Sự ra đời đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa (P.1): Sự thật về chế độ phân biệt chủng tộc

Hiện nay, có tồn tại một niềm tin phổ biến rằng, Đảng Cộng hòa đã thế chỗ cho Đảng Dân chủ để trở thành phe phân biệt chủng tộc. Vậy sự thật thì đảng nào mới phân biệt chủng tộc, cũng chính là thế lực muốn duy trì chế độ chiếm hữu nô lệ? Hãy nhìn lại lịch sử nước Mỹ để hiểu rõ nguồn gốc thật sự của chế độ phân biệt chủng tộc cũng như những thủ đoạn mà họ đã và đang thực thi.

Dân chủ và Cộng hòa, ai là người thật sự phân biệt chủng tộc?
Dân chủ và Cộng hòa, ai là người thật sự phân biệt chủng tộc?.(Ảnh tổng hợp)

Mỹ quốc có phải vùng đất chiếm hữu nô lệ?

Có một quan niệm phổ biến rằng, nước Mỹ được thành lập dựa trên sự phân biệt chủng tộc và chiếm hữu nô lệ, nhưng sự thật không phải như vậy. Như chúng ta đã biết, chế độ chiếm hữu nô lệ đã xuất hiện từ thời cổ đại. Vì thế khi nước Mỹ được thành lập, vấn nạn này cũng không thể tự nhiên mà biến mất được. 

Thời kỳ đầu lập quốc, người Mỹ chấp nhận chiếm hữu nô lệ là một hoạt động phổ biến, nhiều thành viên lập quốc cũng sở hữu nô lệ riêng cho chính họ. Tức là, tại thời điểm đó, chế độ nô lệ đã ăn sâu vào văn hóa đến nỗi việc sở hữu nô lệ trở nên hết sức bình thường. 

Tuy nhiên, khi nước Mỹ bắt đầu được thành lập và trở thành một quốc gia độc lập, nhiều thành viên lập quốc đã tìm cách loại bỏ chế độ nô lệ. George Washington – Tổ phụ lập quốc của Mỹ thậm chí còn nói rằng: “Bất kỳ nô lệ nào phục vụ trong quân đội thời kỳ chiến tranh sẽ được trả tự do sau khi giành độc lập”.

Bức tranh Washington băng qua sông Delaware cho thấy một người Mỹ gốc Phi đang sát cánh bên ông. 

Tuy nhiên, việc giải phóng hoàn toàn chế độ chiếm hữu nô lệ không hề dễ dàng, bởi vì nhiều người vẫn muốn duy trì chế độ nô lệ và sẽ không ngừng đàn áp những ai lên tiếng bãi bỏ nó. 

Người ta nói rằng, trong cuộc tranh luận về nội dung “Tuyên ngôn độc lập”, Thomas Jefferson đã cố gắng đưa vào một điều khoản để lên án George III ( vua của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland lên ngôi năm 1760) và chế độ chiếm hữu nô lệ: “Ông ta đã tiến hành cuộc chiến tranh tàn khốc phản nhân loại, vi phạm quyền sống và quyền tự do thiêng liêng nhất với một dân tộc xa xôi chưa bao giờ xúc phạm ông ta, [ông ta] dụ dỗ và mang họ đến làm nô lệ ở bán cầu khác, hoặc phải gánh chịu cái chết khốn khổ trên đường vận chuyển”

Tuy nhiên, các bang miền Nam (chủ trương duy trì chế độ nô lệ) đã thành công trong việc loại bỏ điều khoản này của Jefferson. Đến năm 1777, Vermont đã trở thành tiểu bang có chủ quyền đầu tiên xóa bỏ chế độ nô lệ, và sau đó phong trào bãi nô bùng nổ tại các tiểu bang miền Bắc.

