còn nhỏ và thuộc làu nội dung của chúng. Nhưng liệu bạn có biết rằng chúng không phải lúc nào cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng 100%.
1. Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn (1937)
Nguyên mẫu của nàng Bạch Tuyết thật ra chính là Maria Sophia Catharina von Erthal, sinh năm 1729 trong lâu đài cổ của Lohr am Main. Không có bức chân dung nào về nàng được để lại, nhưng tòa lâu đài hiện nay đang là một “bảo tàng” và có một tấm gương “thần” hiện đang được đặt ở đó.
2. Pinocchio (1940)
Hẳn ai cũng quen thuộc câu chuyện về cậu bé gỗ Pinocchio với chiếc mũi bị biến dài ra khi cậu nói dối. Nhưng ít người biết rằng chính tác giả của câu chuyện gốc, Carlo Lorenzini, lại là người ghét trẻ con. Để có thể dạy cho trẻ con một bài học về nói dối, ông đã khiến nhân vật của mình là một đứa trẻ nghịch ngợm ưa nói dối, và cuối cùng bị trừng phạt vì những điều mình đã làm: bị treo cổ trên một ngọn cây.
Điều Carlo Lorenzini không ngờ đến là những người đọc lại yêu quý nhân vật Pinocchio, và biên tập viên của Carlo đã yêu cầu ông phải “hồi sinh” cậu bé vì ý nguyện của độc giả. Cuối cùng, Carlo đã phải chấp nhận.
3. Pocahontas (1995)
Pocahontas (cô gái nhỏ) thật ra chính là tên biệt danh mà thủ lĩnh một bộ tộc thổ dân châu Mỹ dành cho chính con gái của mình, Công chúa Matoaka (tạm dịch: dòng suối trong giữa những ngọn đồi). Cuộc đời của nàng công chúa thổ dân da đỏ đã gợi cảm hứng cho bộ phim cùng tên của Disney sản xuất năm 1995.
Vào năm 1607, Pocahontas đã cứu sống một người đàn ông Anh có tên John Smith, khỏi việc bị xử tử bởi bộ tộc của mình. Năm 1613, cô bị bắt cóc bởi một nhóm lính đô hộ và chúng đòi tiền để chuộc cô. Sau đó, để có thể giữ vững hòa bình giữa những bộ tộc thổ dân da đỏ và những người Anh, cô đã lấy một tay trồng thuốc lá John Rolfe và thậm chí còn cải theo đạo Thiên Chúa giáo, lấy tên mới là Rebecca. Việc này đã ổn định tình hình chính trị trong 8 năm trước khi người Anh xâm chiếm hoàn toàn đất đai của người da đỏ.
4. Anastasia (1997)
Là bộ phim về một cô gái giả danh làm công chúa cuối cùng của nước Nga, Anatasia (1997) được sản xuất dựa trên câu chuyện cuộc đời của con gái vị Sa hoàng cuối cùng Nicholas II. Mặc dù cô gái nhỏ đã bị xử tử cùng với toàn bộ hoàng thất của mình vào năm 1918, vẫn có đến 30 người phụ nữ tự xưng mình chính là hậu duệ thất truyền được “cứu sống một cách kì diệu” của gia đình hoàng gia, nhưng tất cả mánh khóe của họ đều bị lật tẩy.
5. Up (2009)
Vào năm 2006, tại Seatle (Mỹ) một tòa nhà chọc trời chuẩn bị được xây dựng đúng cái nơi khu phố nơi nhà của Edith Macefield tọa lạc. Người phụ nữ 85 tuổi này là cư dân duy nhất từ chối từ bỏ căn nhà gắn bó với mình bấy lâu nay. Bà đã được đề nghị một món tiền khổng lồ 1 triệu đô la (tương đương 22,7 tỉ đồng), nhưng bà vẫn từ chối và nói rằng mình không cần và cũng chẳng muốn tiền. Điều này đã gợi nguồn cảm hứng cho ý tưởng căn nhà bay lên bằng bóng bay trong bộ phim phát hành 3 năm sau có tên “Vút bay” của hãng Diseny.
Theo afamily