Sư Tây Tạng bị yêu cầu lạy tượng Mao Trạch Đông để tỏ lòng thành kính
Theo phong tục của người Tây Tạng, các nhà sư chỉ có thể quỳ lạy trước tượng Phật và các cao tăng. Thế nhưng, trong một khóa “Bồi dưỡng Lạt Ma chuyển thế” do chính quyền Trung Quốc tổ chức, ban tổ chức đã yêu cầu các nhà sư phải bái lạy trước tượng Mao Trạch Đông.
Nguyên nhân chuyện học viên “lớp học Phật sống” lạy tượng Mao
Vừa qua, các báo mạng nhà nước Tây Tạng có đưa tin, Bộ Mặt trận Thống nhất Trung ương Trung Quốc kết hợp với Đảng ủy Bộ Mặt trận Thống nhất Khu tự trị Tây Tạng tổ chức “Lớp bồi dưỡng Lạt Ma chuyển thế mới Tây Tạng”.
Lớp học tổ chức dạy nội dung Phật giáo tại Học viện Chủ nghĩa xã hội Tây Tạng, tuyên truyền về Luật Chính sách Tôn giáo dân tộc, bồi dưỡng kiến thức về tình hình chính trị đương thời cùng hệ giá trị trung tâm của chủ nghĩa xã hội.
Cũng theo thông tin được các báo đăng tải, khi mãn khóa, lớp học đã tổ chức đi tham quan nơi ở cũ của các cố lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ tại núi Tỉnh Cương ở Giang Tây và Thiệu Sơn ở Hồ Nam để các nhà sư dâng khăn ha-đa Tây Tạng lên cố lãnh đạo Mao Trạch Đông (tỏ lòng thành).
Thực tế, chuyện thừa kế “Phật sống Tây Tạng chuyển thế” là chế độ thừa kế đặc hữu của Phật giáo Tây Tạng, nghĩa là người tu hành khi qua đời phải làm nghi thức tôn giáo tìm người thừa kế gánh vác nhiệm vụ. Do người thừa kế được xem là kiếp sau của người tu hành qua đời, vì thế được thừa hưởng lại chức vụ của người qua đời.
Nhưng ngày nay tôn giáo ở Tây Tạng bị mất tính độc lập vì nằm trong kiềm tỏa của nhà nước toàn trị. Năm 2007, chính quyền Trung Quốc ban hành “Cách Quản lý Lạt Ma Tây Tạng chuyển kiếp”, theo đó quy định, “Lạt Ma Tây Tạng chuyển kiếp” phải được quan chức Trung Quốc đại lục phê duyệt.
Vào đầu năm 2016, chính quyền Trung Quốc lại đưa ra “Hệ thống thẩm tra Phật sống trực tuyến” để thẩm tra cấp “Thẻ Lạt Ma Tây Tạng”, người đã được được chính quyền Đại Lục duyệt và thông qua mới được mới được thừa hưởng chức vụ “Phật sống Tây Tạng chuyển thế”, cùng những quyền lực về mặt tôn giáo cũng như chính trị.
Chính quyền Tây Tạng lưu vong ở Đài Loan đã mở trang web “Quỹ tôn giáo Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng”, lên án màn kịch bi hài bồi dưỡng và sắc phong “Phật sống” này có nguyên nhân từ nền chính trị toàn trị làm phá hoại quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng.
Đạt Lai Lạt Ma cũng đã công khai lên tiếng về chuyện “người tu hành chuyển kiếp” là vấn đề của tôn giáo, không liên quan gì đến chính trị. Ông cũng chỉ ra, nếu một người muốn chuyển kiếp thì phải thừa nhận sự tồn tại của tiền kiếp và hậu kiếp; nếu thừa nhận sự tồn tại của tiền kiếp và hậu kiếp thì phải tin tôn giáo.
Đạt Lai Lạt Ma từng bày tỏ quan điểm lo lắng về phát ngôn của ông Chu Duy Quần (Zhu Weiqun), cựu Thứ trưởng Bộ Mặt trận Thống nhất Trung Quốc, theo đó ông Chu Duy Quần cho rằng, “việc tôn giáo Tây Tạng không chỉ là vấn đề tín ngưỡng Tây Tạng mà còn là vấn đề chính trị quan trọng của địa phương Tây Tạng”.
Đài VOA của Mỹ từng đưa tin, sau khi Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 viên tịch năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma quyết định chọn một bé trai Tây Tạng 6 tuổi làm người thừa kế Ban Thiền Lạt Ma. Nhưng sau đó bé trai này đã bị chính quyền Trung Quốc bắt cóc, đến nay vẫn chưa rõ tung tích. Sau đó chính quyền Trung Quốc lại bố trí cho một bé trai Tây Tạng khác làm người thừa kế Ban Thiền Lạt Ma.
Nhà sư bị chính quyền bắt “tẩy não”
Tờ Nhật báo Apple của Hồng Kông có bình luận cho rằng, sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền thì các nhà chùa không còn có thể xác định được đâu là “Phật sống” thật hay “Phật sống” giả, các cao tăng đại đức không có quyền xác định, còn các nhà sư bình thường càng không được phép quan tâm, mọi chuyện do các cơ quan quản lý tôn giáo của ĐCSTQ quyết định.
Trong đợt “dẹp loạn đẫm máu” năm 1959 và “Đại Cách mạng Văn hóa”, đã có vô số nhà sư bị giết hại, bỏ tù, cải tạo lao động. Sau khi Tây Tạng ký kết với ĐCSTQ “Hiệp thương 17 Điều” thì tình hình bảo tồn văn hóa, tôn giáo cũng như quyền tự trị đã bị phá hoại nặng nề, cuối cùng dẫn đến phong trào phản kháng chống bạo lực của người Tây Tạng, nhưng đã bị trấn áp. Đức Đạt Lai Lạt Ma buộc phải cùng đồng bào dân tộc thiểu số đi sống lưu vong ở Ấn Độ.
Hiện nay số người Tây Tạng trên toàn thế giới có 6 triệu người, trong đó khoảng 150.000 người sống lưu vong nước ngoài không thể trở về quê hương. Điều này có liên quan đến cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân.
Vào năm 2015, Cục trưởng Cục Tôn giáo Trung Quốc Diệp Tiểu Văn (Ye Xiaowen) đã bị chuyên gia nghiên cứu Tây Tạng ở Bắc Kinh lên án quyết liệt, theo đó ông này bị cáo buộc đã thừa hành lệnh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đàn áp nhà sư Tây Tạng và bức hại người tập Pháp Luân Công.
Hãng tin Reuters của Anh từng đưa tin, năm 2014, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã yêu cầu lực lượng cảnh sát quốc tế (Interpol) bắt ông Giang Trạch Dân vì tội ác chống lại loài người. Thông tin chỉ ra, trong nhiều năm qua Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã muốn đưa những nhân vật quốc tế phạm tội ác nhân quyền chống lại loài người, dẫn độ sang Tây Ban Nha để xét xử.
Theo Trithucvn.net