Bức tranh Washington băng qua sông Delaware cho thấy một người Mỹ gốc Phi đang sát cánh bên ông
Bức tranh Washington băng qua sông Delaware cho thấy một người Mỹ gốc Phi đang sát cánh bên ông. (Ảnh qua EOW)

Cảnh báo của “Tổ phụ” Washington và nguồn gốc của đảng Dân chủ

Đảng Dân chủ được thành lập từ những năm 1790 bởi Thomas Jefferson và James Madison – các cựu thành viên của Đảng Cộng hòa – Dân Chủ (đối lập với Đảng Liên bang). 

Về cơ bản, đây là hệ thống đảng phái đầu tiên ở Mỹ. Đây cũng chính là sự trỗi dậy nguy hiểm, mà George Washington đã cảnh báo trong bài diễn văn chia tay năm 1796: “Tuy nhiên, giờ đây và sau này, các đảng phái chính trị có thể giải quyết những mục đích phổ biến. Theo thời gian, mọi thứ có thể trở thành công cụ thế lực mà theo đó, những kẻ tham vọng, xảo quyệt và vô kỷ luật sẽ đủ sức để lật đổ quyền lực của nhân dân, và chiếm đoạt chính quyền cho chính họ, sau đó phá hủy chính những công cụ đã nâng họ lên vị trí thống trị bất chính này”. 

Ông cũng cảnh báo về việc tiến hành kinh doanh với các quốc gia khác rằng, có càng ít mối quan hệ chính trị thì càng tốt. Và mối lo của ông đã trở thành sự thật, các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Iran, Saudi, Arabia cũng như rất nhiều quốc gia khác đang thực sự ảnh hưởng đến các chính trị gia của Mỹ.

Tổng thống Washington thậm chí đã cảnh báo, hệ thống đảng phái sẽ dẫn đến sự chia rẽ đất nước, nhưng không ai tin điều đó. Hệ thống đảng phái đầu tiên được mô tả, là một hệ thống dựa trên nền tảng chính trị khác biệt của các thành viên. 

Quan điểm chính trị của cả hai đảng về cơ bản là tuân theo các chính sách tiên tiến của các nhà lãnh đạo chính trị ưu tú. Những chính sách tiên tiến đã giúp đất nước đạt được sự phồn vinh và giáo dục, các nhà lãnh đạo chính trị của hệ thống đảng đầu tiên có thể được coi là một tầng lớp quý tộc Mỹ sơ khai. 

Tuy nhiên vào năm 1816, đảng Liên Bang cũng lụi tàn nên chỉ còn lại Đảng Dân chủ – Cộng hòa, nhưng điều này chỉ kéo dài 1 thời gian ngắn trước khi xảy ra chia rẽ nội bộ, sau đó hình thành Đảng Dân chủ và Đảng Whig.

Trong cuộc tranh cử năm 1824, Andrew Jackson đã thất bại. Những người ủng hộ ông đã thành lập một tổ chức để cố gắng giúp ông chiến thắng. Bốn năm sau, Jackson đã giành chiến thắng vang dội và tổ chức đó chính thức trở thành Đảng Dân chủ vào năm 1828. 

Người ta tin rằng, Andrew Jackson là một chủ nô tàn nhẫn. Phiên bản mới thành lập của Đảng Dân chủ, dưới sự chỉ đạo của Andrew Jackson với niềm tin rằng: Chế độ nô lệ là một phần cần thiết của tiến bộ kinh tế. Họ dường như cũng nghĩ rằng điều đó là phù hợp đạo đức. 

Năm 1830, Jackson đã ký đạo luật di dời chỗ ở của người Da Đỏ. Đạo luật cho phép Jackson điều các bộ lạc ở phía Nam chuyển về phía Tây. Hàng ngàn người thổ dân da đỏ thuộc “Năm bộ lạc văn minh” (Five Civilized Tribes) tại các bang Mississippi, Florida, Alabama, Georgia và Tennessee đã bị chính quyền ép buộc rời bỏ quê hương để đến định cư tại vùng đất cằn cỗi Oklahoma trong “Cuộc hành trình Nước mắt” vào năm 1830. 

Nhiều người thổ dân da đỏ đã chết trong chuyến hành trình gian khổ và đầy bất công này. Tất cả những điều này được thực hiện để nhường chỗ cho người da trắng từ phía Nam. Thêm nữa, Jackson đã từng chiến đấu trong cuộc chiến năm 1812 chống lại người da đỏ Creek.

Thỏa hiệp Missouri và sự thành lập của Đảng Cộng hòa

Đạo luật Kansas Nebraska năm 1854 được đưa ra bởi thượng nghị sĩ Dân chủ – Stephen Douglas. Đạo luật cho phép các lãnh thổ Nebraska và Kansas có quyền chiếm hữu nô lệ. 

Thỏa hiệp Missouri năm 1820 đã ngăn điều này xảy ra. Tuy nhiên, tháng 5/1854 dự luật Kansas Nebraska đã được thông qua để hủy bỏ thỏa hiệp Missouri. Điều này cuối cùng dẫn đến sự chia rẽ trong đảng Whig. 

Hầu hết mọi thành viên miền Bắc đảng Whig đều phản đối dự luật, trong khi thành viên miền Nam thì ủng hộ nó. Đạo luật Kansas Nebraska có thể được coi là sự kiện quan trọng nhất châm ngòi cho nội chiến Mỹ. 

Đảng Cộng hòa luôn phản đối chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc
Đảng Cộng hòa luôn phản đối chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc. (Ảnh qua PLC)

Các thành viên đảng Whig miền Bắc đã cố gắng, từ từ loại bỏ chế độ nô lệ ra khỏi nước Mỹ trong nhiều năm và cho rằng: Không thể để 1 thứ quan trọng như thỏa hiệp Missouri bị loại bỏ dễ dàng như vậy, cho nên họ đã thành lập Đảng Cộng hòa trong cùng năm đó (1854). Đảng Cộng hòa mới thành lập này đã toàn lực thực hiện sứ mệnh xóa bỏ chế độ nô lệ.

Năm 1858, khi được Đảng Cộng hòa đề cử để tranh cử vào Thượng viện Mỹ, Abraham Lincoln đã có một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất của mình tại Springfield, Illinois – “A House Divided” (Một nhà tự chia rẽ): “… Một nhà tự chia rẽ thì nhà ấy không thể đứng vững được”. Tôi tin rằng chính quyền này không thể trường tồn trong tình trạng một nửa đất nước nô lệ, một nửa là tự do. Tôi không mong chờ chính quyền liên bang bị giải thể – tôi không mong đợi ngôi nhà bị sụp đổ – nhưng tôi thực sự trông mong đất nước này sẽ không còn bị chia cắt. 

Đất nước chúng ta sẽ biến thành như thế hoặc sẽ hoàn toàn khác đi. Hoặc là những người chống chế độ nô lệ sẽ kìm hãm được tệ nạn này, và làm công chúng tin rằng cuối cùng nó sẽ không còn tồn tại; hoặc là những người ủng hộ chế độ nô lệ sẽ phát triển và hợp pháp hóa nó tại mọi tiểu bang, mới cũng như cũ – miền Bắc cũng như miền Nam”

Abraham Lincoln đưa ra bài phát biểu như một lời cảnh tỉnh rằng, nước Mỹ có nguy cơ trở thành một quốc gia hoàn toàn dựa vào nô lệ, và rằng, nếu miền Bắc không làm điều gì đó thì nó sẽ thật sự xảy ra. Abraham Lincoln sau đó đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng Thống năm 1860, trở thành Tổng thống thứ 16 của Mỹ, và cũng chính là người đẩy mạnh sứ mệnh xóa bỏ chế độ nô lệ.

Nội chiến Mỹ 1861–1865: Tổng thống Abraham Lincoln giải phóng nô lệ

Tuy nhiên, sau chiến thắng của phe Cộng hòa, 7 tiểu bang bông vải đã tuyên bố ly khai và cùng nhau thành lập chính phủ riêng và Jefferson Davis làm Tổng thống, tạo nên Liên minh miền Nam nước Mỹ. 

Sau khi chính quyền mới lên nhậm chức vào ngày 4/3/1861, chiến sự được khởi phát vào ngày 12/4/1861, khi các lực lượng của miền Nam tấn công một căn cứ quân sự của Liên bang tại Đồn Sumter thuộc Nam Carolina. Abraham Lincoln phản ứng lại bằng cách, kêu gọi một đội quân tình nguyện từ mỗi tiểu bang chiếm lại các tài sản liên bang, và dẫn đến sự ly khai của bốn tiểu bang nô lệ nữa. 

Cả hai bên cũng đều tăng cường xây dựng quân đội và xảy ra những trận đánh đẫm máu. Hậu quả để lại là hơn 700.000 người thiệt mạng. Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam – Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: 

  • Phe miền Bắc (còn gọi là phe Liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen.
  • Phe miền Nam chống lại chủ trương này. 

Trong đó, quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee đứng đầu.

Tướng Ulysses Simpson Grant (trái) Tướng Robert Edward Lee (phải)
Tướng Ulysses Simpson Grant (trái) Tướng Robert Edward Lee (phải). (Ảnh qua Tri Thức Mở)

Vào ngày 1/1/1863, Tổng thống Abraham Lincoln đã ký tuyên bố giải phóng nô lệ ở các bang của quân liên minh. Nó cũng chính thức cho phép quân đội chính phủ tuyển dụng binh sĩ người Mỹ gốc Phi. 

Vào tháng 2/1863, Thống đốc Massachusetts – John Andrew chính thức đưa ra lời kêu gọi người da đen ủng hộ nội chiến, khoảng 1000 người da đen đã hưởng ứng và nhiều người trong số đó không đến từ Massachusetts. Nhiều người đến từ các quốc gia nô lệ, và một số được cho là đến từ Canada cũng như Caribbean. 

Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện một số đơn vị bộ binh người Mỹ gốc Phi. Nổi tiếng nhất là Trung đoàn bộ binh người da đen tình nguyện số 54 Massachusetts, do Đại tá trẻ Robert Shaw lãnh đạo. Không may là gần một nửa trong số 600 binh sĩ của trung đoàn này, bao gồm cả Đại tá Shaw đã thiệt mạng sau xông vào pháo đài Wagner, mặc dù thua kém về hỏa lực và quân số. Đơn vị bộ binh này cũng được coi là một trong những đơn vị truyền cảm hứng và dũng cảm nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. 

Mặc dù Tướng Lee nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của Tướng Grant, nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những nô lệ da đen vừa được giải phóng, cho nên cuối cùng quân miền Nam của Tướng Lee đã bại trận.

Sau nội chiến Mỹ: Abraham Lincoln bị ám sát, TT Dân chủ Andrew Johnson khởi động “chính phủ ngầm”

Sau khi nội chiến Mỹ kết thúc, đảng Cộng hòa da đen (Negro Republican Party) – một thành viên của Đảng Cộng hòa được thành lập trong thời kỳ gọi là “kỷ nguyên tái thiết” 1863 – 1877 (Reconstruction Era). Đó cũng là thời điểm trao cho nô lệ các quyền công dân, được đảm bảo bởi một số sửa đổi hiến pháp và thuận theo hướng đi mới của Tổng thống Cộng hòa Lincoln. 

Sau khi Abraham Lincoln bị ám sát, Phó Tổng thống – Andrew Johnson đã tiếp quản. Johnson, với tư cách là một thành viên Đảng Dân chủ với niềm tin vào lý tưởng của liên minh miền Nam, đã tìm cách phá hủy thành tựu của Lincoln và đây cũng là sự khởi đầu của “chính phủ ngầm” – thế lực hiện đang kiểm soát nước Mỹ.

Andrew Johnson muốn đưa những tư tưởng cực đoan của miền Nam vào chính phủ liên bang, để cho phép các bang miền Nam quyết định quyền lợi cho những nô lệ được giải phóng. Những bài phát biểu trước khi bị ám sát là bằng chứng, chứng tỏ Lincoln mang lại quyền lợi cho người Mỹ gốc Phi, còn Johnson thì dường như trái lại. Chính vì đấu tranh cho người da đen, nên những người của Đảng Cộng hòa thời kỳ tái thiết được những người của Đảng Dân chủ gọi là những người Cộng hòa cấp tiến.

Vào ngày 28/7/1868, sau khi được 3/4 số tiểu bang ở Mỹ phê chuẩn, Tu chính án thứ 14 – đảm bảo quyền công dân và các quyền khác cho nhóm người Mỹ gốc Phi, đã được đưa vào Hiến pháp Mỹ. Tất nhiên, Johnson và đảng Dân chủ với hệ tư tưởng dân chủ miền Nam đã phản đối mạnh mẽ. 

Tuy nhiên, cuộc bầu cử 1866 đã giúp Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong quốc hội, và Tu chính án thứ 14 đã được thông qua. Cũng vì thế mà các cuộc bạo động đã xảy ra như tại Memphis và cuộc thảm sát ở New Orleans. Kỳ lạ là, những cuộc bạo động là chống lại việc trao quyền lợi cho con người, và nó tương đương với những gì đang xảy ra tại Mỹ. Đương nhiên, tất cả vẫn được dẫn dắt bởi … đảng Dân chủ ngày nay.  

Tổ chức cực đoan Ku Klux Klan phục vụ Đảng Dân chủ, đàn áp người da đen

Năm 1868, Tướng Grant được bầu làm Tổng thống. Ulysses Grant là một Tổng thống Cộng hòa ủng hộ mạnh mẽ các lý tưởng của “kỷ nguyên tái thiết”. Grant đã thông qua “Đạo luật Thực thi” để bảo vệ quyền lợi của các nô lệ cũ, như quyền bầu cử hoặc giữ chức vụ chính trị. 

Grant đã sử dụng đạo luật này để chống lại tổ chức cực đoan Ku Klux Klan (3K), đây là một tổ chức bạo động kỳ thị chủng tộc của những người Mỹ da trắng, mang nặng thành kiến với người da màu, nhất là những người da màu thành công trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật v.v. 

3K nổi lên trong “kỷ nguyên tái thiết” nhằm lật đổ chính phủ Cộng hòa, nhiều người tin rằng 3K thực ra là một cánh tay của Đảng Dân chủ, đe dọa người da đen tham gia chính trường và các chính trị gia Cộng hòa ủng hộ giải phóng nô lệ. 

Nathan Bedford Forrest là thiếu tướng của quân đội Liên minh miền Nam trong thời Nội chiến Mỹ. Nhưng sau thời chiến, Forrest trở thành một trong các lãnh tụ của 3K, và thậm chí được vinh danh tại đại hội quốc gia Dân chủ năm 1868. 

Theo ghi nhận, khẩu hiệu của đại hội lần này là: “Đây là đất nước của người da trắng, hãy để người da trắng cai trị”. 3K được cho là đã đưa ra một kế hoạch chiến đấu, trong đó nêu rõ: “Mọi thành viên Dân chủ phải cảm thấy có nghĩa vụ kiểm soát lá phiếu của ít nhất một người da đen bằng cách đe dọa, các nhà Dân chủ phải tham gia với số lượng lớn và được trang bị đầy đủ”

Cũng trong năm đó, trên số báo hàng tuần của tờ Harper có 1 bài báo với hình minh họa 2 người da trắng của Đảng Dân chủ, đứng sát cạnh 1 người da đen và chĩa súng vào đầu anh ta, với dòng chú thích bên dưới: “Tất nhiên anh ấy muốn bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ”.

Đảng Dân chủ mới thật sự áp bức và phân biệt chủng tộc người da màu
Đảng Dân chủ mới thật sự áp bức và phân biệt chủng tộc người da màu. (Ảnh qua EOW)

Năm 1876, Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát quốc hội và đã thực hiện nhiều hành động, nhằm cố ngăn cản người da đen bỏ phiếu, chẳng hạn như bắt người da đen phải vượt qua bài kiểm tra khả năng đọc viết. 

Điều đáng lưu ý là, những người này là nô lệ và họ không được phép đi học, cho nên kiểm tra khả năng đọc viết là quá hóc búa đối với họ. Tổ chức 3K cũng vô cùng bạo lực, và đóng một vai trò to lớn trong việc giúp các chính trị gia Dân chủ đàn áp người da đen.

Vậy đảng nào mới thật sự phân biệt chủng tộc?

Theo Daily Wire, danh sách 11 chuyện hoang đường phổ biến của lịch sử nước Mỹ có ghi: “Một trong những điệp khúc ưa thích của Đảng Dân chủ, nhằm cố gắng thoát khỏi lịch sử phân biệt chủng tộc, chiếm hữu nô lệ và phân chia chủng tộc của họ, đó là vào những năm 1960, Đảng Cộng hòa đã giành quyền trở thành kẻ phân biệt chủng tộc và Đảng Dân chủ đã từ bỏ nó”

Sau đó, họ tiếp tục chỉ ra rằng Đạo luật Quyền Dân sự – đạo luật cấm phân biệt chủng tộc, và bao quát nhất về các quyền dân sự được Quốc hội thông qua kể từ “kỷ nguyên tái thiết”, được Tổng thống Dân chủ Johnson phê chuẩn năm 1964, là bước ngoặt cho Đảng Dân chủ để thoát khỏi cội nguồn phân biệt chủng tộc của nó. 

Thậm chí, nhiều nhà Dân chủ còn tuyên bố rằng, nhiều thành viên Dân chủ miền Nam dần chuyển sang hệ tư tưởng Cộng hòa, và những những thành viên Cộng hòa miền Bắc dần dần chuyển sang Dân chủ miền Nam, theo thời gian nên các bên đã hoán đổi vị trí.

Cũng theo Daily Wire, các nhà Dân chủ tin rằng, rõ ràng đó là kết quả của việc phân biệt chủng tộc trong chính phủ Đảng Cộng hòa, nhưng điều này hoàn toàn sai sự thật. Vì theo tờ báo này, chính các nhà Dân chủ miền Nam đã đấu tranh chống lại phong trào dân quyền, giống như những gì đã xảy ra kể từ “kỷ nguyên tái thiết”. “Vào năm 1948 và 1968, các nhà Dân chủ nổi loạn đã phát động các chiến dịch chống lại quyền dân sự của Tổng thống.

Các dự luật dân quyền cần sự ủng hộ của đảng viên Cộng hòa nhiều hơn là từ đảng Dân chủ”. Còn có chuyện hoang đường cho rằng, một số người miền Nam bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa, vì họ tin rằng Đảng Cộng hòa là đảng phân biệt chủng tộc, nhưng lại không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. 

Daily wire nói thêm: “Các khu vực tách biệt nhất của miền Nam thuộc các khu vực đô thị lớn có xu hướng bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ hơn các khu vực xung quanh”

Như vậy, Đảng Dân chủ Mỹ chính là đảng của chế độ phân biệt chủng tộc. Điều đó không những tái diễn sau “kỷ nguyên tái thiết”, mà còn dẫn đến thứ mà họ gọi là “phong trào dân quyền” vào những năm 1960, thậm chí những thứ tồi tệ hơn nữa.

Vậy có phải đảng Dân chủ luôn là mối đe dọa đối với người da màu? Các nhà lãnh đạo Dân chủ liệu có đang thúc đẩy một số âm mưu đen tối nào đó hay không? Và chính xác thì âm mưu đó là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong phần tiếp theo.

Tiểu Phúc (t/h)

Theo youtube.com

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

Ad will display in 09 seconds

289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

    Phát hiện chấn động Thế giới trong lòng đất

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • 12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

    12 quả báo của tội tà dâm, ai xem cũng sợ

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

    Vì sao nhiều người luôn cảm thấy cuộc đời đau khổ

  • 289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

    289 thành tựu của Donald Trump sau gần 2 năm làm Tổng thống

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

x